Bắt băng cướp chuyên nghiệp
Ngày 17.3, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an TP.HCM, cho biết vừa triệt phá băng cướp chuyên nghiệp, bắt giữ 3 nghi phạm gồm: Phạm Đình Anh Khoa (21 tuổi, ngụ Q.10), Trần Quốc Trí và Phan Cao Tuân (34 tuổi ngụ Q.Tân Bình). Tang vật thu giữ gồm 80 triệu đồng, 1 dây chuyền, 1 đồng hồ.
Khoa, Trí và tang vật được công an thu giữ
Theo hồ sơ công an, 3 nghi phạm trên đều có tiền án về cướp giật.
Băng nhóm này đã gây ra hàng loạt vụ cướp giật trên địa bàn TP.HCM. Vào ngày 5.3, 3 nghi phạm này đi trên xe máy rảo khắp các con đường để tìm “con mồi”.
Khi đến trước số nhà 472 Cách Mạng Tháng 8, P.11, Q.3, những nghi phạm này phát hiện chị Nguyễn Thị Phương Liên (Việt kiều Úc) đang cầm giỏ xách đứng ở lề đường nên áp sát giật rồi tẩu thoát.
Trong túi xách có 165 triệu đồng, 1 iPad, 2 điện thoại, 1 đồng hồ, 2 bông tai và 1 sợi dây chuyền. Tất cả số tài sản trên, những nghi phạm này đem bán và chia nhau tiêu xài.
Qua thời gian theo dõi, các trinh sát hình sự của Phòng PC45 đã bắt được băng nhóm này.
Hiện cơ quan công an tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, truy bắt những người liên quan.
Tin, ảnh: Đàm Huy – Công Nguyên
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Trinh sát đặc nhiệm và những cuộc đua kinh hoàng với băng cướp 'tốc độ'
Ngay cả những trinh sát đặc nhiệm hình sự chuyên bắt cướp trên đường phố cũng phải ngạc nhiên trước khả năng chạy xe điêu luyện của những kẻ quái xế trong băng cướp tốc độ nổi danh tại quận Bình Thạnh trong thời gian gần đây.
Thiếu tá Lê Minh Huy nhận định những nhóm cướp giật khác phải đi từ từ để mà tìm nạn nhân, nhưng tất cả các thành viên của băng tốc độ luôn chạy xe từ 80-100km/h. Với tốc độ như thế nhưng những quái xế này vẫn có thể thấy nạn nhân và tiếp cận giật tài sản chỉ trong vài giây rồi chớp nhoáng tẩu thoát không để lại dấu vết nhận dạng.
Chính vì nhận định đó, những trinh sát hình sự đặc nhiệm thiện nghệ nhất phải có khả năng chạy xe bằng hoặc hơn với băng cướp tốc độ được tung vào cuộc. Cũng vì thế, chưa có vụ bắt cướp giật nào mà có thể bắt gọn cả băng hàng chục đối tượng như trong chuyên án này.
Những kẻ cướp quái xế mang... gương mặt trẻ thơ
Do gia đình nghèo khó, nên Nguyễn Thanh Lợi (21 tuổi) sớm nghỉ học và bỏ nhà đi lang thang. Không nghề nghiệp lại nghiện ma túy nên không sớm thì muộn Lợi đã vập lấy nghề trộm cướp để có tiền tiêu xài, hút chích.
Các đối tượng trong băng cướp tốc độ. Ảnh: HOÀNG TUYẾT
Năm 2008, mới 14 tuổi Lợi đã bị bắt trong một vụ cướp giật. Năm 2011, vừa ra tù Lợi lại tiếp tục đối mặt với nhà giam. Tuổi còn nhỏ nhưng đã ăn cơm tù nhẵn mặt, thế mà vừa ra khám thì năm 2014 Lợi lại tiếp tục gia nhập một băng cướp giật gồm toàn những đối tượng nhỏ tuổi nhưng đầy máu liều lĩnh.
Với bề dày tù tội, lại lớn tuổi nhất nên mặc nhiên Lợi trở thành kẻ cầm đầu băng nhóm. Cũng là kẻ sớm "thoát ly" gia đình, mới 15 tuổi, Trương Đức Sang (thường được bạn bè gọi là Bét) một mình thuê căn nhà không số được dựng tạm bợ giữa khu vực chờ giải tỏa ở cuối đường D1, phường 25 quận Bình Thạnh. Đây cũng là căn nhà làm điểm tập kết cho các đối tượng "đập đá", và cũng là lò độ mà các "quái xế" này dùng để biến hóa xe cho mỗi lần đi "ăn hàng".
