Bắt cá bống ở hồ Phú Ninh
Mỗi ngày, anh Lê Ngọc Phương thả hàng chục tấm lưới xuống lòng hồ thủy lợi Phú Ninh ( Quảng Nam) bắt cá bống, bán 100.000 đồng một kg.
Khoảng 15h hàng ngày, anh Phương ở xã Tam Đại, huyện Phú Ninh rời nhà tới hồ thủy lợi Phú Ninh. Cho 20 tấm lưới loại mắt nhỏ lên chiếc thuyền nan, anh Phương ngồi cuối mũi thuyền, một chân thả xuống nước tạo thành mái chèo đẩy thuyền tới những nơi nước sâu 1-5 m, cách bờ 10-50 m, phía dưới có nhiều bãi đá để thả lưới. Mỗi tấm lưới dài 30 m được kết lại, tạo thành đường dài. Sau 30 phút thả hết lưới, anh lên bờ trở về nhà ăn cơm và nghỉ ngơi.
Trời chập tối, Phương tiếp tục ra bờ hồ trải tấm bạt ngồi canh giữ lưới. Mỗi tấm lưới giá 150.000 đồng, sử dụng khoảng một năm thì thay tấm khác. “ Gần đây nhiều người lấy trộm lưới hoặc ghe thuyền đi qua chân vịt cuốn rách nên tôi phải giữ. Nghề này dễ kiếm tiền nhưng phải mất ngủ, thường xuyên tiếp xúc với nước nên chân, tay bị trắng bệch, da nhăn nhó“, anh chia sẻ.
Anh Lê Ngọc Phương thả lưới bắt cá bống. Ảnh: Đắc Thành.
Đến 21h, trời tối đen như mực, Phương đầu đội đèn pin, ngồi cuối mũi đẩy thuyền lướt đi tìm đến cục xốp màu trắng nổi lên – nơi đánh dấu một đầu tấm lưới. Đi đến đâu, đôi tay anh thoăn thoắt đưa lưới lên khỏi mặt nước, gỡ những con cá bống mắc vào, rồi lại thả lưới xuống. “ Nếu để cá mắc lâu bị chết và ươn, sau vài giờ phải thăm lưới để bắt”, anh giải thích.
26 tuổi, Phương đã hơn 10 năm thả lưới bắt cá bống trên lòng hồ Phú Ninh. Anh hiểu rõ cá bống ban ngày sống trong hang đá, gốc cây, đêm xuống ra ngoài tìm thức ăn. Quá trình di chuyển, chúng gặp lưới bị mắc vào. Mùa bắt cá bống từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch.
Sau gần hai tiếng dỡ lưới, Phương bắt được 2 kg cá bống, đưa về nhà cho vào tủ lạnh bảo quản. Ngay sau đó anh ra bờ hồ canh giữ lưới, đến 4h sáng lại lên thuyền ra lòng hồ thu gom. Trời sáng tỏ mặt người, Phương lấy xong 20 tấm lưới, kết thúc một đêm mưu sinh.
Video đang HOT
Một tấm lưới có nhiều cá bống mắc vào. Ảnh: Đắc Thành.
Đưa những tấm lưới về nhà, Phương cùng vợ gỡ cá bống mang ra chợ bán. Những con cá bống béo tròn, to bằng ngón tay, màu vàng nhạt vẫn tươi rói. Mỗi kg cá bống bán từ 100.000 đến 120.000 đồng. Ngoài 4 kg cá bống, Phương còn bắt được 2 kg cá mương, cá sầu…, bán 30.000 đồng một kg.
Nước lòng hồ Phú Ninh sạch, cá bống ở đây ngon hơn cá sông, ao hồ nên được ưa chuộng. “ Mỗi ngày tôi bắt được bao nhiều thì nhà hàng, quán cơm, quán nhậu đặt mua hết”, Phương nói và cho biết ngày nhiều bắt 5 kg, ngày ít một kg.
Cũng đánh bắt cá bống trên hồ Phú Ninh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hùng, 50 tuổi, ở xã Tam Đại, thả hơn 10 tấm lưới. 3h sáng, hai người lên chiếc thuyền nan chèo ra lòng hồ buông lưới và đến 5h thu gom.
Sau gần một tiếng, thuyền ông Hùng cập bờ với thành quả hơn 2 kg cá bống. “N ghề bắt cá phụ thuộc vào thời tiết, hôm gió nhiều, sóng lớn bắt được ít, hôm trời nắng, nước êm thì được nhiều. Trung bình ngày làm việc ba tiếng, vợ chồng tôi thu vài trăm nghìn đồng”, ông Hùng nói. Ngoài đánh cá, ông còn làm nông.
Cá bống bán 100.000-120.000 đồng một kg. Ảnh: Đắc Thành.
Theo ngư dân, khi lòng hồ thủy lợi xả nước phục vụ nông nghiệp, mực nước xuống khoảng 5 m là thời điểm đánh bắt cá bống. Tháng 7-8, nước dâng, cá đi đẻ, thả lưới bắt được nhiều nhất. Ở Quảng Nam, cá bống được người dân kho, xào lăn với nghệ, nướng, chiên… hoặc nấu canh chua đều ngon.
