‘Bảo vật điện ảnh Nhật Bản’ nói gì khi tham gia Liên hoan phim quốc tế TP.HCM?
“ Bảo vật điện ảnh Nhật Bản” – đạo diễn Kore-eda Hirokazu có những chia sẻ với truyền thông và khán giả trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) 2024.
Đạo diễn Kore-eda Hirokazu tới TP.HCM để tham dự Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) lần thứ nhất. Đây là lần đầu tiên đạo diễn người Nhật Kore-eda Hirokazu đến Việt Nam. Ông cho biết bản thân không thường xuyên đi du lịch các nước, mà chỉ ghé đến khi ở đó có các hoạt động liên quan đến phim ảnh.
Trong buổi giao lưu với truyền thông, đạo diễn Kore-eda đã có những chia sẻ thú vị về góc nhìn của mình về ngành công nghiệp điện ảnh.
Đạo diễn Kore-eda Hirokazu tới Việt Nam tham dự Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF).
Đạo diễn cho rằng việc tổ chức một liên hoan phim quốc tế là vấn đề rất nan giải. Ông hy vọng Liên hoan phim quốc tế TP.HCM sẽ kéo dài thêm nhiều năm nữa để đóng góp cho ngành điện ảnh Việt Nam và quốc tế.
“Nhật Bản cũng có rất nhiều diễn viên điện ảnh giỏi, tôi mong rằng thông qua những liên hoan phim như của TP.HCM, nhiều tác phẩm của đất nước tôi sẽ được giới thiệu và được nhiều người biết đến”, đạo diễn chia sẻ.
Nam đạo diễn nhận định việc một dự án điện ảnh góp phần tạo sự phát triển cho địa phương được đến quay phim chỉ là một kết quả phát sinh thêm của việc sản xuất phim. Đây không phải là mục đích sáng tạo của điện ảnh và nếu cứ lấy đó làm mục tiêu để sản xuất điện ảnh thì đó không phải là tư duy lành mạnh.
Video đang HOT
Bày tỏ nhận định về ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam, đạo diễn Kore-eda cho biết không có nhiều phim Việt Nam được công chiếu tại Nhật Bản. Chính vì vậy ông rất khó có thể để đưa ra câu trả lời về ngành công nghiệp điện ảnh của Việt Nam.
Chia sẻ về những giải thưởng tại Liên hoan phim mà bản thân đã nhận, đạo diễn Kore-eda nghĩ những giải thưởng đó như một lời khen ngợi của khán giả cũng như ban tổ chức.
“Nhận được những lời khen ngợi không có nghĩa là tôi tiếp tục làm phim theo những lời khen đó. Thật ra khi được nhận lời khen, trong lòng tôi nghĩ nhiều hơn về những điều mà bản thân chưa làm được và chưa làm tốt trong phim, đồng thời rút kinh nghiệm cho những dự án sau”, ông bày tỏ.
Đạo diễn Kore-eda được xem là bảo vật điện ảnh Nhật Bản.
Nói thêm về việc làm thế nào để thu hút được những phim hay tham dự Liên hoan phim quốc tế TP.HCM lần 1, nam đạo diễn cho rằng với một Liên hoan phim được tổ chức lần đầu tiên không nên nghĩ ngay về việc mời những người nổi tiếng, những phim nổi tiếng tham gia.
“Theo tôi, liên hoan phim đầu tiên không thể nổi tiếng ngay được. Liên hoan phim là tạo tương tác giao lưu với nhiều người trong ngành phim ở trong nước lẫn quốc tế. Liên hoan phim nên phải có tâm trí nuôi dưỡng tìm kiếm, phát triển động viên những nhà làm phim”, ông cho hay.
Đạo diễn Kore-eda Hirokazu nhận giải thưởng Cành Cọ Vàng tại LHP Cannes 2018.
Kore-eda Hirokazu năm nay 62 tuổi, là một trong những tên tuổi lớn của điện ảnh Nhật Bản và thế giới. Từ năm 1995, ông gây tiếng vang khi tác phẩm Maborosi (1995) tranh giải Sư tử vàng tại LHP Venice.
Đạo diễn đã không dưới 10 lần có phim tranh giải tại LHP Cannes và mang về thành tựu cao nhất như: Cành cọ vàng với phim Shoplifters (2018), Jury Prize – giải thưởng của BGK với Like Father Like Son (2013), Nam diễn viên xuất sắc nhất ( Nobody Knows – 2004 và Broker – 2022) và Kịch bản xuất sắc nhất với Monster (2023).
