Bảo vệ trại tử thần của Đức Quốc xã bị xét xử tội giết người hàng loạt
Bruno Dey, 93 tuổi, cựu bảo vệ trại tập trung Stutthof ở Ba Lan của Đức Quốc xã vừa ra hầu tòa để bị xét xử vì tội đồng lõa trong vụ giết hại 5.230 người trong khoảng thời gian từ tháng 8/1944 đến tháng 4/1945.
Trại tập trung Stutthof
Một công tố viên tuyên bố, Dey bị buộc tội vì đã đóng vai trò là đồng phạm trong cỗ máy giết người đồng thời hỗ trợ cho việc giết hại tù nhân Do Thái nói riêng.
Mặc dù Dey đã 93 tuổi nhưng ông này vẫn sẽ vẫn bị xét xử cho những tội ác trong quá khứ tại tòa án ở Hamburg. Khi bắt đầu làm việc tại trại tập trung của Đức Quốc xã, Dey 17 tuổi. Người đàn ông này hiện sống ở Hamburg, đã kết hôn và có hai con gái.
Trong phiên tòa, Dey ngồi xe lăn nói rằng ông ta bị buộc phải trở thành một người bảo vệ trại tập trung sau khi không đạt tiêu chuẩn để ra chiến trường.
Dey cũng nói rằng ông ta không giết bất cứ ai trong thời gian làm bảo vệ trại tập trung dù xác nhận trong phiên tòa rằng mình thấy các tù nhân bị đẩy vào các phòng chứa khí độc của trại.
Video đang HOT
Đức Quốc xã đã thành lập trại tập trung Stutthof vào năm 1939. Khoảng 65.000 người đã chết ở đây.
Dey không phải là cựu sĩ quan duy nhất trong một trại tập trung của Đức Quốc xã bị buộc tội nhiều thập kỷ sau khi Thế chiến II kết thúc.
Năm 2011, một tòa án ở Đức đã xét xử John Demjanjuk tội đồng lõa trong vụ giết hại 28.060 người Do Thái trong thời gian làm bảo vệ tại trại tập trung Sobibor. Năm 2016, cựu bảo vệ của trại tập trung Auschwitz, Reinhold Hanning, 94 tuổi, cũng bị kết án vì đồng lõa trong vụ giết người hàng loạt tại tòa án Đức.
Theo danviet
Bí mật trong ngôi nhà chứa 8 xác phụ nữ: Biến mất không dấu vết
Trước những vụ mất tích đột ngột mà không để lại bất kỳ manh mối nào liên tiếp diễn ra, ngay cả lực lượng FBI cũng phải thừa nhận rằng không thể làm gì hơn.
Từ năm 1996 đến 1998, cảnh sát Ulster, New York (Mỹ) liên tục nhận được tin báo về các vụ mất tích. Nạn nhân là những cô gái có đặc điểm giống nhau như vóc người thon thả và mái tóc nâu. Những vụ án không có manh mối khiến lực lượng chức năng lung túng, còn người dân thì vô cùng hoang mang khi một kẻ giết người hàng loạt đang sống ngay bên cạnh họ mà vẫn chưa bị phát hiện.
Những vụ mất tích đột ngột
Tháng 10/1996, cảnh sát thị trấn Lloyd, quận Ulster, New York, Mỹ nhận được tin báo về sự mất tích của một người phụ nữ da trắng 30 tuổi tên là Wendy Meyers. Wendy có dáng người mảnh khảnh, đôi mắt và mái tóc màu nâu. Cô được nhìn thấy lần cuối tại nhà nghỉ Valley Rest ở Highland, một thị trấn nhỏ nằm bên bờ sông Hudson, phía nam thành phố Kingston.
Nạn nhân Wendy Meyers được nhìn thấy lần cuối tại một nhà nghỉ
Tháng 12/1996, chỉ hai tháng sau vụ mất tích đầu tiên, Gina Barone (29 tuổi) cũng được gia đình thông báo đã đột ngột biến mất. Gina có dáng người nhỏ nhắn với mái tóc màu nâu và một vết xăm hình đại bàng trên lưng. Ở cánh tay phải của cô có một hình xăm khác với dòng chữ "POP". Lần cuối người ta trông thấy cô là hôm 29/11 ở thành phố Poughkeepsie trên một góc phố, khi đang cãi cọ với một người đàn ông.
