Bảo tồn loài mới ở Việt Nam – Bài cuối: Khẩn cấp bảo vệ các sinh cảnh sống

Theo dõi VGT trên

Đa dạng sinh học của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, trong đó Việt Nam được đánh giá có mức độ đa dạng sinh học cao nhất, đang phải đối mặt với áp lực to lớn từ phát triển kinh tế và tăng trưởng dân số của con người, dẫn đến nạn phá rừng, ô nhiễm và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với tác động của khí hậu thay đổi.

Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Quảng Trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) về việc phát hiện hàng trăm loài mới và yêu cầu cấp bách bảo tồn đa dạng sinh học.

Bảo tồn loài mới ở Việt Nam - Bài cuối: Khẩn cấp bảo vệ các sinh cảnh sống - Hình 1

Hệ sinh thái san hô ở Hòn Yến phân bố tầng nông và rất nông trên nền đất cát và đá núi lửa rất đặc trưng. Ảnh minh họa: Phạm Cường/TTXVN

Là thành viên nghiên cứu, tham gia thực hiện báo cáo mới đây của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) về công bố các loài mới thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, ông có thể cho biết những đánh giá của mình về việc phát hiện 158 loài mới tại Việt Nam trong hai năm 2021 – 2022 ?

Trong số 380 loài thực vật có mạch và động vật có xương sống mới được công bố, Việt Nam chiếm số lượng lớn nhất với 158 loài so với các nước thuộc khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam). Điều này một lần nữa khẳng định tính đa dạng hàng đầu thế giới của nước ta từ lâu đã được các nhà khoa học công nhận.

Những khám phá mới và nổi bật này cho thấy những nỗ lực to lớn cũng như hiệu quả hợp tác giữa các nhà khoa học từ khu vực và các nơi khác trên thế giới, cả trong thực địa, trong phòng thí nghiệm tại các trường đại học và viện nghiên cứu. Những sự hợp tác này đôi khi kéo dài nhiều thế hệ, với các mẫu được thu thập bởi các nhà tự nhiên học từ nhiều thập kỷ trước, được phân tích bởi các nhà nghiên cứu làm việc trong lĩnh vực thực vật học, động vật học tại các vườn, bảo tàng lịch sử tự nhiên và xã hội… Ví dụ, một trong những loài nổi bật trong báo cáo này là một loại cây được thu thập vào những năm 1930 và chỉ mới được xác nhận bởi một nhóm các nhà nghiên cứu mới.

Một loài mới được xác định như thế nào, thưa ông?

Về nguyên tắc, một loài mới phải khác tất cả các loài cũ trong các giống đó về đặc điểm hình thái như sự khác biệt về số lượng các vảy, sự sắp xếp vảy, màu sắc, kích cỡ, phân tích sinh học phân tử ADN về mặt di truyền. Khi công bố loài mới phải được các chuyên gia phản biện chuyên ngành đồng ý.

Để tìm kiếm các loài động, thực vật mới, các nhà khoa học thường tìm đến nơi xa xôi hẻo lánh, ít được nghiên cứu đến như các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên… là nơi rừng tự nhiên còn tốt, có nhiều loài sinh vật sống ở đó. Nếu may mắn gặp được loài mới, chúng tôi thường xác định trước hết bằng ngoại hình, sau đó thu mẫu về và phân tích.

Ông có thể chia sẻ những khó khăn, thuận lợi đối với các nhà nghiên cứu về sinh vật trong quá trình tìm kiếm các loài mới ở nước ta?

Nhà nước tạo điều kiện cho các nhà khoa học từ nhiều nguồn khác nhau, từ các chương trình điều tra cơ bản, từ các quỹ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng có các đề tài hàng năm từ đề tài, nhiệm vụ cấp cơ sở đến cấp viện. Bên cạnh đó, kinh phí để chúng tôi nghiên cứu, khảo sát còn đến từ nguồn hợp tác quốc tế thông qua chương trình khảo sát cùng nhau với các tổ chức quốc tế. Nhìn chung, phần kinh phí để thực hiện các nghiên cứu vẫn từ nội lực của Việt Nam là chính. Tuy nhiên trong các chương trình hợp tác quốc tế, các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm và trang bị máy móc tốt sẽ hỗ trợ nhiều cho nghiên cứu.

