Bảo vật quốc gia nằm ở hành lang bảo tàng
Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh hiện có ba khẩu súng thần công được công nhận là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên đã mấy năm nay, duy nhất một khẩu được phục chế cất trong kho, hai khẩu còn lại do thiếu kinh phí nên vẫn nằm ở hành lang bảo tàng.
Hai khẩu thần công nằm ngoài hành lang bảo tàng vì không có phòng trưng bày. Ảnh: Đức Hùng.
Vào tháng 8/2003, một số ngư dân xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) phát hiện 3 khẩu thần công trên một con tàu cổ bị chìm tại khu vực đảo Mắt. Thợ lặn đã trục vớt lên bờ, định bán cho một số người buôn đồ cổ. Rất may mắn nhà chức trách phát hiện được, thu hồi và đưa về Bảo tàng tỉnh.
Ba khẩu thần công đều có màu nâu xám, mỗi khẩu nặng 1,3 tấn, dài 2,43 m, đường kính thân 40 cm, đường kính nòng súng 11 cm. Thân súng được khắc hình hoa cúc dây, ở giữa có một cặp long phượng mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Ông Nguyễn Trí Sơn, Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết, những khẩu thần công được đúc bằng đồng vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820), tên là “Bảo quốc an dân Đại tướng quân”. Cả 3 khẩu có hình dáng, thiết kế giống nhau. Súng có quai hình rồng được chạm bạc, bề mặt có khắc chữ Hán, ghi kích thước, trọng lượng và hướng dẫn sử dụng.
Đánh giá 3 khẩu thần công là biểu tượng cho sức mạnh quân sự của đất nước trong các giai đoạn lịch sử trước, tháng 12/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quyết định về việc công nhận 3 khẩu súng thần công ở Bảo tàng Hà Tĩnh là “Bảo vật quốc gia”. Hiện một khẩu đã được trùng tu, cất trong kho, hai khẩu còn lại được gác tạm trên kệ gỗ ở ngoài hành lang bảo tàng.
Khẩu thần công duy nhất đã được phục chế, đánh bóng làm nổi bật họa tiết. Ảnh:Đức Hùng
Chứng kiến bảo vật quốc gia phải nằm ngoài hành lang mặc cho bụi phủ đầy, anh Trần Duy Hữu, một khách tham quan ở phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, nói: “Đáng lẽ nó phải được đặt ở phòng trưng bày để mọi người chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu niệm”.
Giải thích sự việc, Giám đốc Bảo tàng tàng nói, do kinh phí hạn hẹp, ngân sách một năm vài chục triệu đồng nên không thể kham nổi việc trùng tu cả ba khẩu thần công cũng như bố trí phòng trưng bày.
“Chúng tôi đã làm đề án xây phòng trưng bày và bảo quản để trình lên UBND tỉnh. Dự kiến cuối năm 2014, đơn vị sẽ tổ chức một buổi triển lãm để công bố rộng rãi bảo vật trên”, ông Sơn cho hay.
Video đang HOT
Đức Hùng
Theo VNE
Căn biệt thự cổ 35 triệu đô giữa Sài Gòn: Ai là người thừa kế?
Căn biệt thự cổ 35 triệu USD giữa Sài Gòn này mang tên là Phương Nam, hiện là đồng sở hữu của 7 người. Biệt thự Phương Nam được người cha mua tặng cho con gái ruột khi cô vừa đến tuổi trưởng thành...
Mới đây, một người bạn thân với gia chủ cho biết: "Hiện tại, chủ nhân căn nhà chưa có ý muốn bán căn biệt thự, chuyện rao bán là do tin đồn từ chục năm trước mà ra".
7 người đồng sở hữu
Việc căn biệt thự 3 mặt tiền giữa trung tâm Sài Gòn được rao bán với giá 35 triệu đô, khiến người ta không khỏi tò mò về chủ nhân khối tài sản khổng lồ này.
Thông qua một vài mối quan hệ cá nhân, chúng tôi đã được gặp gỡ và tiếp xúc với một người bạn thân tình với gia chủ.
Người này cho biết, căn biệt thự đồ sộ này mang tên là Phương Nam, hiện là đồng sở hữu của 7 người. Hơn mười lăm năm về trước, chủ sở hữu trên giấy tờ là cụ Nguyễn Kim S.D và cụ Đặng K.C. Và cũng trong thời điểm này, căn biệt thự được rao bán với giá 800 tỷ đồng.
Biệt thự cổ 35 triệu USD ở sài gòn đã từng được rao bán với giá 800 tỷ đồng
Người này nói: "Đó là lần duy nhất biệt thự Phương Nam được định giá để rao bán. Sau đó, gia đình họp lại và quyết định không bán căn biệt thự kỷ niệm này nữa.
