Bấp bênh liên thông cho hệ nghề, tìm đâu giải pháp?
Thời gian qua, các phương tiện truyền thông đưa tin chương trình tuyển sinh liên thông từ trung cấp, cao đẳng nghề lên đại học chính quy tại nhiều trường là trái với quyết định số 42 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gây hoang mang trong dư luận. Phải chăng cơ hội lấy bằng ĐH dành cho thí sinh trượt ĐH là quá xa mờ?
Nỗi lo có thật
Thực tế, việc các trường lách luật làm sai là hiện trạng có thật mà phụ huynh và học sinh cần hết sức chú ý khi lựa chọn một chương trình học. Theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ có 16 trường ĐH trên cả nước được phép đào tạo liên thông từ hệ nghề lên đại học. Mỗi trường đào tạo một số ngành nghề khác nhau và thí sinh phải chọn đúng trường có đào tạo nghề mình muốn để theo học. Để nhận bằng chính quy, các bạn cũng phải học ngay tại cơ sở chính của trường đó. Điều này gây ra một số bất lợi cho thí sinh nếu ngành nghề muốn học không được cấp phép ở những trường gần khu vực mình sinh sống. Trước tình thế này, hình thức học trực tuyến (học từ xa) đang trở thành lựa chọn thích hợp, vừa đảm bảo tính pháp lý, vừa giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Cơ hội mở cho hệ nghề
Ngày 15/10, trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace và ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) ký kết thỏa thuận liên kết đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng nghề lên đại học theo hình thức trực tuyến. Đối tượng chính được hướng tới ở đây là các bạn đã tốt nghiệp THPT nhưng không may trượt kỳ thi đại học. Bởi lúc này, nguyện vọng lớn nhất của các bạn là học để có được một nghề nghiệp vững vàng mà vẫn sở hữu được tấm bằng đại học mơ ước với chi phí đầu tư hợp lý nhất.
Theo chương trình phôi hợp này, iSpace tuyển sinh, đào tạo giai đoạn 1 (2,5 năm đầu) và cấp bằng Cao đẳng nghề cho sinh viên. Sau đó, các bạn sẽ học chuyển tiếp lên đại học thêm 1,5 năm nữa theo hình thức học online qua mạng giúp sinh viên hoàn toàn chủ động về thời gian. Các buổi học cố định với giảng viên trên lớp (chủ yếu là vào buổi tối) và các buổi thi sẽ được bố trí ngay tại cơ sở của iSpace ở TP.HCM. ĐH Duy Tân sẽ chịu trách nhiệm giảng dạy giai đoạn 2 này và cấp bằng Cử nhân đại học (hệ từ xa) cho sinh viên tốt nghiệp. Do đây là chương trình đào tạo từ xa nên không chịu sự chi phối bởi Quyêt định sô 42/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về liên thông đại học chính quy. Vì vậy, sinh viên theo học có thể hoàn toàn yên tâm về tính pháp lý của chương trình.
Video đang HOT
Học từ xa nằm ngoài đối tượng áp dụng của quyết định số 42 của Bộ GD&ĐT.
Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp cao đẳng nghề, các bạn còn được iSpace giới thiệu việc làm phù hợp để có thể tự trang trải chi phí học đại học. So với hình thức học tập và liên thông bình thường, chương trình này giúp tiết kiệm thời gian hơn vì sinh viên không phải chờ thi liên thông mà sẽ ngay lập tức bắt đầu chương trình đại họcsau khi kết thúc giai đoạn 1. Vì vậy, sinh viên sẽ có được tấm bằng đại học sau đúng 4 năm như chương trình đại học bình thường và được hưởng đầy đủ quyền lợi khi muốn học tiếp lên bậc cao học.
