Bắt buộc sinh viên mặc đồng phục: Đi ngược sự đa dạng và sáng tạo trong giáo dục
Việc một trường đại học tại TP.HCM đưa ra quy định bắt sinh viên mặc đồng phục suốt tuần, cấm cạo trọc đầu đang gây ra tranh luận mạnh mẽ vì lo ngại điều này là một trong những biểu hiện hạn chế sự phát triển đa dạng, sáng tạo của sinh viên.
Sinh viên là người trưởng thành nên cần một môi trường mở, khuyến khích các giá trị sáng tạo – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Thương hiệu của trường không phải ở đồng phục
Ngày 21.11, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã ban hành nội quy học đường năm học 2019 – 2020 quy định sinh viên (SV) phải mặc đồng phục (áo đồng phục trường hoặc áo khoa) và đeo thẻ SV khi đến trường học tập hoặc liên hệ làm việc với các bộ phận chức năng trong trường. SV cũng cần có quần áo sạch sẽ, chỉnh tề, đầu tóc nam nữ phải gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Đặc biệt, SV không được cạo đầu trọc (trừ trường hợp đang điều trị bệnh hoặc nhà tu hành đang theo học, SV nam không để tóc dài…).
“Cần tôn trọng SV. Họ là những người trưởng thành. Nhà trường chỉ nên là một môi trường mở, khuyến khích các giá trị cao đẹp (kỷ luật, tự do, sáng tạo, nhân văn) chứ không nên đóng vai trò bề trên áp đặt”
Tiến sĩ Vũ Thế Dũng, nhà sáng lập và điều hành Thinking School
Nội quy này dấy lên tranh luận trong những ngày vừa qua. Nhiều SV cho rằng môi trường ĐH là để các SV thể hiện được bản thân, cá tính, sở thích của mình giúp cho công việc sau này. Vì vậy, ăn mặc, ngoại hình cần phải tự do. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến tranh luận cho rằng trường là nơi học hành nghiêm túc và cũng cần phải có quy định mặc đồng phục.
Trả lời về vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết từ lâu theo quan điểm chung của trường, cần mặc đồng phục để nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, quan trọng nhất là trường quy định điều này để không có khoảng cách giàu nghèo trong học sinh, SV. Điều kiện của SV không phải ai cũng giống nhau. Mặc đồng phục đến lớp thì ai cũng như ai. SV không phải ai cũng có nhận thức về ăn mặc nên mặc đồng phục là tốt nhất. Cũng theo ông Hoàn, trường cũng cấm cạo đầu trọc, nhuộm xanh đỏ, nam để tóc dài… vì ngoại hình như vậy có phần không phù hợp với một SV học trên giảng đường.
Trong khi đó, Ngọc Hiệp, hoa khôi du học sinh VN tại Nhật Bản, cho biết các trường ĐH ở Nhật không hề bắt SV mặc đồng phục nhưng SV vẫn ăn mặc không quá nổi bật, hay thể hiện khác người. “Khi vào ĐH thì cũng đã trưởng thành, chịu trách nhiệm với bản thân rồi nên việc chọn mặc trang phục như thế nào thì cũng nên do SV quyết định”, Ngọc Hiệp nhấn mạnh.
Trường đại học không phải là công xưởng
Video đang HOT
Theo anh Nguyễn Duy Sơ, từng là du học sinh Mỹ, hiện làm tại Q.1 (TP.HCM), môi trường ĐH rất cần sự đa dạng kể cả tự nhiên và xã hội. SV không nên bị gò ép về chuyện ăn mặc. Quy định đồng phục chỉ cần sử dụng một số ngày trong tuần. “Trường ĐH không phải là vùng chuyên canh tạo ra sản phẩm đồng nhất mà là nơi sáng tạo”, anh Duy Sơ nhấn mạnh.
Tiến sĩ Vũ Thế Dũng, nhà sáng lập và điều hành Thinking School, cho rằng lẽ ra trường nên hướng đến sự đa dạng chứ không phải hướng đến một màu đồng nhất. Nếu nói tránh sự phân biệt giàu nghèo thì cấm cả xe tay ga, điện thoại thông minh… Tất cả là vì trường không có triết lý giáo dục nên biến môi trường ĐH thành nơi rèn luyện kỷ luật.
“Cần tôn trọng SV. Họ là những người trưởng thành. Nhà trường chỉ nên là một môi trường mở, khuyến khích các giá trị cao đẹp (kỷ luật, tự do, sáng tạo, nhân văn) chứ không nên đóng vai trò bề trên áp đặt. Làm như thế sao SV trưởng thành được?”, tiến sĩ Dũng cho biết.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh, người nghiên cứu nhiều về ĐH trên thế giới, cho biết chưa bao giờ nghe trường ĐH ở các nước bắt buộc SV phải mặc đồng phục. “Trường ĐH không phải là một công xưởng và SV không phải là những công nhân làm những công việc lặp lại như máy móc. Trường ĐH là nơi không gian của tự do và sáng tạo. Đưa SV vào một khuôn khổ như vậy là không đúng với tinh thần của một trường ĐH. SV là những người trưởng thành và có thể tự do chọn lựa điều phù hợp cho mình”.