Việc khám phá các loài mới giúp điền vào lỗ hổng kiến thức về những gì tồn tại trong thế giới tự nhiên. Song song với những ngạc nhiên và mừng rỡ khi phát hiện ra một loài mới, chúng tôi cũng luôn lo lắng rằng vẫn còn vô số loài chưa được tìm thấy, sợ rằng mình không kịp tìm thấy và bảo tồn chúng trước khi chúng tuyệt chủng, biến mất hoàn toàn trên thế giới này. Có nhiều sinh vật đã biến mất thậm chí trước khi chúng tôi đặt tên cho chúng. Điều này là một động lực cho các nhà khoa học như tôi tiếp tục tiến hành công việc nghiên cứu đa dạng sinh học của mình. Đây cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả các bên, từ các nhà bảo tồn, chính phủ đến người dân, cần có hành động khẩn cấp để đảm bảo các loài này và môi trường sống của chúng tồn tại trong tương lai.

Video đang HOT

Điều gì đang đe dọa các sinh vật mới được biết đến này, thưa ông?

Người dân địa phương thường bắt rắn, thằn lằn và ếch về làm thực phẩm tại chỗ, trong số đó có nhiều loài mới đang bên bờ tuyệt chủng. Ví dụ năm 2022, khi chúng tôi nghiên cứu, mô tả loài ếch sần ở vùng núi cao Ngọc Linh của tỉnh Kom Tum, thì thấy tình trạng người dân bắt về làm thực phẩm do loài này cỡ to, thịt thơm ngon. Ngay sau khi chúng tôi mô tả loài mới, loài này được các nhà khoa học quốc tế đánh giá nguy cơ tuyệt chủng ở mức gần bị đe dọa.

Ngoài ra, các loài mới còn đối mặt với tình trạng bị săn bắt, mua bán để làm cảnh. Có nhiều loài mới được mô tả sau đó không tìm thấy được ở đâu nữa. Ví dụ có một loài thạch sùng Mỹ được mô tả ở Trung Quốc sau này cũng tìm thấy được cả ở Việt Nam, nhưng sau đó loài này bị buôn bán rất mạnh trên thị trường châu Âu, Mỹ để làm cảnh. Chúng tôi có quay lại các địa điểm trước đây thu mẫu của loài này như ở Cao Bằng nhưng không tìm thấy loài đó nữa, cũng có thể loài đó bị buôn bán quá mức, mất sinh cảnh sống nên gần như nó bị tuyệt chủng, đây là một vấn đề đáng lo ngại.

Đề ngăn chặn tình trạng nhiều loài sinh vật chưa được biết đến đã tuyệt chủng, chúng ta cần làm gì, thưa ông?

Đa dạng sinh học của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng đang phải đối mặt với áp lực to lớn từ phát triển kinh tế và tăng trưởng dân số loài người dẫn đến nạn phá rừng, ô nhiễm và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với tác động của khí hậu thay đổi.

Để đảo ngược sự suy giảm đa dạng sinh học nhanh chóng trong vùng, bảo tồn các biện pháp cho hệ sinh thái và động vật hoang dã loài cần được sự quan tâm nhiều hơn từ các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng. Những phát hiện mới này cũng là bằng chứng quan trọng để tất cả chúng ta cần khẩn trương đầu tư thời gian và nguồn lực, bằng những cách tốt nhất để bảo tồn những loài đã biết và chưa biết.

Việt Nam những năm gần đây đã có nhiều hành động, đặc biệt Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã xác định rất nhiều hành động cụ thể để bảo vệ sinh cảnh, bảo vệ các loài quý hiếm, tuyên truyền, đưa ra khuyến cáo người dân cần bảo vệ sinh cảnh sống, tránh đánh bắt các loài sinh vật hoang dã theo kiểu tận diệt để phục hồi quần thể của nó. Ví dụ trước đây nhóm nghiên cứu của Mỹ và Việt Nam phát hiện một loài thằn lằn mới ở Cà Mau rất đẹp.

Năm 2010 loài này được các nhà khoa học mô tả là loài mới thì đến năm 2014 loài thằn lằn đó đã xuất hiện trên thị trường châu Âu với giá bán khoảng 70 triệu đồng một cặp. Ngay sau đó phía Việt Nam đã đưa loài này vào Danh lục Đỏ thế giới và đưa vào các văn bản pháp luật như Nghị định của chính phủ, Phụ lục của công ước… để bảo vệ và chống buôn bán loài này. Đó cũng là một trong các biện pháp kịp thời để bảo vệ các loài. Ngoài ra có các dự án tuyên truyền để bảo vệ sinh cảnh cũng như phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài hoang dã giúp bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn ông!