Để được gia nhập băng cướp tốc độ mà Lợi và Sang có thể coi là hai đàn anh, các cậu nhóc choai choai đều phải thể hiện sự gan lì và trình độ chạy xe như bão trên đường. Những cú ngã trầy xước mặt mày càng làm cho những quái xế này dày dạn, liều lĩnh hơn. Vì thế mà mỗi khi chúng xuất hiện trên đường, người dân chỉ vừa nghe tiếng xe gầm rú cho đến khi nạn nhân bị giật mất tài sản, rồi định thần lại thì băng cướp này đã mất hút trong làn xe cộ hay màn đêm mà không để lại dấu vết.
Các loại xe mà băng cướp tốc độ sử dụng để đi cướp là wave, exciter... đều được độ lại toàn bộ máy và luôn có nhiều bộ ốp nhựa có sẵn ở nhà để mỗi ngày sau khi đi cướp về, nhưng kẻ cướp quái xế này sẽ thay đổi lại toàn bộ dàn áo xe với nhiều màu khác nhau. Trước khi "ăn hàng", bao giờ các đối tượng cũng chạy ra đường Phạm Văn Đồng "dợt" như tên bắn trong làn xe ô tô để thử độ mạnh của máy. Khi đã yên tâm và tự tin là khó có thể bị nạn nhân hoặc công an "đua" lại thì băng này tỏa đi đến nhiều tuyến đường trong địa bàn quận như Điện Biên Phủ, Nguyễn Hữu Cảnh, D2, Xô Viết Nghệ Tĩnh... để tìm mồi.
Quy luật của băng cướp tốc độ bao giờ cũng nhắm đến nạn nhân chủ yếu là phụ nữ đi đường có đeo giỏ xách trên người, trên xe, hoặc người đi bộ... Khi phát hiện "con mồi", từ đoàn đua xe sẽ có một, hai quái xế tách nhóm tiếp cận nạn nhân giật tài sản trong tích tắc, các đối tượng còn lại có nhiệm vụ đi sau cản địa, làm vướng đường nếu có sự truy đuổi của công an, người dân.
Hầu như ngày nào băng cướp tốc độ cũng ra đường "ăn hàng" và chắc chắn có ít nhất một đến hai nạn nhân bị mất tài sản. Cũng có vài trường hợp vì giằng co mà nạn nhân bị những kẻ cướp quái xế này kéo lê trên đường may chưa nguy hiểm đến tính mạng. Có lần chị Trần Mỹ Hoài Thương và chị Trần Ngọc Khánh Đan chở nhau trên xe gắn máy lưu thông trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, thì bị Lợi và đàn em giật giỏ xách. Do chị Đan chụp lại được chiếc giỏ và giằng co với hai tên cướp, khiến cả người lẫn xe ngã sóng xoài ra đường. Khi đến công an trình báo trong tình trạng chấn thương đầu, xây xát khắp người, hai cô gái phải định thần rất lâu mới nhớ được những tài sản bên trong túi xách bị giật.
Băng cướp của Lợi và Sang quá tự tin trước "biệt tài" đua tốc độ của mình. Có lẽ sẽ không có nạn nhân nào nhận dạng được, vì thế mà chúng đã gây ra hàng loạt vụ trong suốt một thời gian dài nhưng chưa một lần bị công an "hỏi thăm".
Những cuộc đua tốc độ của cảnh sát hình sự
Tuy nhiên trước sự phân tích của Thiếu tá Lê Minh Huy, đội phó đội cảnh sát hình sự công an quận Bình Thạnh, có thể thấy băng nhóm cướp giật này đã bị đưa vào tầm ngắm trước cả một năm cho đến khi nó tạm thời tan rã.
Khoảng tháng 6-2014, một quái xế trong nhóm là Đoàn Trần Anh Tú bị bắt và nhận án treo về tội cướp giật tài sản, đến cuối năm 2014 khi Tú thụ án xong thì các đối tượng hoạt động mạnh mẽ trở lại.
Hàng loạt tang vật đã từng cướp giật được. Ảnh: HOÀNG TUYẾT
Thiếu tá Huy nói băng này nhờ sự liều lĩnh và luyện tập thường xuyên nên luôn gây án với tốc độ từ 80-100km/giờ, vừa để phô trương sự lão luyện, sức mạnh của xe cho các đối tượng trong giới giang hồ nể phục, vừa tránh né sự đeo bám của công an lại tránh được người dân nhận dạng đặc điểm xe.
Chính vì sự manh động, và cả kinh nghiệm gây án dày dạn của băng cướp tốc độ, thiếu tá Huy là người chỉ huy lực lượng trinh sát hình sự đặc nhiệm phá án đã phải chọn trong lực lượng những trinh sát có kinh nghiệm chống tội phạm cướp giật, quan trọng là khả năng chạy xe ngang ngửa thậm chí hơn những thành viên băng cướp tốc độ.