Theo thanhnien
Bắt sinh viên mặc đồng phục cả tuần, cấm cạo trọc đầu: Cực đoan?
Nội quy mới ban hành của Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM yêu cầu sinh viên mặc đồng phục suốt cả tuần, cấm cạo trọc đầu... đang dấy lên nhiều ý kiến tranh luận.
Dự thảo cấm Trường ĐH Bách khoa TP.HCM lấy ý kiến sinh viên không được đi dép cao gót, hạn chế mặc quần chất liệu jeans và nhung. Ảnh minh họa
Bắt buộc sinh viên phải mặc đồng phục khi đến trường, không được cạo trọc đầu là những nội dung trong quyết định về việc ban hành nội quy học đường mà Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM ban hành ngày 21/11 đang dấy lên tranh luận.
Cụ thể, nội quy học đường quy định sinh viên phải mặc đồng phục (áo đồng phục trường hoặc áo khoa) và đeo thẻ sinh viên khi đến trường học tập hoặc liên hệ làm việc với các bộ phận chức năng trong trường.
Ngoài ra, sinh viên cũng cần có quần áo sạch sẽ, chỉnh tề, đầu tóc nam nữ phải gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Đặc biệt là sinh viên không được cạo đầu trọc (trừ trường hợp đang điều trị bệnh hoặc nhà tu hành đang theo học, sinh viên nam không để tóc dài...).
Về vấn đề này, trên HUFI Confession (trang riêng tư của sinh viên tự lập trên Facebook), một sinh viên lập luận: đầu tiên em không biết liệu đã có cuộc khảo sát, tham khảo, lắng nghe ý kiến sinh viên trước khi ra quyết định này chưa hay chỉ là tự các giảng viên với trường đơn phương quyết định?
Theo sinh viên này, nếu là đơn phương thì em thấy nó vô cùng bất công đối với sinh viên và em cảm thấy mình hoàn toàn không có quyền dân chủ hay là tự do nào cả.
Cũng theo sinh viên này, vấn đề lớn nhất đó chính là vấn đề đồng phục. Việc mỗi trường có 1 đồng phục riêng và "mong muốn" sinh viên mặc để nhiều người biết đến trường em hoàn toàn không phản đối.
"Em phản đối với việc bắt mặc đồng phục nguyên tuần vì em nghĩ chúng em đã là sinh viên rồi, tụi em có nhu cầu mặc đẹp. Chúng em đã là sinh viên đại học chứ không phải học sinh cấp 2, cấp 3 mà bắt tụi em mặc đồng phục ạ. Nếu bắt tụi em mặc 1,2 ngày cố định trong tuần thì tụi em hoàn toàn có thể tuân thủ thế nhưng như thế này làm sao có thể?"- sinh viên này nêu quan điểm
Trước đó, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã đăng tải trên website của trường dự thảo nội quy học đường để lấy ý kiến (ý kiến trước ngày 14/6/2019). Theo đó, sinh viên không được đi dép cao gót, hạn chế mặc quần chất liệu jeans và nhung.
Nội quy này nếu được thông qua sẽ thay thế cho nội dung được ban hành từ năm 2008 để phù hợp với các hoạt động sinh viên trường trong giai đoạn hiện nay.
Điều đáng nói, quy định sinh viên không mang dép cao gót đã được Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đưa vào nội quy học đường từ năm 2008. Ngay thời điểm đó, sau khi ban hành quy định này cũng có nhiều ý kiến xôn xao từ phía sinh viên. Nhưng sau 10 năm áp dụng, quy định này lại tiếp tục được đưa vào dự thảo của nội quy mới.
Quy định ở đại học sẽ không phù hợp, cực đoan?
Về vấn đề đồng phục, Thạc sĩ Võ Thị Kim Hiệp, giáo viên trường chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho rằng, việc mặc đồng phục suốt cả tuần thực ra giống như ở cấp THPT nhưng với lứa tuổi và cấp học đại học thì không phù hợp.
Theo Ths Kim Hiệp, việc mặc đồng phục nên quy định một tuần mặc 2 ngày thôi để duy trì và tôn tạo truyền thống của trường. Chứ quy định mặc hết tuần thì gò bó và bất tiện cho sinh viên. Vi có những sinh viên ngoài việc học còn có thể đi làm thêm đe cải thiện thu nhập và trải nghiệm.
