Bảo vệ giới trẻ trước tác hại của thuốc lá
ó là chủ đề được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra nhằm hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá (31-5).
ồng thời kêu gọi các quốc gia cần có hành động kịp thời để giúp thế hệ trẻ không bị lừa dối bởi các quảng cáo gây nhầm lẫn rằng có loại thuốc lá ít hại cho sức khỏe; xây dựng một thế hệ trẻ khỏe mạnh.
Ảnh minh họa
Bên cạnh các sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi (thuốc lào) đang được quản lý theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, những năm gần đây, trên thị trường đang xuất hiện một số sản phẩm thuốc lá mới, trong đó, phổ biến nhất là thuốc lá điện tử (ENDs) và thuốc lá làm nóng (HTPs). Cả hai loại sản phẩm này đều có một số thành phần độc hại tương tự như thuốc lá điếu. Các sản phẩm thuốc lá này còn mới đối với thị trường tiêu dùng, nhất là tại Việt Nam.
Video đang HOT
ENDs hoạt động bằng cách làm nóng dung dịch lỏng hòa tan (dung dịch điện tử), tạo ra sol khí cho người dùng hít vào. Các thiết bị ENDs bao gồm bộ phận pin, sạc; bộ phận gia nhiệt, làm nóng, dẫn dòng khí để người sử dụng hít vào; bộ phận chứa ống đựng dung dịch điện tử. Hệ thống cung cấp dung dịch điện tử làm nóng và bốc hơi dung dịch tạo nên một hóa hơi, chứ không phải hơi nước. Làn hơi này vẫn tỏa ra môi trường, dẫn đến việc những người chung quanh vẫn hít phải, ngửi thấy và cảm nhận rõ làn hơi này. HTPs sử dụng thiết bị điện tử để làm nóng điếu thuốc hay đầu cắm lá thuốc ép. iếu thuốc hay đầu mồi được làm nóng đến nhiệt độ đủ cao để sinh ra các hạt khói, làn khói có thể hít vào. Thiết bị điện tử bao gồm bộ phận gia nhiệt làm nóng, điếu thuốc hay đầu cắm phải được sử dụng cùng nhau. Việc quảng bá HTPs là sản phẩm không đốt cháy nên không tỏa khói, từ đó giảm tác hại hơn thuốc lá điếu thông thường là không chính xác. Cả ENDs và HTPs đều có chứa các thành phần độc hại, khi sử dụng đều có sự đốt cháy và có khói, hơi tỏa ra môi trường gây tác hại cho người chung quanh do hút thuốc lá thụ động.
Các sản phẩm thuốc lá mới hiện được các công ty thuốc lá giới thiệu là một sản phẩm ít hại hơn so với thuốc lá điếu thông thường. Tuy nhiên, đây chỉ là các quảng cáo nhằm gây nhầm lẫn. Các bằng chứng đến thời điểm hiện tại cho thấy cả ENDs và HTPs đều có chứa các thành phần độc hại, khi sử dụng đều có sự đốt cháy và có khói, hơi tỏa ra môi trường gây hại cho người chung quanh. ENDs chứa nhiều chất độc hại, gây nghiện, gây bệnh tật, tử vong. Theo Liên minh Kiểm soát thuốc lá ông – Nam Á (SEATCA), phần lớn ENDs có chứa nicotine (chất gây nghiện cao, là nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, và ung thư; sử dụng nicotine quá liều gây ngộ độc; nghiện nicotine là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, đột quỵ). Trong dung dịch ENDs còn có: glycerin, propylene glycol và hương liệu (có hơn 15.500 các loại hương liệu). Các chất độc hại trong ENDs còn liên quan nhồi máu cơ tim, gây tổn thương phổi.
WHO cũng khuyến cáo, HTPs tạo ra chất khí độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường. Dù HTPs được nung ở nhiệt độ thấp hơn, nhưng vẫn tạo ra những hóa chất tương tự như trong khói thuốc lá. Khói thuốc nung ngoài gây hại cho người hút thì còn gây tác hại cho người chung quanh do hút thuốc thụ động. Do có tính tương đồng với thuốc lá điếu thông thường về thành phần nguyên liệu, HTPs cũng có những tác hại đối với sức khỏe tương tự như thuốc lá điếu thông thường hiện nay. WHO đã có khuyến cáo: HTPs tạo ra chất khí độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường.
Không chỉ gây tác hại về sức khỏe, ENDs, HTPs cũng gây những ảnh hưởng về mặt xã hội. ENDs hiện có xu hướng nhắm tới đối tượng là giới trẻ thông qua hình ảnh, phong cách tạo gu thẩm mỹ, xu hướng của giới trẻ, bán hàng qua mạng (bán qua app điện thoại thông minh, quảng cáo và mua bán trên in-tơ-nét) là hình thức mà giới trẻ thường sử dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, môi trường, lối sống, hành vi của giới trẻ. Tỷ lệ sử dụng ENDs của thanh thiếu niên lứa tuổi 13 đến 15 ở các nước thu nhập thấp và trung bình khá cao và đang gia tăng song song với thuốc lá điếu. Mặt khác, ENDs và HTPs làm gia tăng tỷ lệ sử dụng thuốc lá, ảnh hưởng đến mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. ENDs có nguy cơ cao tiềm ẩn và phát sinh các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy và các chất gây nghiện, ảnh hưởng đến sức khỏe, an ninh trật tự xã hội.