Gần đây, tin đồn căn biệt thự được rao bán 35 triệu đô khiến chủ nhân rất đau đầu, phần thì sợ trộm, phần thì không muốn tiếp xúc với công chúng, nên cứ thế im lặng cho qua. Trên thực tế đây chỉ là tin đồn dựa trên lời rao bán hơn chục năm về trước".
Điều này giải thích tại sao ảnh chụp sơ đồ biệt thự Phương Nam và giấy chứng nhận chủ sử dụng, lại được các cò nhà đất truyền tay nhau, trong khi thời điểm hiện tại chủ nhân không hề muốn bán căn biệt thự này.
Một phần sơ đồ căn biệt thự được truyền tay nhau khi có thông tin rao bán
Trong số 7 người đồng sở hữu biệt thự Phương Nam thì có đến 6 người đã định cư nước ngoài. Hiện tại, chỉ còn một người đồng thừa kế đang sống cùng 9 người con tại đây. Họ đều giàu có, thành đạt và sở hữu nhiều khối bất động sản khác.
Ngoài việc để ở ra, chủ nhân căn nhà còn đồng ý cho thuê 1 phần sân trước để làm bãi gửi xe. Một phần bên hông người thuê sử dụng làm nơi bán cà phê cóc. Cả hai người được chủ nhân ưu ái cho thuê phần mặt tiền đắt địa này đều là chỗ thân tình và từng làm việc trong căn biệt thự.
Sau khi thông tin biệt thự Phương Nam được rao bán, có một vài người đã đến hỏi mua. Thậm chí có người còn chở theo một số tiền mặt rất lớn để đặt cọc, nhưng tất cả họ đều chưng hửng ra về.
Nguồn gốc căn biệt thự cổ 35 triệu USD ở sài gòn
Người này cho biết thêm, biệt thự Phương Nam không phải do gia tộc này tự xây và họ chỉ mới sở hữu căn nhà này được 3 đời. Theo đó, biệt thự Phương Nam được người cha mua tặng cho con gái ruột khi cô vừa đến tuổi trưởng thành.
Người con gái lại sinh được 7 người con và để di chúc đồng thừa kế cho 7 người này. Và việc phân định ai là chủ sở hữu căn nhà đó là việc nội bộ của gia đình.
Anh N. người môi giới căn biệt thự cũng cho biết là lời rao bán đã có từ 6 - 7 năm về trước. Và do giá trị căn biệt thự quá lớn nên khá "kén khách", khiến việc bán mua kéo dài qua nhiều năm.
Tuy nhiên, trước quá nhiều thông tin xoay quanh căn biệt thự, giới buôn địa ốc cũng chưa rõ hiện tại chủ nhân có còn muốn bán biệt thự Phương Nam nữa hay không.
Tuy có 3 mặt tiền đường nhưng đây lại là khối bất động sản khá "kén khách"
Tuy chỉ còn rất ít người ở trong khu biệt thự rộng hơn 2.800 mét vuông này nhưng chủ nhà vẫn thuê 2 người để lau dọn, coi sóc việc vệ sinh căn biệt thự.
Và để tu dưỡng biệt thự Phương Nam, cứ khoảng vài năm gia chủ lại bỏ ra khoảng 2 tỷ đồng để sơn sửa. Vì vậy, dẫu đã hơn 1 thế kỷ trôi qua, nhưng biệt thự Phương Nam vẫn còn khá mới.
Cửa sắt, màu tường vẫn còn khá mới do được chủ nhà thường xuyên tu sửa
Kiến trúc của biệt thự Phương Nam được đánh giá là không thua kém gì so với Dinh thống đốc Nam Kỳ (nay là Bảo tàng Thành phố) hay trụ sở UBND TP.HCM. Chính vì thế, biệt thự cổ Phương Nam rất có thể thuộc diện cần phải được bảo tồn.
Điều này giải thích tại sao mảnh đất 3 mặt tiền Võ Văn Tần, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thị Diệu này lại trở nên "kén khách". Vì nếu muốn xây mới, có thể thời gian chờ thẩm định và cấp phép từ cơ quan chức năng sẽ kéo dài.
Một góc kiến trúc rất đẹp của biệt thự Phương Nam
"Đó cũng là lý do mà gia chủ ngại bán. Vả lại họ cũng giàu có lắm rồi, chắc giữ căn nhà làm kỷ niệm chứ bán làm chi" - người bạn của chủ nhân căn biệt thự Phương Nam nói với chúng tôi như thế.
Theo B. Nguyễn
Một thế giới
Hình ảnh Bác Hồ với nhân dân Thủ đô Lật từng trang trong cuốn "Hà Nội 65 năm thi đua yêu nước", nhiều người đã rất xúc động khi thấy hình ảnh Bác Hồ gần gũi và thân thiết với các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nông dân hai huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức chống hạn cho lúa mùa (7/6/1960) Bác Hồ đến thăm...