Barca và lời nguyền chia ly ám từ Cruyff đến Messi
Barcelona tồn tại một lời nguyền đáng sợ, khiến rất nhiều huyền thoại vĩ đại của đội bóng này không có được một cái kết trọn vẹn.
Lịch sử Barcelona chứng kiến ba huyền thoại đứng trên tất cả là Ladislao Kubala, Johan Cruyff và Lionel Messi. Hai trong số này rời Barca bằng thù hận. Và người thứ ba, Messi, đang trên đường đi vào vết xe đổ ấy. Thực tế không ai trong số ba tượng đài vĩ đại nhất lịch sử đội bóng xứ Catalan có cái kết viên mãn tại Nou Camp.
Hiện tượng quái gở này không chỉ xuất hiện ở hàng ngũ đại công thần, rất nhiều ngôi sao lẫy lừng khác của sân cỏ bóng đá thế giới cũng chia tay Barca trong tranh cãi và hận thù. Luis Suarez, Bernd Schuster, Maradona, Ronaldo, Laudrup, Romario, Figo hay Neymar là những cái tên tiêu biểu. Dường như có một lời nguyền nào đó ám lấy lịch sử Barca, hoặc có thể liên quan đến cuộc tranh chấp quyền lực khốc liệt ở thượng tầng, được kéo dài từ đời này sang đời khác qua thể thức bầu cứ Chủ tịch CLB.
Hãy bắt đầu với Kubala. Trận đấu cuối cùng của Laszi với tư cách cầu thủ Barca là trận chung kết Fairs Cup với Sao đỏ Belgrade. Barca thua và Kubala bị tống tiễn dù vẫn muốn ở lại. Sau đó, Kubala gia nhập… Espanyol, đối thủ láng giếng không đội trời chung.
Cruyff chia tay Barca với tư cách cầu thủ cũng khá khác biệt. Sau 5 năm gắn bó, trận đấu cuối cùng của “số 14″ là trận giao hữu với Ajax. Nunez vừa đắc cử Chủ tịch CLB ngồi trong khán đài VIP với Raimon Carrasco, vị Chủ tịch sắp mãn nhiệm. Sau 5 năm ở Barca và từ bỏ World Cup, tưởng chừng đó là dấu chấm hết cho huyền thoại người Hà Lan.
Cruyff khi làm HLV Barca
Nhưng không. Cruyff tiếp tục chinh chiến khắp các sân cỏ, từ Mỹ, Levante, Ajax cho đến Feyenoord, nơi ông chứng minh cho Ajax thấy ông vẫn đủ khả năng đăng quang giải VĐQG. Trở lại với câu chuyện của Cruyff, nếu cuộc chia ly trên tư cách cầu thủ khá êm đẹp thì khi trở thành HLV, ông lại bị Barca chơi một vố đau điếng.
Video đang HOT
Sau 4 chức vô địch La Liga liên tiếp, điều Pep Guardiola cũng không làm được, và chức vô địch C1 đầu tiên trong lịch sử, Cruyff bị Barca sa thải ở mùa giải 1995/96, thời điểm ông nỗ lực tái thiết để tạo dựng Dream Team 2.0. Cuộc chia ly của Cruyff mãi mãi chia rẽ người hâm mộ Barca thành hai ý thức hệ, một ủng hộ triết lý của Cruyff và một ủng hộ vị Chủ tịch đương nhiệm, từ Nunez, Rosell cho đến Bartomeu. Vấn đề nghiêm trọng tới mức Cruyff từng trả lại huy hiệu Chủ tịch danh dự Barca khi Rosell được bầu làm Chủ tịch vào năm 2010″.
Những ngôi sao Barca thường không có cái kết viên mãn
Bây giờ đến lượt Messi, với bức fax đòi ra đi. Đối với những trường hợp khác, cái kết bi thảm không kém. Luis Suarez không được lòng cule, những người dành trọn tình cảm cho Kubala và luôn xem huyền thoại người Tây Ban Nha là nguyên do khiến Laszi phải ngồi ngoài. Luis Suarez chọn cách ra đi và Barca gật đầu, 25 triệu pesetas thu về từ Inter Milan là số tiền lớn để trang trải chi phí ngày càng lớn của đội bóng.
