Bảo vệ răng cũng là bảo vệ sức khỏe cơ thể
Sâu răng không những gây đau đớn đến tận xương tủy, mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống mà còn là ngọn nguồn gây tác động tiêu cực đến nhiều bộ phận nội tạng trong cơ thể.
1. Đánh răng hàng ngày là biện pháp duy nhất bảo vệ răng miệng?
Không hoàn toàn. Chúng ta biết, có ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới sức khỏe hàm răng là gien di truyền, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Cho đến nay, khoa học chưa có khả năng tác động tới hệ gien. Chế độ dinh dưỡng thích hợp đặc biệt quan trọng ở lứa tuổi khi răng và hệ xương hình thành và phát triển. Nhưng vệ sinh răng miệng là việc rất quan trọng đối với mọi lứa tuổi.
Nhiều người cho rằng, hàng ngày đánh răng là đủ để có hàm răng khỏe mạnh. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, vòm miệng là nơi trú ngụ của khoảng 50 tỷ vi khuẩn thuộc trên dưới 300 chủng loại. Trong số cư dân đông đúc này có nhiều loại là thủ phạm gây sâu răng và viêm lợi. Thủ phạm chủ yếu gây sâu răng là loại vi khuẩn Streptococcus Mutans, khi có thức ăn – đặc biệt là đường hay tinh bột dính trên bề mặt răng, đối tượng này sẽ phân hủy thức ăn tạo nên axit ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu. Vi khuẩn, axit và mùn thức ăn trên bề mặt răng sẽ tạo thành màng dính vào răng, màng này phân bố ở tất cả mặt răng đặc biệt là răng hàm. Những màng bám răng không chỉ gây sâu răng mà còn gây viêm lợi.
Những loại vi khuẩn gây sâu răng này thường ẩn náu ở những chỗ kín đáo trong vòm miệng, như giữa các chân răng hay trong các vòm phía sau răng, khó có thể quét sạch bằng bàn chải đánh răng. Do vây, để loại bỏ kẻ thù ra khỏi vòm miệng, ra khỏi những nơi kín nhất trong hàm răng và gìn giữ vòm miệng luôn sạch sẽ, ngoài đánh răng hàng ngày, cần thường xuyên xúc miệng bằng nước xúc miệng khử trùng.
Các khảo cứu gần đây được tiến hành tại Ba Lan cho thấy, xúc miệng thường xuyên bằng dung dịch khử trùng là biện pháp bảo vệ răng miệng hiệu quả nhất. Dung dịch này không chỉ có tác dụng khử trùng bảo vệ răng, lợi mà còn bảo vệ và tăng cường men răng, vì dung dịch có chứa flour. Các chuyên gia răng miệng khuyên, hàng ngày nên xúc miệng bằng dung dịch hai lần, trong thời gian 30 giây sau mỗi lần đánh răng.
Vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân gây viêm lợi? (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
2. Vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân gây viêm lợi?
Đúng thế, viêm lợi là nguyên nhân thứ hai sau sâu răng dẫn đến rụng răng. Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn, chống lại sự thâm nhập của vi khuẩn. Nguyên nhân gây viêm lợi là do vi khuẩn sống trong các mảng bám quanh răng hoặc cao răng tồn tại lâu ngày trong miệng. Do vậy, những người hay bị viêm lợi chủ yếu là những người không có chế độ vệ sinh răng miệng thường xuyên. Khi các màng dính không được làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công chân răng và tiết ra tại đó các enzyme có khả năng phá hủy liên kết của các biểu mô (nối giữa lợi và răng) và gây viêm lợi.
3. Bảo vệ răng cũng là bảo vệ sức khỏe toàn cơ thể?
Đúng thế. Nhiều người cho rằng, sâu răng là bệnh vặt, không nguy hiểm đến tính mạng. Thực tế không phải như vậy. Ngoài sâu răng gây đau đớn đến tận xương tủy, mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, sâu răng còn là ngọn nguồn gây tác động tiêu cực đến nhiều bộ phận nội tạng trong cơ thể. Các chuyên gia thuộc Viện Nha khoa Warszawa (Ba Lan) cho rằng, sâu răng có thể là thủ phạm 7 rắc rối sức khỏe nghiêm trọng.
- Khi răng miệng không được vệ sinh tốt, những loại enzym và chất độc do vi khuẩn sống quanh hàm răng hoặc nơi răng bị sâu tiết ra, theo con đường máu lưu thông khắp cơ thể, đến các khớp xương. Tại đây các enzyme và độc chất là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp. Khớp xương viêm sẽ bị sưng tấy và đau đớn. Hậu quả của việc viêm này có thể gây thoái hóa khớp.
- Trên vòm miệng là các xoang lớn, nhỏ tùy từng vị trí và đều có đường thông vào hốc mũi và bao bọc bởi niêm mạc, chứa không khí. Khi có răng sâu – nhất là răng hàm trên, các ổ vi khuẩn tại nơi răng sâu sẽ thâm nhập vào các xoang, gây viêm mũi.
- Người bị sâu răng hoặc hỏng răng hàm không thể nhai kỹ thức ăn. Do vậy dạ dày phải làm việc nhiều và tiết ra lượng dịch tiêu hóa nhiều hơn – trong đó có axit hydrochloric – đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày.