Tiến bộ và tiết kiệm
Để đào tạo trực tuyến được hiệu quả, ĐH Duy Tân đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng kho học liệu multimedia và mạng thực tế ảo mang tên Second Life giúp sinh viên có cảm giác như đang học tập tại trường thật. Tại đây, sinh viên có thể hóa thân thành một nhân vật trong game để tham quan trường, tham gia các lớp học, giơ tay phát biểu ý kiến, thảo luận với bạn bè, hay giải trí, làm quen, mở rộng quan hệ với cộng đồng các bạn trên game. Dù là học trực tuyến, nhà trường vẫn chấm điểm chuyên cần cho sinh viên thông qua tần suất thắc mắc, đóng góp xây dựng bài với giảng viên qua phòng nhắn tin hay tham gia các forum (diễn đàn) học tập. Ngoài giảng viên, mỗi forum như thế đều có các cố vấn học tập trực thường xuyên, đảm bảo thắc mắc của học viên sẽ được giải đáp nhanh chóng. Kết quả môn học không chỉ được đánh giá qua bài thi cuối kỳ mà còn qua các bài tập thực hành trong quá trình tự rèn luyện.
Trong bối cảnh phụ huynh và học sinh đang hết sức hoang mang trước tình hình tuyển sinh liên thông ĐH từ hệ nghề bát nháo như hiện nay, hình thức học trực tuyến (đào tạo từ xa) mà iSpace và ĐH Duy Tân đang triển khai rõ ràng là phương thức học tập tiến bộ và tiết kiệm. Học sinh sinh viên theo học có thể yên tâm về tính pháp lý của chương trình lẫn về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Tư liệu: Học viện iSpace
Theo Infonet
Hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số học nghề
Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp tại các trường đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề (công lập) được miễn học phí, lệ phí tuyển sinh ngoài ra được nhận học bổng chính sách, học bổng khuyến khích học tập...
Những chính sách trên được nêu trong dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số.
Học bổng chính sách bằng 80%, 100% tiền lương tối thiểu chung
Cũng theo dự thảo này, đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số có dân số dưới 1 vạn người được hưởng mức học bổng chính sách bằng 100% tiền lương tối thiểu chung.
Nhiều chế độ hỗ trợ cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số học nghề.
Học sinh, sinh viên thuộc các dân tộc thiểu số còn lại thì được hưởng mức học bổng chính sách bằng 80% tiền lương tối thiểu chung.
Trong quá trình học tập, nếu học sinh, sinh viên học tập và rèn luyện tốt, đạt kết quả từ khá trở lên (ở năm học trước đó) thì được hưởng học bổng khuyến khích học tập theo quy định hiện hành.
Đặc biệt, các học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số còn được ưu tiên học liên thông lên Đại học theo quy định được Nhà nước ưu tiên đặt hàng dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng.
Hỗ trợ học phẩm, bảo hiểm y tế
Ngoài ra, dự thảo còn đề xuất quy định các học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số còn được hỗ trợ học phẩm được mượn miễn phí chương trình, giáo trình, tài liệu học nghề được cấp chăn bông cá nhân, màn cá nhân, áo bông, chiếu cá nhân, nilon đi mưa và quần áo bảo hộ lao động theo nghề đào tạo.
Cũng như học viên được cấp sổ khám sức khỏe, khám sức khỏe hàng năm, Thẻ bảo hiểm y tế và mua thuốc thông thường đặt tại tủ thuốc của trường.
Mỗi năm học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số còn được hỗ trợ 2 lần (lượt đi và về) tiền đi lại theo giá vé công cộng. Trong ngày Tết nguyên đán, Tết dân tộc, trường hợp học sinh, sinh viên ở lại trường không về nhà được hỗ trợ với mức 10% tiền lương tối thiểu cho 1 học sinh, sinh viên/lần ở lại.
Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số còn được hỗ trợ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các hoạt động tuyên truyền và cổ động mang tính quần chúng của nhà trường.
Nếu học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội thì được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định hiện hành.
Theo tiin
Thả nổi đào tạo liên thông: Bộ GD-ĐT đang đứng ở đâu? Đào tạo liên thông được mở ra nhằm tạo điều kiện cho người học được chuyển tiếp lên bậc học cao hơn. Tuy nhiên, việc Bộ GD-ĐT "nới tay" cho phép các trường đào tạo theo hình thức này đã làm phát sinh ra những cuộc "nâng cấp bằng" với quy mô lớn. Những bất cập về đào tạo liên thông đã được...