Bảo vệ xương ở người già
Ở những người lớn tuổi, nguy cơ loãng xương tăng cao, từ đó dễ dẫn đến gãy xương. Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn cần bổ sung các thực phẩm tốt cho xương và duy trì thói quen tắm nắng mỗi ngày.
Ảnh: Shutterstock
Ăn chuối giúp cơ thể nạp được nhiều can xi và vitamin D, hai chất cần thiết cho xương chắc khỏe. Thiếu hụt hai chất này dễ dẫn đến loãng xương. Ăn chuối còn có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, chuyển hóa protein và ngăn chặn tụt can xi.
Các loại rau xanh như cải bó xôi, hành lá, bắp cải và bông cải xanh là những nguồn dồi dào can xi. Vitamin K có trong cải bó xôi còn giúp tăng mật độ chất xương.
Bổ sung lượng lớn kali từ hạnh nhân, đậu phộng được cho giúp ngăn ngừa mất can xi qua nước tiểu. Quả óc chó rất giàu a xít béo omega 3, chất có tác dụng làm chậm tốc độ mất chất xương trong khi đẩy nhanh tiến độ hình thành xương.
Video đang HOT
Nếu bạn thích ăn mận thì hẳn sẽ rất vui khi biết rằng quả mận chứa nhiều chất xơ có tên là inulin giúp cơ thể hấp thụ can xi nhanh hơn cũng như củng cố xương.
Bạn duy trì được thói quen uống một ly sữa mỗi ngày là quá tốt vì đây là nguồn phong phú can xi và vitamin D. Không thích uống sữa thì bạn có thể ăn sữa chua hoặc phô mai thay thế, theo hãng tin Times News Network.
Các chuyên gia cho biết cá mòi có hàm lượng cao cả vitamin D và can xi. Các chất a xít béo omega 3 và vitamin D cũng có nhiều trong cá hồi.
Trứng là một thực phẩm tốt cho xương song đừng lạm dụng nó. Theo các chuyên gia sức khỏe, ăn một quả trứng mỗi ngày là đủ. Lòng đỏ trứng là nguồn giàu vitamin D.
Nhất Linh
Theo TNO
Dinh dưỡng và trẻ thừa cân
Trong tủ bếp gia đình, nếu thường xuyên trữ những thực phẩm gây tăng cân sẽ khiến quá trình giảm cân của trẻ thêm chông gai.
Các loại kẹo chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe
Sinh tố. Bạn có xu hướng cho trẻ ăn nhiều sinh tố mà quên mất rằng một ly sinh tố lớn cung cấp rất nhiều calo, có thể là hơn 500 calo. Nếu trẻ cần tăng cân thì đây là một sự lựa chọn hợp lý. Song nếu trẻ đang bị thừa cân, bạn cần điều chỉnh lượng sinh tố. Nếu sinh tố có kèm sữa thì bạn nên bớt khẩu phần lại. Nên chọn loại sinh tố hoa quả với đá hoặc sữa chua trắng không hoặc ít đường.
Sữa chua có hương vị. Sữa chua luôn được xem là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhờ có hàm lượng protein và can xi cao. Nhưng một số loại sữa chua kèm hương vị có thể chứa phẩm màu và nhiều đường (có thể hơn 25 gr đường/hũ). Các chuyên gia khuyên nên ưu tiên dùng sữa đông hoặc sữa chua trắng và bổ sung thêm trái cây tươi để tạo hương vị.
Trẻ có xu hướng béo phì sẽ là mối đe dọa cho sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Mì, nui. Đây có lẽ là món ăn yêu thích của trẻ em và các bà mẹ dễ dàng đáp ứng yêu cầu này khi trẻ than đói bụng. Theo các chuyên gia, các bà mẹ cần cứng rắn hơn khi trẻ đòi ăn mì, nui vì trên thực tế chúng không có giá trị dinh dưỡng nhiều, mà lại chứa nhiều sodium (chất trong muối ăn) và chất béo. Trẻ từ 2 - 3 tuổi nạp không quá 1.000 mg sodium/ngày và ở trẻ dưới 8 tuổi là 1.200 mg. Trong khi đó, một tô mì hoặc nui kèm phô mai có chứa hơn 500 gr sodium.
Kẹo dẻo. Cho trẻ ăn kẹo dẻo sẽ dễ gây sâu răng do độ dính của nó. Cho dù có chứa vitamin C thì loại kẹo này cũng thường có nhiều đường. Có thể thay thế bằng trái cây tươi như xoài, táo...
Phô mai. Một lượng vừa đủ mỗi ngày thì tốt cho sức khỏe vì phô mai có hàm lượng chất béo cao. Một lát phô mai chứa khoảng 100 calo và 10 gr chất béo. Do đó, bạn nên chọn loại phô mai ít chất béo để trữ trong tủ lạnh.
Nhất Linh
Theo TNO
Đậu nành edamame Đối với những ai thích ăn vặt thì đây là món ăn lành mạnh, vì không chỉ bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng mà còn ngừa nguy cơ tăng cân. Ảnh: Shutterstock Ăn vài miếng đậu edamame, bạn có thể cung cấp cho cơ thể carbohydrate, protein, chất xơ và các vi dưỡng chất khác như folate, mangan và vitamin K. Theo...