Còn về cấm sinh viên cạo trọc đầu, Ths Hiệp cho rằng cũng cực đoan nhưng theo giáo viên này, cô cũng không khuyến khích sinh viên cạo trọc đầu mà nên chăng nhà trường đua ra giải pháp khuyến khích sinh viên cắt tóc ngắn đẹp gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và trường học.
Ths Hiệp cho rằng, nhà trường nên khuyến khích sinh viên nhìn nhận thực tế những nghề nghiệp mình đang theo học nên cần có phong cách tóc, quần áo phù hợp với nghề mình đã chọn: "không nên làm điều sốc để gây sự chú ý hay tỏ vẻ cá biệt khác người những điều này cũng không phù hợp với trường đại học công nghiệp mà dành cho các trường nghệ thuật, tạo mẫu".
Cũng theo vị giáo viên này, chính ở trường cô dạy, mọi năm có quy định bắt sinh viên mặc đồng phục cả tuần nhưng năm nay hiệu trưởng cho mặc đồng phục lớp ngày thứ 6. Đặt tên là ngày thứ 6 vui vẻ. Điều này cũng tạo cho học sinh thoải mái có động lực học tập.
Cô Nguyễn Đình Thị Thủy, giáo viên dạy Văn trường THPT Hoài Đức A, Hà Nội cho rằng, đây là quy định cho sinh viên chứ không phải là cho học sinh.
Cô Thủy cho rằng, bắt sinh viên mặc đồng phục cả tuần cũng khiến sinh viên bọ bò gó. Mặc khác, các em đủ tuổi để chịu tránh nhiệm về bản thân rồi thì quy định như vậy lại làm mất dân chủ, vì sinh viên có cá tính, quan điểm và nhu cầu thẩm mỹ rồi.
"Quy định nên là yêu cầu sinh viên mặc 1,2 ngày trong tuần thì sẽ hợp lý hơn"- Cô Thủy nêu quan điểm
Quy định để không có khoảng cách giàu nghèo!
Trả lời về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết từ lâu theo quan điểm chung của trường, cần mặc đồng phục để nhận diện thương hiệu. Sinh viên chỉ bị bắt buộc mặc áo đồng phục của trường, còn có thể mặc quần, váy... tùy từng người.
Cũng theo ông Hoàn, quan trọng nhất là trường quy định điều này để không có khoảng cách giàu nghèo trong học sinh, sinh viên. Điều kiện của sinh viên không phải ai cũng giống nhau. Mặc đồng phục đến lớp ai cũng như ai. Sinh viên cũng không phải ai cũng có nhận thức về ăn mặc, mặc đồng phục là tốt nhất.
Ông Hoàn cho rằng, việc cạo đầu trọc, nhuộm xanh đỏ, nam để tóc dài... đúng là những điều cấm mà trường quy định đối với sinh viên. Lãnh đạo trường quan niệm rằng ngoại hình như vậy có phần không phù hợp với một sinh viên học trên giảng đường.
Đ.H (tổng hợp)
ĐỖ HỢP
Theo Tiền phong
Trường thuê mướn cơ sở, sinh viên mướt mồ hôi chạy... học Ngay tại TPHCM, không chỉ riêng trường tư thục, mà ngay cả một số trường đại học (ĐH) công lập, thậm chí trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng quốc gia, vẫn có tình trạng sinh viên phải học trong điều kiện thiếu thốn vì trường lớp là địa điểm thuê mướn. Sinh viên trường đạt chuẩn học trong... nhà xưởng Trường ĐH...




Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nam 'Nấc thang lên thiên đường' Kwon Sang Woo phong độ ở tuổi 49
Hậu trường phim
22:37:09 22/02/2025
Đại Nghĩa, Băng Di khóc nghẹn trước cô bé mồ côi mong có tiền xây mộ mẹ
Tv show
22:26:57 22/02/2025
Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?
Netizen
22:23:09 22/02/2025
Quách Phú Thành rời quê vợ trong đêm vì bị khán giả vây kín
Sao châu á
22:16:12 22/02/2025
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza
Thế giới
22:14:27 22/02/2025
Trang Nhung tuổi 39: Mang thai lần 3, chồng đạo diễn chăm lo từng chút
Sao việt
22:12:15 22/02/2025
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ
Sao âu mỹ
22:05:38 22/02/2025
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City
Sao thể thao
22:04:18 22/02/2025
Đã xuất hiện những mặt trái: fan sờ soạng, bám đuôi và có hành vi đầu độc nghệ sĩ - Giới hạn nào cho "văn hoá thần tượng quốc nội"?
Nhạc việt
21:43:25 22/02/2025
Tình thế nguy hiểm của nhóm nữ không có "lỗ hổng visual"
Nhạc quốc tế
21:40:16 22/02/2025