Những bộ phim kinh điển làm nên tên tuổi của ông như Broker, Monster hay tác phẩm nổi tiếng nhất Shoplifters sẽ được trình chiếu tại Liên hoan phim quốc tế TP.HCM – HIFF 2024 đang diễn ra.
Trước khi về nước, đạo diễn Kore-eda Hirokazu cũng sẽ có buổi giao lưu đặc biệt với những nhà làm phim trẻ vào ngày 12/4 tại TP.HCM.
LHP Quốc tế TP Hồ Chí Minh "nóng" với sự góp mặt của đạo diễn đoạt Cành cọ vàng
Đạo diễn từng đoạt giải Cành cọ vàng, Kore-eda Hirokazu, được kỳ vọng sẽ mang đến "bầu không khí" điện ảnh đỉnh cao, truyền cảm hứng cho các đạo diễn tương lai.
Sự góp mặt của Kore-eda Hirokazu tại Liên hoan phim Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 1 - năm 2024 (HIFF 2024) là cơ hội quý để các nhà làm phim được học hỏi và tìm hiểu về nghệ thuật làm phim từ vị đạo diễn nổi bật của điện ảnh Châu Á. Đồng thời, khán giả Việt Nam cũng lần đầu tiên được gặp gỡ và giao lưu nghệ thuật với một tên tuổi lớn của điện ảnh thế giới đương đại thông qua các buổi tọa đàm trực tiếp.
Tham dự HIFF 2024, Kore-eda Hirokazu sẽ được giới thiệu trong hạng mục "Directorial Symphony" - 'Tiêu điểm Đạo diễn", nhằm vinh danh tài năng cũng như những cống hiến của ông cho nền điện ảnh thế giới. Cùng với đó, những tác phẩm tiêu biểu của vị đạo diễn người Nhật Bản cũng sẽ được trình chiếu.
Kore-eda Hirokazu (ảnh: Netflix)
Kore-eda Hirokazu sinh năm 1962 tại Tokyo, Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông bắt đầu sự nghiệp điện ảnh từ việc làm trợ lý đạo diễn cho đến đạo diễn nhiều bộ phim tài liệu cho truyền hình. Bộ phim đầu tay của ông Maborosi (năm 1995), từng tranh giải Sư tử vàng tại LHP Venice gây ấn tượng mạnh mẽ. Đây cũng khởi đầu cho sự nghiệp làm phim kéo dài gần 30 năm với hàng loạt tác phẩm tiêu biểu như After Life (1998), Still Walking (2008), Air doll (2009), Shoplifters (2018) hay mới đây nhất là tác phẩm được trình chiếu tại Việt Nam, Monster (2023).
Phim của Kore-eda Hirokazu ghi đậm dấu ấn tại các kỳ LHP Cannes, mang về những thành tựu nổi bật trong đó có Cành cọ vàng (phim Shoplifters, 2018), Jury Prize - giải thưởng của Ban giám khảo ( Like Father Like Son, 2013), Kịch bản xuất sắc nhất với Monster... Phim của ông thường xoáy sâu vào hiện thực và các vấn đề nhức nhối tại Nhật Bản nhưng vẫn mang tính nhân văn sâu sắc.
Một số bộ phim của Kore-eda Hirokazu
Liên hoan phim quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 1 - năm 2024 (HIFF 2024) sẽ diễn ra từ ngày 06 đến 13/4/2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn và đa dạng, bao gồm ba hạng mục tranh giải chính và các giải thưởng khác. Tiếp nối sự xác nhận góp mặt của đạo diễn Kore-eda Hirokazu, sự kiện hứa hẹn sẽ còn quy tụ hàng trăm nhà làm phim và đạo diễn, diễn viên từ các nước trên thế giới
TPHCM có thể xây phim trường hàng nghìn m2 như Hollywood? Tại tọa đàm "Phát triển điện ảnh TPHCM", giới làm phim nêu khó khăn thiếu phim trường, bối cảnh ghi hình. Đại diện lãnh đạo thành phố đã có những giải đáp, nêu một số tín hiệu lạc quan thời gian tới. Ngày 7/4, UBND TPHCM và Sở Văn hóa & Thể thao TPHCM tổ chức tọa đàm Phát triển điện ảnh TPHCM,...