Xây dựng lối sống xanh - Bài 1: Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường

Năm 2022, Ngày Môi trường thế giới có chủ đề: "Chỉ một Trái đất" nhằm truyền tải những thông điệp với ý nghĩa kêu gọi cộng đồng hãy xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các chính sách hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn.

Hãy sống gần gũi và bảo vệ thiên nhiên bằng những hành động cụ thể, thiết thực,... vì tương lai của chúng ta hôm nay và thế hệ mai sau. Nhân Ngày Môi trường thế giới 5/6, phóng viên TTXVN thực hiện 2 bài viết: "Xây dựng lối sống xanh".

Xây dựng lối sống xanh - Bài 1: Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường - Hình 1
Việc đốt rác thải ngoài trời gây ô nhiễm khi thải khói ra môi trường, làm gia tăng nhiệt cục bộ, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe cộng đồng. Ảnh tư liệu: Phan Sáu/TTXVN

Bài 1: Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường

Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng ngày càng gia tăng, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường diễn biến rất phức tạp, phổ biến trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế phải hài hòa với thiên nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế; phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, carbon thấp.., đòi hỏi mỗi tổ chức, cá nhân cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái đất.

"Mạnh tay" xử lý vi phạm

Gần đây, tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta diễn ra phức tạp, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, nhiều nơi, nhiều lúc vấn đề ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi trường đã trở thành vấn đề nóng, gây bức xúc trong nhân dân.

Cụ thể, Công ty Trách nhiệm hữu hạn GFT Việt Nam ở xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, chuyên sản xuất đồ chơi, trò chơi và các sản phẩm từ nhựa plastic đã xả nước thải có chứa Coliform vượt 2,2 lần thông số cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT với thải lượng là 518,06 m3/ngày. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương vừa ký Quyết định 382/QĐ-XPHC, xử phạt hành chính số tiền 290 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cũng yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn GFT Việt Nam trong 30 ngày phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với nước thải và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Hải Dương.

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, đã diễn ra từ lâu và có dấu hiệu nghiêm trọng. Đặc biệt, tình trạng vận chuyển, đổ trộm chất thải nguy hại trái phép tại xã này diễn ra thường xuyên và trong thời gian dài, gây ô nhiễm môi trường, khiến người dân rất bức xúc.

UBND tỉnh Bắc Ninh đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 cá nhân, 1 doanh nghiệp tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, do liên quan đến hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép, với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Theo đó, UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định xử phạt Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đại Niên, thôn Quan Độ, xã Văn Môn, do ông Nghiêm Xuân Nhiệm làm Giám đốc, số tiền 400 triệu đồng; ông Nguyễn Văn Hoàn, thôn Phù Xá, xã Văn Môn 200 triệu đồng; ông Nghiêm Xuân Mộc, thôn Quan Đình, xã Văn Môn 200 triệu đồng, do các cá nhân, tổ chức trên đã thực hiện hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định, vào ngày 14/12/2021.

UBND tỉnh Bắc Ninh cũng xử phạt ông Nguyễn Văn Hùng, thôn Quan Độ, xã Văn Môn, số tiền 225 triệu đồng do ngày 14/1/2022, ông Hùng đã có hành vi vận chuyển chất thải nguy hại khi không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định. Các cơ sở trên phải chịu áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thời gian 9 tháng kể từ ngày nhận được quyết định...

Tại Đà Nẵng, người dân sinh sống quanh khu vực Trung tâm chế biến gia súc, gia cầm (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã nhiều lần kiến nghị, đề xuất chính quyền có biện pháp xử lý vì khu vực này bị ô nhiễm môi trường kéo dài. Nguyên nhân là do Trung tâm hoạt động đã lâu, công nghệ và nhà xưởng đã lạc hậu nhưng vẫn là nơi giết mổ gia súc, gia cầm lớn nhất thành phố Đà Nẵng.

UBND thành phố Đà Nẵng vừa có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 674/QĐ-XPHC ngày 12/3/2022 đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Chế biến thực phẩm Đà Nẵng vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tổng số tiền phạt là hơn 180 triệu đồng.