Vào những năm 1980, Maradona và Schuster đều chia tay Barca trong đau thương. Người đầu tiên là chuyện tình dang dở. Hai mùa khoác áo Barca của huyền thoại Argentina bị bao phủ bởi chấn thương, ẩu đả và án phạt. “Catalan là nơi tuyệt vời để sống hơn là làm cầu thủ”, Maradona chia sẻ trong ngày chuyển sang Napoli.
Kết cục của Schuster tồi tệ hơn. Xung đột với Josep Lluis Nunez, Chủ tịch CLB khiến Schuster từ chối gia hạn hợp đồng, chấp nhận ngồi chơi xơi nước một năm rồi chuyển sang… Real Madrid. Giai thoại về trận chung kết C1 1986 giữa Barca và Steaua Bucarest tại Sevilla kể lại rằng, Schuster bị bắt gặp trên chiếc taxi sau khi bị thay ra. BLĐ Barca muốn chứng minh không cần tiền vệ người Đức, đội bóng vẫn có thể đăng quang. Cuối cùng, Steaua Bucarest lên ngôi vô địch.
Trong những năm 90 cũng có những cuộc chia ly trong hận thù. Chán ngán Cruyff, Laudrup đầu quân cho Real Madrid. Sau khi ghi 30 bàn tại La Liga 1993/94, Romario vô địch World Cup 1994 và cảm thấy chán ngấy bóng đá và bắt máy bay trở về Flamengo ngay trước thềm El Clasico.
Ronaldo cũng trở thành thần tượng của cule chỉ sau 1 năm chơi bóng, nhưng quyết định dứt áo ra đi theo tiếng gọi của Inter. Bi kịch lớn nhất là Luis Figo, người đã bỏ Barca để đến với Real. Rivaldo hay Ronaldinho dù giữ vai trò thủ lĩnh trong thời gian dài vẫn bị tống khứ không thương tiếc và ra đi không kèn, không trống. Cuộc chia ly ầm ĩ gần đây nhất thuộc về Neymar và hiện tại, đến lượt Messi.
Một thập kỷ miệt mài chinh phục, PSG đã tiến gần tới giấc mơ
PSG đã vào chung kết và chỉ cách đỉnh vinh quang một trận đấu nữa. Sau một thập kỷ không ngừng nỗ lực và theo đuổi bằng tất cả những gì có thể, cuối cùng, những người Paris cũng chạm tay vào giấc mơ.
PSG ăn mừng chiến tích vào chung kết Champions League lần đầu tiên trong lịch sử.
Khi tiếng còi cuối cùng ở sân Da Luz cất lên, Neymar quỳ xuống, tay thu thành hai nắm đấm và ngước lên trời với đôi mắt nhắm nghiền. Siêu sao người Brazil cần một khoảnh khắc tĩnh lặng, trước khi bùng nổ cùng các đồng đội trong màn ăn mừng cuồng nhiệt nhất. Giấc mơ nay đã hoàn thành một nửa, khi PSG vào chung kết Champions League.
Nhưng đó không phải giấc mơ của riêng Neymar. Mà còn cả Kylian Mbappe, Di Maria, Marquinhos. Và Ban lãnh đạo Les Parisiens, những người đã làm tất cả vì mục tiêu Champions League suốt một thập kỷ qua.
Trong thời đại mà các tỷ phú đột nhiên hứng thú với bóng đá, rất nhiều CLB đã đổi đời và vụt trở thành những siêu cường. Tuy nhiên, không đội bóng nào giống PSG, được xây dựng chỉ vì giấc mơ lên đỉnh châu Âu.