Chưa đầy một tháng sau, ngày 1/1/1997, cảnh sát lại tiếp nhận thêm thông báo về một vụ việc tương tự, đó là Kathleen Hurley, một phụ nữ 47 tuổi. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy cô là khi cô đang đi bộ dọc trên phố Main ở khu vực trung tâm thành phố Poughkeepsie. Cũng giống như các nạn nhân trước đây, Kathleen là người da trắng, có mái tóc màu nâu và dáng người nhỏ nhắn. Trên bắp tay trái của cô có xăm chữ "CJ". Cảnh sát phỏng đoán, các vụ mất tích của Hurley, Meyers và Barone dường như có liên quan đến nhau.
Hồ sơ về các vụ mất tích ngày càng nhiều. Ngoài sự trùng hợp có thể dễ dàng nhận ra là các cô gái biến mất trong hoàn cảnh tương tự nhau, cảnh sát không hề có thêm bất kỳ thông tin nào.
Nạn nhân Gina Barone
FBI "bó tay"
Khi quá trình điều tra các vụ mất tích trên chưa có tiến triển gì thì đến tháng 3/1997, thêm một phụ nữ là Catherine Marsh được thông báo bị mất tích. Người ta nhìn thấy cô lần cuối cùng vào hôm 11/11/1996 cũng ở thành phố Poughkeepsie. Bốn tháng đã trôi qua kể từ khi vụ án xảy ra nên công tác điều tra gặp nhiều khó khăn. Giống như các nạn nhân trước, đây cũng là một phụ nữ da trắng, vóc người nhỏ nhắn, mắt màu xanh và tóc nâu. Toàn bộ quần áo và tư trang của cô trong căn hộ vẫn còn nguyên. Vụ án rơi vào bế tắc bởi cảnh sát không thể tìm ra manh mối hoặc kẻ tình nghi nào.
Tháng 4/1997, cảnh sát Poughkeepsie quyết định liên hệ với Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) với mong muốn được hỗ trợ. Tuy nhiên, dù các nhân viên điều tra của FBI rất quan tâm đến các vụ án này nhưng cũng không thể làm gì hơn bởi để tìm ra nghi phạm, họ cần một hiện trường vụ án mà các vụ mất tích này không thể đáp ứng được.
Trong lúc mọi việc đang trở nên phức tạp vì chưa tìm ra manh mối thì ngày 13/11/1997, lại xảy ra một vụ mất tích nữa. Đó là Mary Healy Giaccone, 29 tuổi. Thông tin này lại do chính cảnh sát đưa ra. Mẹ của Mary mất vào tháng 10/1997. Cha của Mary đã đến yêu cầu cảnh sát tìm giúp con gái. Cảnh sát sớm phát hiện ra rằng lần cuối cùng người ta trông thấy Mary là vào tháng 2/1997 cũng ở trên các con phố của thành phố Poughkeepsie như những trường hợp trước đây.
Và cũng giống như tất cả các vụ khác, Mary có dáng người nhỏ nhắn. Cảnh sát đẩy mạnh công tác điều tra vụ này. Các vụ mất tích có nhiều điểm giống nhau đến kỳ lạ. Tất cả các cô gái đều sống ở Poughkeepsie hoặc gần nơi đó, có vóc người giống nhau, không có mối liên hệ với gia đình thường xuyên, vài người trước đây đã từng bị bắt vì tội mại dâm.
Lực lượng cảnh sát đã áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nhau để truy tìm tung tích của những phụ nữ bị mất tích. Tuy nhiên, họ cũng không tìm ra được thêm manh mối nào. Cuộc điều tra đi vào ngõ cụt.
Theo danviet
Nghi phạm người Đức thừa nhận cuộc tấn công chống Do Thái có động cơ cực hữu Nghi phạm người Đức bị bắt vì một cuộc tấn công chết người, nhắm vào một giáo đường đã thừa nhận thực hiện vụ nổ súng, và thú nhận rằng nó được thúc đẩy bởi chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa cực đoan cánh hữu. Stephan Balliet được những người hàng xóm mô tả là một người cô độc dành phần...