Bấp bênh về việc làm và chỗ ở, người tị nạn Ukraine vỡ mộng ở EU
Khó tìm cho bản thân việc làm, chỗ ở và khó tìm trường học cho con, nhiều người tị nạn Ukraine ở Liên minh châu Âu (EU) cảm thấy cuộc sống không như cam kết của EU.
Người dân mang theo hành lý ra khỏi chuyến tàu từ Zaporizhzhia, Ukraine đến Przemysl, Ba Lan. Ảnh: Getty Images
Theo tờ Washington Post, hàng triệu người Ukraine chạy sang EU đã nhận được cùng một lời hứa thông qua Chỉ thị Bảo vệ Tạm thời: Bạn có thể sống, làm việc, được chăm sóc sức khỏe và cho con đi học trong tối đa ba năm ở bất kỳ quốc gia EU nào mà bạn muốn định cư.
Bảy tháng sau, 27 quốc gia EU đã cung cấp cho những người tị nạn Ukraine chỗ ăn ở mà người tị nạn Syria không thể hưởng năm 2015 và 2016. Nhưng biện pháp bảo vệ tạm thời vẫn chưa phải là tấm vé vàng. Nhiều người tị nạn đã phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác và vẫn chưa tìm được việc làm.
Trong một cộng đồng người tị nạn chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, các bà mẹ có con nhỏ cho biết đặc biệt khó có thời gian tìm kiếm các cuộc phỏng vấn việc làm hoặc đăng ký các lớp học ngôn ngữ. Trong một số trường hợp, đăng ký cho con em đi học và xây dựng cuộc sống mới có thành công hay không còn phụ thuộc vào quốc gia, thành phố hoặc thậm chí con phố mà họ chọn hoặc được đưa đến.
Có tới 3 triệu người Ukraine đã quay về nước nhưng tính đến giữa tháng 10, 4,5 triệu người Ukraine đã đăng ký được bảo vệ tạm thời – nhiều hơn gấp đôi so với số người tìm kiếm nơi trú ẩn trong năm 2015 và 2016.
Khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine kéo dài, EU đang chịu sức ép khi phải hỗ trợ lâu dài hơn cho người tị nạn Ukraine.
Khó tìm việc làm
Người tị nạn Ukraine xếp hàng chờ đợi tại Sân vận động Quốc gia ở Warsaw xin cấp mã số để làm việc và sử dụng miễn phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục. Ảnh: AP
Làn sóng người tị nạn Ukraine bắt đầu đến EU vào một thời điểm mà các nước EU đã và đang thiếu lao động, rất cần những người lao động có động lực. Các chính phủ và các tổ chức kinh doanh đã nhanh chóng thu hút những người mới đến bằng các chương trình tài trợ và hội chợ việc làm.
Tuy nhiên, tìm kiếm việc làm không hề dễ với người Ukraine vì chưa đáp ứng được yêu cầu về ngôn ngữ, vì vướng con cái, vì đến những nơi chưa từng có kinh nghiệm tiếp nhận người tị nạn.
Video đang HOT
Chỉ khoảng 1/3 số người tị nạn Ukraine từ 16 tuổi đến EU đã được tuyển dụng.
Ở các nước EU, tình trạng thiếu dịch vụ chăm sóc trẻ em và hạn chế về ngôn ngữ là lý do khiến người Ukraine không thể kiếm được việc làm.
Tetiana Laricheva, một nhân viên công nghệ 32 tuổi, là một ví dụ. Cô đã dành phần lớn những tuần đầu tiên để điền vào các thủ tục giấy tờ và đưa hai con tới trường. Cô gặp khó khăn khi viết sơ yếu lý lịch bằng tiếng Đức. Hầu hết các nhà tuyển dụng cho rằng cô không đủ thông thạo tiếng Đức để làm một vị trí trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong nhiều tháng, cô thậm chí không nhận được một cuộc phỏng vấn nào.
Nhưng tỷ lệ người tị nạn Ukraine tìm được việc khác nhau ở các nước EU. Ba Lan là nơi nhiều người tìm được việc nhất (50%), còn Pháp xếp cuối bảng.
Khó tìm nhà ở
Trung tâm Tị nạn Nhân đạo Ptak ở Nadarzyn, Ba Lan. Ảnh: The Washington Post
Đối với một số người tị nạn Ukraine, tình trạng nhà ở cũng khiến họ cảm thấy bấp bênh.
Nhiều người vẫn đang sống trong những nơi ở tạm thời, các trung tâm tị nạn, khách sạn, hoặc với các gia đình bản xứ. Trong cuộc khảo sát gần đây của UNHCR, chỉ 1/4 số người được hỏi cho biết họ đang thuê một nơi sống riêng.
Một số thỏa thuận tạm thời đã hết hạn. Các tổ chức viện trợ cho biết người dân bản địa ngày càng không muốn tiếp nhận người tị nạn. Cho họ ở nhờ phòng trống trong vài tháng là một chuyện, nhưng khi xung đột chưa biết bao giờ mới kết thúc thì đó là một chuyện khác. Trong khi đó, một số quốc gia và thành phố đang rút lại hỗ trợ về chỗ ở.
Ở Latvia, một số thành phố nhiệt tình chào đón người Ukraine vào đầu năm nay đã cảnh báo người tị nạn tránh xa, nói rằng họ đã hết tiền để giúp đỡ.