- Các nghiên cứu gần đây khẳng định nguyên nhân gây viêm cơ tim, viêm các van tim và thậm chí nhồi máu cơ tim là do… sâu răng.
- Nhiều người vẫn tưởng, viêm amiđan là do bị lạnh cổ, ăn các thức đồ lạnh vào mùa hè. Thực tế không hoàn toàn như vậy. Các yếu tố này chỉ gây suy giảm miễn dịch cục bộ, chứ không phải là thủ phạm gây viêm. Thủ phạm gây viêm chính là các vi khuẩn streptococcus có trong các ổ sâu răng.
- Bộ máy quan trọng nhất của hệ tiết niệu là nơi trú ngụ ưa thích của các vi khuẩn xuất phát từ các ổ sâu răng. Các loại vi khuẩn này cùng chất độc của chúng thâm nhập vào thận sẽ làm suy yếu khả năng làm việc của bộ lọc, ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Theo PNO
Ăn nho chớ vội bỏ hạt!
Trong hạt nho có nhóm hoạt chất gọi tắt là OPC với công năng vừa chống lão hóa vừa chống ung thư.
Rượu vang thường được đề cập hơn trái nho trong khi nếu không nhờ nho làm gì có rượu vang? Thôi thì ai uống được rượu vang cứ uống nhưng với người không muốn vướng vào ma men thì hãy chọn nước nho, vì nó cũng có tác dụng bảo vệ sức khỏe không kém rượu vang.
Theo nhiều chuyên gia ngành dinh dưỡng, nho là tặng vật của thiên nhiên dành cho người muốn đừng già trước tuổi. Nước nho vì thế nên có thường xuyên trên bàn ăn của người phải tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm, vì các nhà nghiên cứu đã chứng minh hợp chất flavon trong trái nho và lá nho có tác dụng kháng ôxy hóa tốt hơn sinh tố C và E. Không có gì khó hiểu nếu nhiều công ty mỹ phẩm đang áp dụng hoạt chất của trái nho trong kem dưỡng da chống nếp nhăn.
Thêm vào đó, thông qua tác dụng cải thiện chức năng biến dưỡng chất mỡ của lá gan, nho cộng hưởng với thuốc hạ chất mỡ trong máu. Nhờ chứa nhiều kalium nên nho còn có công năng chống huyết áp cao và ngừa bệnh mạch vành. Theo các nhà nghiên cứu ở ĐH Wisconsin (Mỹ), người thường ăn nho tránh được tai biến mạch máu não nhờ nho giữ máu loãng, bằng cách ngăn không cho tiểu cầu vô cớ kết dính trong mạch máu.
Lá nho và hạt nho là thành phần có giá trị dược lý rất quý (nguồn ảnh: internet)
Ai ăn nho không mong ăn được trái nho dày thịt, mỏng vỏ, ngọt nước? Nhưng ngặt nỗi trên khía cạnh dược lý, lá nho và hạt nho mới là thành phần đáng tiền. Lý do là vì trong hạt nho có nhóm hoạt chất gọi tắt là OPC với công năng vừa chống lão hóa vừa chống ung thư.
Tác dụng này thêm phần hoàn chỉnh nếu có sự hiện diện của sinh tố C nằm sẵn trong lá nho. Uổng ghê vì nếu lá nho và hạt nho đang được hàng loạt công ty dược phẩm, mỹ phẩm ở Âu, Mỹ tranh nhau xẻ thịt để tìm hoạt chất chống tuổi già, phòng ung bướu thì lá nho ở nước mình hầu như chỉ để cho... héo. Hạt nho dường như chỉ dùng để... phun chứ nhai luôn thì sợ đắng. Đáng lo hơn nữa là nho có hạt càng lúc càng lép vế trước nho không hạt.
Gần đây, có dịp ghé vùng Phan Rang thấy đây là vườn nho, kia là nguồn nước khoáng, biết tả sao cho xiết nỗi hân hoan của người tìm kiếm liệu pháp chống lão hóa, chẳng khác nào học trò "trúng tủ" khi mở đề thi. Vui biết mấy nếu trái nho ở quê nhà đến lúc nào đó vừa lớn vừa ngọt, vừa có giá thành sao để người thu nhập thấp cũng có thể ăn nho thường xuyên mà phòng bệnh.
Rất mong ông Ba Mọi và nông dân Phan Rang tiếp tục xây dựng uy tín thương hiệu cho giống nho nước Việt. Nhưng cũng mong các nhà sản xuất, từ rượu vang, nước nho cho đến nho khô... có thương người yêu nho thì thương cho trót. Xin đừng quẳng hạt mà nhớ để dành làm thuốc.
(Theo Người lao động)
Ba loại trà tán phong trừ hàn rất hay Để phòng chống giá rét và bảo vệ sức khỏe, ngoài các biện pháp thông thường như mặc ấm, ăn nóng, tránh bị gió lùa..., chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp đơn giản của y học cổ truyền. Khương táo trà Gừng tươi 20g, hồng táo 10 quả, đường đỏ lượng vừa đủ. Gừng tươi rửa sạch, thái vụn;...