Barcamp Saigon 2019, hội thảo mở đa dạng chủ đề quay trở lại sau 2 năm vắng mặt
Hội thảo Saigon Barcamp 2019 xoay quanh các chủ đề công nghệ, thiết kế, công nghệ tài chính (fintech), digital marketing, dịch vụ ẩm thực (FB)…
Saigon Barcamp 2019 sẽ được tổ chức tại Đại học RMIT vào đầu tháng 10 tới. Đây là hội thảo mở dành cho mọi đối tượng, ở đây sẽ không có “thính giả” hay “diễn giả” mà chỉ có người tham gia. Nội dung buổi hội thảo sẽ do chính những người tham gia trực tiếp xây dựng và thảo luận.
Một người tham gia đối thoại với diễn giả tại sự kiện Barcamp 2016.
Sự kiện sẽ có các bài trình bày thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Người tham gia bất kỳ có thể đăng ký nội dung bài phát biểu của mình để ban tổ chức sắp xếp lịch trình.
Barcamp Saigon vốn trở thành một sự kiện quen thuộc với cộng đồng yêu công nghệ từ 2008. Phát triển hơn 10 năm, Barcamp Saigon là cầu nối thân thiết giữa những người đam mê chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và kết nối không chỉ trong lĩnh vực công nghệ và vươn rộng ra những lĩnh vực khác.
Quay trở lại vào 2019 và mang đến tinh thần “Vượt khỏi khuôn khổ – Off the Beaten Path”, Barcamp Saigon tập trung vào các chủ đề như: công nghệ, thiết kế, công nghệ tài chính (fintech), digital marketing, dịch vụ ẩm thực (FB). Sự kết hợp của các chủ đề này giúp thổi một luồng gió mới về xu hướng trong công nghệ cũng như cách công nghệ đang thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp mới.
Barcamp Saigon 2019 hứa hẹn đem đến một ngày chia sẻ chất lượng và lan tỏa kiến thức thông qua những buổi thảo luận mang tính tương tác cao theo phong cách của Barcamp.
H.Đ
Theo ictnews
Video đang HOT
"Tất cả vì học sinh thân yêu" đã được lan tỏa mạnh mẽ từ lễ khai giảng
Hơn 22 triệu học sinh cả nước đã chính thức bắt đầu bước vào năm học 2019-2020 sau lễ khai giảng ngày hôm qua 5/9. Khẩu hiệu "tất cả vì học sinh thân yêu" ngay từ lễ khai giảng đã lan tỏa ở nhiều trường học trên cả nước.
Ngày 5/9/1945, trong thư gửi học sinh cả nước, Bác Hồ đã viết: "Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp, tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam".
Học sinh náo nức trong lễ khai giảng năm học mới 2019 - 2020
Trong nhiều năm tiếp theo, dù đất nước còn nhiều khó khăn nhưng, ngày khai giảng luôn là một ngày hội với các em học sinh, là dịp để ông bà, bố mẹ đưa con cháu đến trường, mong muốn thế hệ trẻ tiếp tục phát huy truyền thống, tinh thần hiếu học để non sông, đất nước Việt Nam trở nên tươi đẹp hơn, dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong muốn.
Tuy nhiên, theo thời gian lễ khai giảng ở nhiều trường học trở nên hình thức, không thực sự vì học sinh.
Hình ảnh trong lễ khai giảng nhiều năm trước là học sinh đội mưa, đứng nắng đón đại biểu hay vị trí trang trọng nhất dành cho các vị quan khách đến dự khai giảng, có bàn, ghế, nước uống, hoa quả. Học sinh ngồi phía dưới nghe những bài phát biểu, báo cáo thành tích dài lê thê. Quá nhiều nghi lễ, hình thức, phần nhiều dành cho người lớn, đem đến sự mệt mỏi cho các em lẫn cha mẹ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến dự lễ khai giảng một trường tiểu học tại Tp.HCM
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2015-2016 tổ chức ngày 12/8/2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trăn trở khi ngày khai giảng không còn là ngày hội đến trường của các cháu học sinh. Ngày, giờ khai giảng phải phụ thuộc lãnh đạo đến khi nào, thời tiết nắng hay mưa các cháu phải xếp hàng đợi.
Phó Thủ tướng đã đề nghị ngành giáo dục chọn một ngày khai giảng đồng loạt cả nước. Các trường làm đúng nghi lễ chào cờ, hát quốc ca, đọc thư của Chủ tịch nước. Hiệu trưởng phát biểu ngắn gọn. Dành nhiều thời gian cho các cháu học sinh, để các em học sinh thực sự cảm thấy vui vẻ.
Nhắc lại lời dặn của Bác Hồ "dù khó khăn đến đâu cũng phải dạy tốt, học tốt", Phó Thủ tướng đã nhấn mạnh: "Bây giờ các đồng chí phát động phong trào gì, khẩu hiệu gì thì suy cho cùng vẫn là dạy tốt, học tốt, phải khơi dậy điều này thành tinh thần chủ đạo trong hệ thống giáo dục và phải thực sự vì học sinh".