Man City là đội gần giống với họ, nhưng họ phải chật vật tạo dựng sự thống trị ở Anh trước khi nghĩ tới Champions League. PSG thì khác. Tám mùa đã qua, PSG đã sở hữu 25 trong tổng số 32 danh hiệu có thể giành được ở các giải quốc nội, bao gồm bảy chức vô địch Ligue 1. Sự bá chủ này cho phép họ chỉ nghĩ về việc chinh phục châu Âu.
Hơn 900 triệu euro đã vào thị trường chuyển nhượng kể từ năm 2011, khi các ông chủ Qatar tiếp quản PSG, nhằm phục vụ kế hoạch đó. Những thất bại liên tiếp càng khiến họ quyết tâm hơn. Ngay cả khi nhận án phạt từ UEFA năm 2014 vì vi phạm quy tắc công bằng tài chính, PSG vẫn biến Neymar thành cầu thủ đắt giá nhất (222 triệu euro), Mbappe thành cầu thủ đắt giá thứ 2 (180 triệu) thế giới, tạo nên đội bóng hiện tại có tổng giá trị lên đến 1,02 tỷ euro, một lần nữa cao nhất thế giới.
Lời nhạo báng tiền không mua được mọi thứ, hay nói theo cách của Johan Cruyff thì "một CLB giàu có không có nghĩa sẽ giành chiến thắng, bởi túi tiền thì không biết ghi bàn", không làm PSG nản chí. Đúng là có một vài thứ không mua được bằng tiền, nhưng nhiều tiền hơn thì chưa chắc.
Cuối cùng, quyết tâm và nỗ lực không ngừng theo đuổi thành công của họ đã được đền đáp. Sau 110 trận ở C1/Champions League kể từ lần đầu tham dự vào năm 1987, PSG đã vào chung kết. Không đội bóng nào từng tham gia trận chung kết phải chờ lâu như họ.
Và dĩ nhiên, chiến tích này được tạo ra bởi "những túi tiền" của PSG. Neymar tuy không ghi bàn, nhưng chơi xuất sắc trong cả hai trận, tứ kết gặp Atalanta và bán kết với Leipzig. Mbappe cũng đóng vai trò quan trọng, với những bước chạy khiến hàng thủ đối phương rối loạn và mang lại không gian cho đồng đội.
Marquinhos, hậu vệ trị giá 31,4 triệu euro, cầu thủ U19 đắt nhất vào năm 2013, tiếp tục đóng vai người hùng với bàn thắng mở tỷ số vào lưới Leipzig, chỉ sáu ngày sau khi ghi bàn gỡ hòa phút 90 trong trận đấu với Atalanta.
Nhưng ngôi sao sáng nhất phải là Di Maria, cầu thủ được mua về với giá 64 triệu euro cách đây năm năm. Đêm bán kết, anh kiến tạo bàn đầu tiên và bàn quyết định, cũng là người nhân đôi cách biệt phút 42, bóp nát ý định tạo nên câu chuyện cổ tích của đội bóng nước Đức.
Sau trận đấu, Chủ tịch Al-Khelaifi mô tả "đây là một trận đấu tuyệt vời để tạo nên một đêm lịch sử, đưa PSG tiến sát đến giấc mơ mà tất cả đều nghĩ về".
Les Parisiens còn cách đỉnh vinh quang một trận đấu nữa, vào ngày 23-8 tại Da Luz. Và nếu đội bóng này đăng quang, lần đầu tiên trong lịch sử, đó đơn giản là vì họ xứng đáng.
Koeman 'cứu' Bartomeu hay Barcelona? Barcelona trông chờ gì ở HLV Koeman trong chiến dịch cải tổ triệt để nhằm vực dậy CLB? Đích thân Chủ tịch Bartomeu của Barcelona lên truyền hình tuyên bố "Ronald Koeman là HLV của Barcelona mùa tới". Cựu danh thủ Hà Lan này là "quân bài" của Chủ tịch Bartomeu hay là người sẽ xốc lại một Barcelona hùng mạnh? "Át bài"...