Năm 1986, công trình hồ thủy lợi Phú Ninh khánh thành sau hơn 8 năm xây dựng và trở thành hồ thủy lợi lớn nhất miền Trung, lớn thứ hai Việt Nam, sau hồ Dầu Tiếng. Hồ có dung tích 344 triệu m3, với diện tích mặt nước 3.433 ha, có nhiều loại thủy sản sinh sống.
Hồ Phú Ninh cung cấp nước cho 12.000 ha sản xuất lúa, hoa màu của thành phố Tam Kỳ, các huyện Núi Thành, Thăng Bình, Quế Sơn và một phần huyện Duy Xuyên. Ngoài ra, hồ còn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân các địa bàn trên với một triệu m3 mỗi tháng.
Đắc Thành
Cách ly xã hội: Người trẻ rời phố về quê trải nghiệm làm vườn
Ngay trước ngày cách ly xã hội để phòng chống dịch Covid-19, nhiều bạn trẻ tranh thủ rời thành phố để về quê trải nghiệm nghề làm vườn, hái rau, bắt cá... tận hưởng những giây phút thanh bình.
Những ngày cách ly xã hội, anh Đang về quê chăm sóc vườn cam của gia đình - ẢNH: DUY TÂN
Trong suốt khoảng thời gian được nghỉ làm phòng, chống dịch Covid-19, anh Nguyễn Minh Đang (26 tuổi, ngụ P.Thới An, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ) về quê phụ cha mẹ chăm sóc vườn cam và ruộng mè của gia đình. "Làm nhân viên tiếp thị phân phối thuốc bảo vệ thực vật nên tôi phải đi nhiều tỉnh miền Tây, ít có thời gian về quê. Khi thực hiện cách ly xã hội, được công ty cho nghỉ, tôi lập tức về quê để phụ cha mẹ chăm sóc ruộng, vườn", anh Đang cho biết.
Mỗi ngày, anh sau khi phụ cha mẹ chăm sóc ruộng mè, anh Đang lại chăm sóc vườn cam - ẢNH: DUY TÂN
Cũng theo anh Đang, những ngày này anh tìm được giây phút bình yên bên gia đình, cũng như "hóa thân" thành một nông dân thực thụ khi ngày ngày ra đồng chăm sóc hơn 20 công mè và 5 công vườn trồng cam của gia đình. "Sáng sớm, tôi ra cánh đồng mè phụ gia đình chăm sóc đến tận trưa, sau đó đi bón phân hữu cơ cho vườn cam, vận hành thiết bị tưới tự động... Tuy có mệt thiệt nhưng mà vui lắm", anh Đang chia sẻ.
Một số bạn trẻ khác bỏ phố về quê hái rau, bắt cá, tìm giây phút bình yên bên gia đình. Chị Nguyễn Thị Lệ Trinh (22 tuổi, ngụ TP.Cần Thơ) cho biết: "Những ngày cách ly xã hội và được nghỉ học nên tôi tìm về quê nội ở miền Tây để tránh dịch. Ở quê, nội trồng nhiều cây ăn trái, rau màu nên tôi thích lắm. Mỗi ngày ra vườn hái bưởi, hái xoài, rồi hái rau sạch làm những bữa cơm dân dã... thấy vui tươi đến lạ".
Chị Trinh về quê nội tránh dịch, ngày ngày ra vườn hái trái cây, rau... để chế biến món ăn - ẢNH: DUY TÂN
Còn chị Lê Thị Hồng Diễm (ngụ TP.Cần Thơ) cho biết: "Tôi cùng mấy đứa em về quê tại Cồn Sơn, (Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) để tránh dịch. Về quê tôi thấy tinh thần sảng khoái lắm. Ngày nào cũng cùng nhau đi hái rau rồi xúm lại nhặt, chuyện trò với nhau đủ thứ trên đời".
Chị Diễm về Cồn Sơn, mỗi ngày cùng bạn bè đi hái rau về ăn - ẢNH: DUY TÂN
Một số bạn trẻ thích thú khi lội mương hái bông súng để nấu canh - ẢNH: DUY TÂN
Còn chị Mỹ Xuyên (ngụ TP.HCM) cho biết khi dịch bệnh ngày càng kéo dài, chị cùng các chị em trong gia đình thống nhất đưa các cháu về quê ngoại ở H.Thới Lai, TP.Cần Thơ để tránh dịch. "Tôi về quê từ nhiều ngày nay. Ở quê cạnh ba mẹ thì yên tâm hơn cả. Vui nhất là được quây quần bên nhau, cùng nấu, cùng ăn những bữa cơm với đại gia đình", chị Xuyên bộc bạch.
Cũng theo chị Xuyên, các cháu nhỏ về quê không chỉ được ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, sân vườn rộng rãi, ông bà còn cho các cháu chơi các môn thể thao mỗi buổi chiều như đạp xe, đá bóng... và được đi vườn hái trái cây, bắt cá rất vui.
Duy Tân
Quảng Nam: Nông dân bắt gà, cá ngon tặng cho các khu cách ly Qua lời kêu gọi của ông Phan Việt Cường (Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam) về việc chung tay phòng chống dịch Covid-19, nhiều nông dân trên địa bàn đã dùng chính lương thực, thực phẩm của mình trồng trọt, chăn nuôi ra để hỗ trợ cho các khu cách ly. Ngày 7/4, Hợp tác xã thực phẩm sạch Phú Ninh (huyện Phú...