Học sinh vùng cao tung tăng đến dự lễ khai giảng
Đến dự lễ khai giảng Trường tiểu học Ngọc Hà, ngày 5/9/2017, Phó Thủ tướng đã "đặt hàng" Nhà trường và Hội Phụ huynh từ sang năm thay vì để các cháu học sinh đứng vẫy cờ chào đại biểu thì các thầy cô, phụ huynh sẽ đứng đón học sinh, học sinh lớp lớn đón học sinh lớp 1. Đại biểu thay vì ngồi hàng ghế đầu, có bàn, phía trước thì ngồi sau, xung quanh các cháu học sinh.
"Đặt hàng" của Phó Thủ tướng, qua từng năm, cách tổ chức lễ khai giảng các trường học đã chuyển biến tích cực, giảm dần những lễ khai giảng rườm rà, làm vất vả học sinh. Lễ khai giảng không dành cho người lớn, mà thực sự dánh cho các em, tạo niềm vui và sự háo hức của trẻ thơ.
Lễ khai giảng năm học mới 2019 - 2020, rất nhiều trường học có thời gian tổ chức lễ khai giảng từ 45 phút đến 1 tiếng. Nhiều trường học đã dành toàn bộ sân trường cho các em học sinh trong khi đại biểu, cùng cha mẹ học sinh lùi về phía sau. Một trong những nghi thức quan trọng là các thầy cô giáo, người lớn, anh chị học sinh lớp lớn cùng chào đón các em học sinh lớp bé. Các nghi thức chào cờ, hát Quốc ca, đọc thư của Chủ tịch nước... diễn ra trang trọng, ngắn gọn.
Ngập lụt tại tỉnh Quảng Trị
Ở miền Trung, nhiều trường, lớp còn bộn bề sau lũ nhưng lễ khai giảng, dù đơn sơ nhưng mang nặng tình cảm thầy trò, đã đem lại niềm vui, sự háo hức cho các em học sinh chính thức bước vào năm học mới. Không chỉ phụ huynh đội mưa, gió đưa con đi khai giảng mà nhiều thầy cô giáo tại các điểm trường vùng cao cũng khăn gói vào bản để đưa học trò đến trường đúng ngày khai giảng.
Một lễ khai giảng không thể đơn giản hơn được tổ chức trên một điểm trường Tắk Pổ - cách trung tâm huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam 10km nhưng không có đường xe máy lên. Các cô giáo lên dạy học phải đi bộ 2 tiếng đồng hồ vượt núi từ trung tâm xã về điểm trường. "Bục sân khấu" - nơi diễn ra các nghi thức cũng chỉ có một chiếc bàn nhỏ được phủ lên bởi tấm vải cũ, bên trên là tấm ảnh Bác Hồ.
Cả 34 học sinh đều là người dân tộc thiểu số. Trên bục lễ, hai cô giáo bận hai tà áo dài tinh tươm đọc thư chúc mừng khai giảng năm học mới, hướng dẫn học sinh hát quốc ca, làm các nghi thức chào mừng. Ở bàn kế bên, "đại biểu" lãnh đạo là một người đàn ông Ca Dong - là Trưởng nóc Tắk Pổ.
Giữa núi rừng, một lễ khai giảng không thể đơn sơ hơn nhưng vẫn khiến người ta cảm thấy ấm lòng, xúc động về tình cảm của những cô giáo "cắm bản", một câu chuyện giáo dục đẹp hơn cả ngàn lời nói...
Học sinh miền núi dự lễ khai giảng
Tuy nhiên, những người làm giáo dục chưa thể hài lòng khi thực tế các em học sinh vẫn còn phải đến trường nhiều buổi để tập nghi thức chuẩn bị cho khai giảng. Hay lễ khai giảng tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu (thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) mất một nửa thời gian cho một doanh nghiệp vào tuyên truyền. Không ít ban giám hiệu vẫn chưa từ bỏ được "thói quen" mời được càng nhiều đại biểu, lãnh đạo càng tốt.
Những "hạt sạn" đó cho thấy đổi mới giáo dục có lộ trình lâu dài, còn rất nhiều việc phải làm. "Tất cả vì học sinh thân yêu" hãy bắt đầu trước hết từ lễ khai giảng để mỗi ngày đến trường của các em học sinh là một ngày vui.
Thái Bình
Theo Dân trí
Hơn 3.000 giáo viên cập nhật kỹ năng dạy tiếng Anh từ chuyên gia quốc tế Tại hội nghị VUS Tesol 2019 (TP HCM), 19 diễn giả trong nước và quốc tế đã chia sẻ cách dạy và học tiếng Anh trong kỷ nguyên công nghệ 4.0. Ngày 26/7, hội nghị giảng dạy tiếng Anh thường niên VUS Tesol 2019 diễn ra tại TP HCM với sự tham gia của 3.023 giáo viên Việt Nam và trong khu vực....