Các nhà chức trách Ba Lan đã bắt đầu đóng cửa hoặc giảm quy mô một số trung tâm tị nạn, thu hẹp khả năng tiếp cận chương trình trả tiền cho các gia đình tiếp nhận người tị nạn.
27% người tị nạn Ukraine được hỏi cho biết họ sẽ cần tìm chỗ ở mới trong 6 tháng tới.
Tình hình đặc biệt căng thẳng ở Praha, nơi vốn đã có một trong những thị trường nhà ở nóng nhất thế giới trước khi Séc tiếp nhận 450.000 người tị nạn – tỉ lệ nhiều nhất tính theo dân số ở châu Âu. Sự xuất hiện của những người tị nạn đã khiến thủ đô Praha tăng 7% dân số, làm quá tải nhà ở công cộng và tiếp tục làm căng thẳng thị trường cho thuê nhà.
Ông Petra Vybíralová, một đại lý bất động sản địa phương cho biết: “Lúc đầu, mọi người tương đối cởi mở với việc thuê nhà cho người Ukraine, nhưng thái độ của họ đã thay đổi”.
Những nơi mà người tị nạn Ukraine đang ở thường thiếu nhà ở phù hợp mà EU hứa hẹn lúc đầu.
Những người tị nạn đến sau tháng 4 và các thành viên thiểu số gặp khó khăn lớn nhất trong tìm nhà ở.
Tại Đức, các bang và thành phố trong một số trường hợp từ chối tiếp nhận nhiều hơn số lượng người tị nạn được phân bổ, nói rằng họ đã đạt đến giới hạn.
Khó tìm trường học
Một tấm biển chào đón trẻ em tị nạn Ukraine tại một trường tiểu học ở Dsseldorf, Đức. Ảnh: Reuters
Trên 671.000 trẻ em Ukraine đã được hòa nhập vào hệ thống trường học EU vào giữa tháng 10. Con số đó nhiều hơn toàn bộ số học sinh ở các trường tiểu học và trung học ở Phần Lan.
Nhưng khối này chưa cho biết có bao nhiêu trẻ em vẫn chưa đăng ký. Một số ước tính cho rằng con số là hàng trăm nghìn.
Thiếu chỗ trong các trường học địa phương là lý do tại sao các gia đình tị nạn không thể đăng ký học cho con cái.
Hệ thống trường học ở một số quốc gia tiếp nhận nhiều người tị nạn nhất như Séc và Ba Lan đã phải chịu áp lực ngay cả trước xung đột ở Ukraine.
Ở Praha, một số người tị nạn cho biết họ phải đi từ trường này đến trường khác để tìm chỗ cho con.
Những người tị nạn khác nói rằng họ đã do dự trong đăng ký học cho con cái khi biết rằng nơi họ ở chỉ là tạm thời và không biết sẽ phải đi đâu tiếp theo. Các yêu cầu đăng ký học cũng có thể phức tạp.
Ở Ba Lan, phần lớn học sinh Ukraine đã được đưa vào các lớp học bình thường, một hình thức giảng dạy có thể giúp hòa nhập những người mới đến, nhưng có thể gây khó khăn cho những học sinh chưa nói được ngôn ngữ này.
Đức dựa trên một mô hình “lớp học chào đón” riêng biệt, hỗ trợ và hướng dẫn ngôn ngữ. Mặc dù mục tiêu là để học sinh hòa nhập càng sớm càng tốt, nhưng các em sẽ vẫn phải học riêng trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.
Trong khi đó, một vấn đề mới đang nảy sinh. Từ Berlin đến Praha, người biểu tình đã phản đối biện pháp trừng phạt Nga, một số người cho rằng chính phủ đang ưu tiên hỗ trợ Ukraine hơn công dân của mình.
FAO thiết lập văn phòng dự án ở Ukraine
Chính phủ Ukraine ngày 27/9 thông báo Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) sẽ thiết lập một văn phòng dự án ở Ukraine.
Người tị nạn Ukraine chờ để vào Ba Lan tại cửa khẩu biên giới Medyka, ngày 6/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo được công bố trên trang web của chính phủ, chính phủ Ukraine đã ủy quyền cho bà Yulia Svyrydenko, Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Kinh tế, ký kết thỏa thuận với FAO. Bà Svyrydenko được dẫn lời khẳng định việc thông qua thỏa thuận và thiết lập văn phòng của FAO ở Ukraine sẽ nâng mức độ hợp tác giữa hai bên lên mức cao mới.
Theo bà Svyrydenko, việc thiết lập văn phòng FAO sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất nông nghiệp của Ukraine cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối cứu trợ nhân đạo cho người dân nước này. Bên cạnh đó, thỏa thuận cũng sẽ củng cố sự hợp tác giữa Ukraine và FAO trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.
Từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 8, FAO đã hỗ trợ nông nghiệp khẩn cấp, như hạt giống và tiền mặt, cho 80.000 người dân 13 vùng ở Ukraine.
Đức quốc hữu hóa tập đoàn khí đốt Uniper Chính phủ Đức và tập đoàn năng lượng Uniper của nước này cùng công ty mẹ ở Phần Lan - Fortum - đã đạt được thỏa thuận quốc hữu hóa trong bối cảnh Uniper đứng trước nguy cơ phá sản sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt sang châu Âu liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Một trạm trung chuyển...