Báo Ukraine nêu số lượng tên lửa ATAMCS cần để vô hiệu hóa sân bay Nga
Ukraine gần đây đã đẩy mạnh tấn công một số sân bay quân sự trong lãnh thổ Nga bằng máy bay không người lái (UAV).
Kiev cũng vận động chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép sử dụng tên lửa ATACMS trong lãnh thổ Nga.
Ukraine chủ yếu sử dụng tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp để tập kích sân bay và hệ thống phòng không Nga ở bán đảo Crimea. Ảnh minh họa/Reuters.
Theo tờ Defense Express, bất chấp việc Ukraine phát động cuộc tấn công vùng Kursk, Washington vẫn chưa cho phép Kiev sử dụng tên lửa ATAMCS để tấn công mục tiêu ở Nga. Tuần trước, quan chức Mỹ giấu tên nói với CNN rằng, nguyên nhân sâu xa là vì nguồn cung tên lửa hạn chế.
Theo báo Ukraine, nếu nguồn cung hạn chế là vấn đề thì số tên lủa ATACMS mà Kiev cần để có thể vô hiệu hóa sân bay quân sự Nga là bao nhiêu?
Kiev coi vô hiệu hóa 3 sân bay Nga gần biên giới là một trong những ưu tiên quan trọng, bao gồm sân bay Millerovo cách tiền tuyến 150km, sân bay Buturlinovka cách biên giới 210km và sân bay Morozovsk cách 270km.
Ảnh vệ tinh sân bay Millerovo của Nga và số lượng mục tiêu của Ukraine. Ảnh: Defense Express.
Video đang HOT
Defense Express phân tích, đối với sân bay Millerovo ở vùng Rosov, quân đội Ukraine có thể sử dụng phiên bản tên lửa ATACMS M39 Block I với tầm bắn tối đa 165km. Phiên bản này được trang bị đầu đạn chùm nặng 591kg, bên trong chứa 950 quả đạn con cỡ tương đương lựu đạn.
Đối với hai sân bay còn lại, Ukraine cần sử dụng phiên bản M39A1 Block I. Phiên bản này có tầm bắn tối đa 300km và mang đầu đạn nặng 174kg, bên trong chứa 300 quả đạn con.
Đầu đạn chùm M39 có phạm vi sát thương lên tới 33.000m2 – tương đương với hình tròn có đường kính hơn 200 mét. Đầu đạn chùm M39A1 có phạm vi sát thương 10.400 mét, tương đương đường kính 115 mét.
Ảnh vệ tinh sân bay Buturlinovka của Nga và số lượng mục tiêu của Ukraine.. Ảnh: Defense Express.
Theo báo Ukraine, với cách tính trên, Kiev cần 13 tên lửa ATACMS tầm bắn 165km để tấn công toàn bộ các mục tiêu tại sân bay Millerovo của Nga. Vị trí các mục tiêu được tờ Defense Express khoanh đỏ trong ảnh vệ tinh.
Đối với sân bay Buturlinovka ở vùng Voronezh, Ukraine cần 25 tên lửa ATACMS tầm bắn 300km. Đối với sân bay Morozovsk ở vùng Rostov, Ukraine cần tới 37 tên lửa ATACMS để phá hủy các cơ sở quan trọng.
Đánh giá của tờ Defense Express chưa đề cập khả năng các hệ thống phòng không Nga đánh chặn tên lửa, cũng như trường hợp tên lửa gặp trục trặc. Do đó, số lượng tên lửa ATACMS cần thiết để tấn công các sân bay Nga trong môi trường thực tế sẽ còn lớn hơn.
Ảnh vệ tinh sân bay Morozovsk của Nga và số lượng mục tiêu của Ukraine. Ảnh: Defense Express.
Mỹ đã ít nhất hai lần cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine, một lần vào mùa thu năm 2023 và một lần vào tháng 4 năm nay. Tờ New York Times, dẫn nguồn tin từ quan chức Mỹ giấu tên, cho biết Washington đã cung cấp cho Kiev hơn 100 tên lửa ATACMS.
Tháng 7/2024, Nga công bố video “mổ xẻ” hệ thống dẫn đường còn nguyên vẹn của tên lửa ATACMS. Chuyên gia Nga cho biết, kết quả phân tích giúp Moscow tìm ra cách để đánh chặn hiệu quả tên lửa này.
Hôm 16/8, Nga tuyên bố đánh chặn toàn bộ 12 tên lửa ATACMS được Ukraine sử dụng để tấn công cầu Crimea.