Để bảo vệ thế hệ trẻ trước nguy cơ nghiện chất nicotine và các tác hại đối với sức khỏe của việc sử dụng thuốc lá, ngăn chặn các chiến thuật quảng cáo có hệ thống của ngành công nghiệp thuốc lá, WHO lựa chọn chủ đề Ngày thế giới không thuốc lá năm 2020 là “Bảo vệ giới trẻ khỏi ảnh hưởng của việc quảng cáo và sử dụng các sản phẩm thuốc lá”. Qua đó chỉ rõ các chiến thuật quảng cáo, tiếp thị, nhất là các phương thức mà ngành công nghiệp thuốc lá tác động đến thanh thiếu niên nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thuốc lá, như: giới thiệu các sản phẩm ENDs với nhiều kiểu dáng thiết kế “sành điệu”; quảng cáo các sản phẩm thuốc lá mới là sản phẩm thay thế ít tác hại hơn so với các loại thuốc lá thông thường; tài trợ cho người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên các trang mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm thuốc lá mới cho thanh niên; tài trợ cho các cuộc thi để quảng bá các sản phẩm thuốc lá và sản phẩm nicotine… Trang bị các thông tin giúp thanh thiếu niên nhận thức rõ về tác hại của thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như bản chất các chiến thuật quảng cáo thuốc lá nhằm lôi kéo các thế hệ hiện tại và tương lai nghiện nicotine và sử dụng thuốc lá, bất chấp việc gây ra hàng triệu ca tử vong sớm do thuốc lá mỗi năm. Huy động và thông qua sự tham gia của những người có ảnh hưởng trong xã hội để tác động, kêu gọi thanh niên tham gia các hoạt động tuyên truyền về ảnh hưởng của nghiện chất nicotine đến thế hệ trẻ.
Từ thực tế đó, WHO kêu gọi: Các quốc gia cần có hành động kịp thời để giúp thế hệ trẻ không bị lừa dối bởi các quảng cáo gây nhầm lẫn rằng có loại thuốc lá ít hại cho sức khỏe, xây dựng một thế hệ trẻ khỏe mạnh. Những người có tầm ảnh hưởng xã hội trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc, trên các trang mạng xã hội, trong gia đình, tại trường học, những người có khả năng tiếp cận và kết nối với giới trẻ hãy cùng tham gia các hoạt động để chỉ rõ các chiến thuật trong việc nỗ lực tạo ra một thế hệ người hút thuốc lá mới của ngành công nghiệp thuốc lá. Kêu gọi một thế hệ trẻ không sử dụng thuốc lá và các sản phẩm gây nghiện như nicotine; thế hệ trẻ cần chủ động, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền nhằm chỉ rõ sự thật về những chiến thuật quảng cáo thuốc lá gây nhầm lẫn cho người sử dụng để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng…
Thuốc lá liên quan tới 6/8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
Các chuyên gia y tế cảnh báo, thuốc lá liên quan tới 6/8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, các căn bệnh, như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch, ung thư...
Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31-5 và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (diễn ra từ ngày 25-5 đến 31-5), sáng 29-5, Bộ Y tế tổ chức lễ mít tinh với chủ đề "Bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá".
Tại lễ mít tinh, các chuyên gia y tế cảnh báo, thuốc lá liên quan tới 6/8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, các căn bệnh, như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch, ung thư... Điều đáng nói là có đến hơn 90% người bệnh ung thư phổi có hút thuốc lá. Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 26 lần so với người không hút thuốc.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, điều đáng lo ngại hiện nay là tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử lại tăng, đặc biệt ở nhóm học sinh, sinh viên, thanh niên...
Thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng (như thuốc điếu sử dụng tẩu), thuốc lá kiểu mới, các chiến dịch quảng cáo hiện đang "tấn công" vào thanh niên, như giới thiệu nhiều thiết kế "sành điệu", sử dụng tiện lợi, hương vị mới làm cho giới trẻ coi nhẹ những rủi ro với sức khỏe.
Trong khi đó, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới này cũng có nhiều thành phần gây hại đến sức khỏe con người, rất khó kiểm soát.
Trước những nguy cơ đó, Bộ Y tế đang nghiên cứu và đề xuất Quốc hội xem xét đưa các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng vào loại hàng hóa cấm kinh doanh và tiêu dùng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Ủy viên Thường trực Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá kêu gọi các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, đồng thời gửi đến những người hút thuốc thông điệp: "Hãy bỏ thuốc lá ngay hôm nay, ngừng hút thuốc sớm là phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là trong tình hình phòng dịch Covid-19 như hiện nay. Từ đó, góp phần xây dựng môi trường trong lành cho mỗi người, cho từng gia đình và cho toàn xã hội".
Quản lý thuốc lá thế hệ mới, tranh cãi chưa dứt Gần đây, các quan điểm mới dành cho thuốc lá điện tử liên tục xuất hiện, đáng chú ý có WHO chuyển sang khuyến nghị quản lý thuốc lá điện tử chặt chẽ thay vì cấm. Ở thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử không diễn ra quá trình đốt cháy mà dùng sức nóng của nhiệt từ thiết bị điện...