"Ít có trinh sát nào có khả năng chạy xe với tốc độ cao như vậy, nên phải là những anh em cực kỳ gan dạ, có nghiệp vụ đeo bám. Nếu không trongtích tắc có thể bị đối tượng cắt đuôi là mất dấu vết. Những ngày tôi bận việc không trực tiếp cùng với anh em bám đuổi theo băng cướp này, ở nhà mà lòng nóng như lửa đốt vì lo lắng cho anh em khi phải di chuyển trong nội thành với tốc độ cao như thế. Chỉ cho đến khi chuyên án được khám phá, sức khỏe toàn bộ trinh sát được đảm bảo tôi mới dám thở phào" - thiếu tá Huy nói.
Tong khi các trinh sát đặc nhiệm vẫn miệt mài đeo bám để xác định được mọi đường đi nước bước của băng cướp tốc độ, thì chúng vẫn ngày ngày gây án trên đường phố, tiếp tục có thêm những nạn nhân bị giật tài sản dẫn đến tai nạn, gây bức xúc cao trong dư luận nhân dân. Trải qua ba tháng trời rõng rã, với vô số lần bị băng cướp tốc độ cắt đuôi, nhưng các trinh sát hình sự đã nắm được toàn bộ đường đi nước bước và những điểm mà các đối tượng thường hay lui tới trên hành trình gây án.
Thiếu tá Huy kể, có lần chính anh và đồng đội đã chạm mặt băng cướp tốc độ trong một quán cà phê. Khi anh khéo léo dùng điện thoại để ghi lại hình ảnh, với thói quen "ăn hàng" Lợi, Sang và đồng bọn còn nhìn điện thoại của anh một cách thèm muốn mà không hay nhận dạng của chúng đã lọt vào tầm ngắm của cảnh sát hình sự.
Những ngày cuối tháng 1 đầu năm 2015, công an Bình Thạnh quyết định khám phá chuyên án. Trong khi đó băng cướp tốc độ vẫn tự tin ra đường "ăn hàng" như mọi ngày.
Tối 25-1, Sang và hai đàn em vừa ra khỏi nhà đã "vớt ngọt" chiếc điện thoại Iphone 6 của một người nước ngoài đi bộ trên đường D2, sau đó tỏa ra nhiều hướng để tẩu thoát. Tuy nhiên đó chỉ mới là màn mở đầu cho những phi vụ tiếp theo của băng cướp "tốc độ" trong đêm hôm đó.
Cùng thời điểm, các trinh sát hình sự vẫn căng mắt, tăng ga luồn lách giữa dòng xe cộ bám theo sát nút băng cướp tốc độ. Những kẻ quái xế mặt non choẹt cứ nẹt pô gầm rú trên đường, thì các trinh sát đặc nhiệm cũng bất chấp nguy hiểm miệt mài bám theo. Thỉnh thoảng sau lưng các trinh sát còn vọng tiếng người dân "đồ ăn cướp đi đâu mà chạy dữ vậy". Cho đến 23 giờ đêm cùng ngày, khi 7 đối tượng chủ chốt trong băng cướp "tốc độ" cùng với gần chục quái xế khác bám theo đoàn đua xe vừa ghé vào cây xăng trên QL13 thìlọt vào ổ mai phục của cảnh sát hình sự công an Bình Thạnh. Khi công an bất ngờ ập vào, những tên cướp thất thần định bỏ chạy nhưng đã không còn kịp...
Thiếu tá Trần Ngọc Đoàn, đội trưởng đội cảnh sát hình sự công an quận Bình Thạnh khẳng định, sau khi triệt phá băng cướp "tốc độ" tình trạng cướp giật trên địa bàn đã giảm hẳn. Cùng lúc những đối tượng, băng nhóm khác bên ngoài cũng chùn bước mà không dám gây án. Chiến công của lực lượng cảnh sát hình sự công an quận Bình Thạnh đã góp phần giữ gìn an ninh trật tự, và sự bình yên cho những tuyến đường, khu phố khi Tết đã cận kề.
Theo Pháp Luật
Cuộc đấu súng sinh tử trên đèo Ngang Sau khi gây nhiều vụ cướp kinh hoàng ở các đèo dốc trên tuyến Quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam, băng cướp "Bạch Hải Đường 2" kéo về trú ẩn dưới chân đèo Ngang tiếp tục dùng súng AK chặn xe ôtô cướp tài sản hàng loạt. Cách đây 25 năm, trên dải đất miền Trung, tại các đoạn đèo dốc dọc...