Bảo vệ cán bộ ‘dám đột phá vì lợi ích chung’
Trung ương yêu cầu công tác kiểm tra, giám sát phải bảo vệ cái đúng, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung.
Nội dung này được nêu trong Quy định 22 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ngày 28/7.
Quy định nêu rõ, cơ quan kiểm tra phải chủ động phát hiện sớm để phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục khuyết điểm, vi phạm của tổ chức Đảng và đảng viên ngay từ khi còn mới manh nha, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, kéo dài và lan rộng. “Khi các vụ vi phạm được phát hiện, phải cương quyết xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời để răn đe và giáo dục”, văn bản nêu rõ.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Hoàng Phong
Cũng như Quy định 30 ban hành năm 2016, các hình thức kỷ luật đảng viên vẫn bao gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Đảng viên chính thức vi phạm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ thì phải kỷ luật khai trừ, không áp dụng biện pháp xóa tên, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng.
Quy định 22 có một số điểm mới như thêm một điều riêng về nguyên tắc trong kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng. Theo đó, mọi tổ chức Đảng và đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng và đều chịu sự kiểm tra, giám sát, kỷ luật cùa Đảng, không có ngoại lệ. Đảng viên đã nghỉ hưu, nếu phát hiện vi phạm khi đang công tác thì vẫn bị kỷ luật như đang đương chức.
Video đang HOT
Người bị kiểm tra, giám sát không được để lộ nội dung kiểm tra, giám sát cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm; không sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình, thu phát sóng khi làm việc với chủ thể kiểm tra, giám sát. Những người này được sử dụng bằng chứng, chứng cớ liên quan để giải trình; bảo lưu ý kiến và đề nghị tổ chức Đảng có thẩm quvền xem xét lại kết luận, quyết định đối với mình.
Một điểm mới nữa trong Quy định 22 là đảng viên bị khởi tố, truy tố hoặc bị tạm giam hoặc do cơ quan thanh tra, kiểm toán cung cấp nội dung vi phạm pháp luật thì tổ chức Đảng có thẩm quyền chủ động kiểm tra, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, không chờ kết luận hoặc tuyên án của tòa hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán; không cần quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt mới kỷ luật.
Sau khi có bản án hoặc quyết định của tòa án hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán, nếu thấy cần thiết, tổ chức Đảng có thẩm quyền xem xét lại việc kỷ luật đảng đối với đảng viên đó.
Đảng viên bị truy nã hoặc bị tòa án tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên thì tổ chức Đảng có thẩm quyền quyết định khai trừ hoặc xóa tên trong danh sách đảng viên (đối với đảng viên dự bị), không phải theo quy trình thi hành kỷ luật.
Đảng viên, cấp ủy viên bị tòa án tuyên hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ, sau khi bản án có hiệu lực, tổ chức Đảng có thẩm quyền phải quyết định cho đảng viên trở lại sinh hoạt Đảng, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt cấp ủy và xem xét quyết định kỷ luật theo đúng quy trình.
Theo Ban Chấp hành Trung ương, đảng viên bị xử oan, sai đã được tòa án quyết định hủy bỏ bản án hoặc thay đổi mức án, cơ quan có thẩm quyền đình chỉ vụ án thì các tổ chức Đảng phải kịp thời xem xét lại quyết định kỷ luật đối với đảng viên đó, kể cả trường hợp đã chết.
Quy định nêu rõ, đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, bị bệnh nặng thì chưa xem xét, kỷ luật. Trường hợp đảng viên vi phạm đã qua đời, tổ chức Đảng xem xét không kỷ luật, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Quy định này có hiệu lực từ ngày 28/7, thay thế Quy định 30 ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Vụ cán bộ Đà Nẵng tát nhân viên lấy mẫu xét nghiệm: Đề nghị xử lý nghiêm
Thường trực HĐND TP Đà Nẵng đã giao Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng tiếp tục nắm thông tin vụ việc và sẽ xem xét, đề nghị xử lý cán bộ theo quy định.
Tối 2/8, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP Đà Nẵng đã thông tin về vụ việc liên quan đến Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP Đà Nẵng.
Theo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP Đà Nẵng, trưa 1/8, có thông tin phản ánh việc ông Trần V. - Phó Chánh Văn phòng ĐBQH và HĐND TP Đà Nẵng xảy ra to tiếng, va chạm với nhân viên lấy mẫu xét nghiệm tại địa bàn phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà).
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Thường trực HĐND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP Đà Nẵng làm việc với cơ quan chức năng liên quan để nắm thông tin vụ việc, yêu cầu ông V. làm báo cáo tường trình cụ thể. Cá nhân ông Trần V. cũng đã làm kiểm điểm, nhận thấy lỗi sai.
Ông Trần V. - Phó Chánh Văn phòng ĐBQH và HĐND TP Đà Nẵng đã to tiếng, va chạm với nhân viên lấy mẫu xét nghiệm.
Đến chiều cùng ngày, tại trụ sở Công an phường Nại Hiên Đông, ông V. đã làm việc với cơ quan chức năng, nhận khuyết điểm và xin lỗi nhân viên y tế. Hai bên thống nhất giải hòa và lập biên bản theo yêu cầu của Công an phường Nại Hiên Đông.
"Hiện vụ việc đang được UBND quận Sơn Trà chỉ đạo các cơ quan liên quan báo cáo, xử lý. Thường trực HĐND TP Đà Nẵng đã giao Văn phòng ĐBQH và HĐND TP Đà Nẵng tiếp tục nắm thông tin vụ việc và sẽ xem xét, đề nghị xử lý cán bộ theo quy định", thông báo của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP Đà Nẵng nêu.
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP Đà Nẵng cho biết thêm, hiện ông V. đang sinh hoạt tại nhà, trong khu cách ly y tế của phường Nại Hiên Đông, không đến cơ quan làm việc.
Cũng về sự việc, chiều cùng ngày, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà báo cáo, lúc 9h30 ngày 1/8, kỹ thuật viên xét nghiệm P. T. L. (thuộc Khoa xét nghiệm, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà) làm nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người trong khu phong tỏa đường Nguyễn Hiền (phường Nại Hiên Đông) thì bị ông V. ra tay đánh vào vùng mặt bên phải.
"Toàn bộ sự việc, nhóm nhân viên lấy mẫu và người dân đều chứng kiến. Tại buổi làm việc với cơ quan chức năng, ông V. đã thừa nhận hành vi tát vào mặt chị L. và đã có lời xin lỗi. Đơn vị sau đó đã bỏ qua mọi việc để dành thời gian tập trung vào nhiệm vụ chống dịch", báo cáo của Trung tâm Y tế quận Sơn Trà nêu.
Theo nhân viên y tế liên quan vụ việc, ông V. đã tát vào mặt chị.
Báo cáo của Trung tâm Y tế quận Sơn Trà cũng nêu, ông V. đã thông tin với một số báo đài không đúng với nội dung ông này đã thừa nhận trong buổi làm việc tại cơ quan công an phường.
Theo đơn vị này, nhân viên y tế P.T.L. và tất cả nhân viên Trung tâm Y tế quận đều cảm thấy rất bức xúc vì hành vi của ông Vinh.
Sóc Trăng yêu cầu người dân không ra đường sau 20h Sóc Trăng là tỉnh cuối cùng ở miền Tây yêu cầu người dân không ra đường vào ban đêm để phòng chống dịch Covid-19. Ngày 2/8, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ký văn bản yêu cầu người dân không ra đường từ 20h đến 4h hôm sau. Các trường hợp được ra đường vào ban đêm gồm người đi cấp cứu,...