Bộ Quốc phòng Nga: Ukraine dùng tên lửa S-200 tấn công cầu Crimea bất thành
Ngày 9/7, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã tấn công bất thành các mục tiêu ở khu vực Crimea, Rostov và Kaluga bằng tên lửa phòng không S-200.
Khói bốc lên ngùn ngụt từ hiện trường vụ nổ trên cây cầu nối với Bán đảo Crimea ngày 8/10/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo đài Sputnik, một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Vào ngày 9/7 năm nay, chính quyền Ukraine đã thực hiện một nỗ lực không thành công trong tấn công các mục tiêu ở khu vực Crimea, Rostov và Kaluga bằng tên lửa phòng không S-200 đã được chuyển thành tên lửa tấn công để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất".
Đại diện Bộ này cho biết, một trong những tên lửa S-200 mà Ukraine phóng vào lãnh thổ Nga là nhằm vào cây cầu Crimea, nhưng tên lửa còn lại bay tới một sân bay quân sự ở khu vực Rostov.
Theo báo cáo của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga gửi Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Nga Valery Gerasimov, 4 mục tiêu đạn đạo của Ukraine đã bị phá hủy vào ngày 9/7, hai tên lửa S-200 đã bị phá hủy bằng hệ thống phòng thủ, hai tên lửa tương tự khác đã bị tiêu diệt bằng phương tiện chiến tranh điện tử.
Ngoài ra, Tướng Gerasimov đã chỉ thị cho Tổng cục trưởng của Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng Vũ trang Nga, cũng như các quan chức khác xác định các địa điểm cất giữ và huấn luyện, cũng như các vị trí phóng tên lửa S-200 của Ukraine và vũ khí tấn công tương tự, đồng thời báo cáo thiệt hại hỏa lực phủ đầu của đối phương.
Tướng Gerasimov cũng ra lệnh thực hiện các biện pháp bổ sung để nâng cao khả năng bảo vệ các cơ sở trước các cuộc không kích trong thời gian ngắn nhất có thể.
Phía Ukraine chưa bình luận gì về tuyên bố của phía Nga.
Năm ngoái, cầu Crimea cũng là mục tiêu tấn công của Ukraine. Mới đây, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar đã thừa nhận rằng. chính quyền Ukraine đã thực hiện cuộc tấn công cầu Crimea hồi mùa thu năm 2022. Bà Maliar viết trên Telegram ngày 8/7: "Đã 273 ngày kể từ khi chúng tôi giáng đòn đầu tiên vào cầu Crimea để làm gián đoạn hoạt động hậu cần của người Nga".
Vào ngày đó, chiếc xe tải chở bom đã nổ tung trên cây cầu dài 19 km nối bán đảo Crimea với vùng Krasnodar trên đất liền Nga, khiến 3 người thiệt mạng, một phần của đoạn cầu bị sập xuống biển. Khi đó, Ukraine từ chối nhận trách nhiệm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi vụ đánh bom cầu Crimea là một cuộc tấn công khủng bố nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự. Ngay sau vụ tấn công, nhà chức trách Nga đã công bố một loạt biện pháp khắc phục thiệt hại và đảm bảo ổn định giao thông giữa Crimea và vùng lãnh thổ Krasnodar. Tổng thống Putin đã ký một sắc lệnh để tăng cường an ninh cho giao thông đi qua eo biển Kerch, cũng như cơ sở hạ tầng điện và năng lượng trong khu vực.
Phía Nga cáo buộc Lực lượng đặc nhiệm Ukraine đã ra lệnh, dàn dựng và thực hiện cuộc tấn công cầu Crimea. Nga đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng tên lửa vào sâu trong lãnh thổ Ukraine sau vụ tấn công cây cầu Crimea. Các cuộc tấn công đó nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine cũng như các cơ quan chỉ huy quân sự và thông tin liên lạc trên khắp nước này.
Ngay sau khi quan chức Bộ Quốc phòng Ukraine lên tiếng thừa nhận Kiev đã thực hiện vụ đánh bom cây cầu Crimea hồi tháng 10/2022, Bộ Ngoại giao Nga đã đưa ra một phản ứng lên án vụ việc.
Ba mặt trận khác biệt định đoạt cuộc chiến Nga - Ukraine Chiến tuyến trong cuộc xung đột Nga-Ukraine trải dài hơn 900km. Nhưng trên thực tế nó tập trung vào ba mặt trận riêng biệt - ở phía bắc, phía đông và phía nam Ukraine - tất cả đều diễn biến rất khác nhau. Bản đồ minh họa 3 mặt trận chủ đạo trong cuộc xung đột Nga - Ukraine. Nguồn: NPR Mặt trận...