Theo Biên bản vi phạm hành chính số 07/BB-VPHC ngày 18/2/2022 của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, Công ty trên đã xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 3 lần đến dưới 5 lần tại Dự án Trung tâm chế biến gia súc, gia cầm (cụ thể: xả nước thải có chứa Coliform vượt quy chuẩn 3 lần với lưu lượng nước thải là 35 m3/ngày), tại phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Còn tại Đồng Nai, ngày 21/4, Phòng Cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh này đã phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh, Công an thành phố Biên Hòa và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật hệ thống thoát nước và hầm chứa nước trong khuôn viên của Xí nghiệp Đèn ống, Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 để điều tra, làm rõ hành vi xả chất thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường.

Tại thời điểm kiểm tra, 3 nhân viên đang tiêu hủy các vỏ bóng đèn thải. Bước đầu, các nhân viên này khai nhận thực hiện xay nghiền từ ngày 8/3 đến thời điểm kiểm tra. Tại hiện trường, lực lượng Công an phát hiện gần 5 tấn thủy tinh có hóa chất chứa trong 195 bao và gần 370.000 bóng đèn chưa kịp xay nghiền đựng trong các sọt nhựa. Nước thải trong quá trình xay nghiền bóng đèn được thoát trực tiếp ra hệ thống mương thoát nước.

Tiếp tục kiểm tra, lực lượng công an còn phát hiện hai hầm bê tông được xây dựng âm dưới đất bên trong xí nghiệp có chứa chất thải công nghiệp, nghi vấn đây là số chất thải phát sinh trong quá trình xay nghiền vỏ bóng đèn được đổ trái quy định.

Phòng Cảnh sát môi trường đã lập biên bản kiểm tra và phối hợp cơ quan chức điều tra xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bảo đảm an ninh môi trường

Xây dựng lối sống xanh - Bài 1: Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường - Hình 2
Công đoạn phân loại rác đi vào hoạt động tại nhà máy xử lý rác thải Bến Tre. Ảnh tư liệu: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN

Việc xác định, quy định cụ thể các chế tài nghiêm minh, đủ sức răn đe trừng phạt các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp phòng ngừa và rất cần thiết, góp phần bảo vệ môi trường sống xanh, phát triển bền vững.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định số 55/2021/NĐ-CP đã cơ bản khắc phục được những bất cập giữa các nghị định xử phạt vi phạm hành chính, tạo khuôn khổ pháp lý khá đồng bộ trong xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Tiến sỹ Nguyễn Thị Bình, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho rằng, nhiều điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 tác động tới hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Những nội dung đó gồm điểm mới về phân loại dự án theo nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường; bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường. Các chủ thể kinh doanh cần nghiên cứu để nâng cao trình độ pháp lý và thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Chủ thể kinh doanh cần tránh 2 xu hướng cực đoan như sau: Hiểu biết pháp luật nhưng vẫn tìm cách chống đối và vi phạm; vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết.

Ngoài việc tuân thủ các quy định mới về môi trường, các nhà đầu tư cũng cần lưu ý trách nhiệm chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và thiệt hại của hành vi đó sẽ thuộc về các cá nhân, tổ chức bị kiện. Quy định này cũng sẽ ràng buộc và tăng cường trách nhiệm đối với nhà đầu tư trong việc thực hiện và tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường. Các nhà đầu tư cần cập nhật những hướng dẫn này để có thể tuân thủ đúng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, tránh rủi ro trong hoạt động đầu tư kinh doanh.

Để ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nêu rõ: Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm chi trả kịp thời, toàn bộ các chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường; trường hợp Nhà nước tổ chức ứng phó sự cố môi trường và phục hồi môi trường thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm thanh toán chi phí tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Chi phí bồi thường thiệt hại do tổ chức, cá nhân chi trả trực tiếp hoặc nộp về Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tổ chức chi trả.

Bên cạnh đó, theo Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường 2020, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại về môi trường phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra, đồng thời phải chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng quy định rõ trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại về môi trường. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường gây ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp xã trở lên; tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái theo để nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.

Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, tự mình hoặc ủy quyền cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Clip xe khách xoay 180 độ trên đường ở Bình Dương, tông chết một phụ nữ
09:54:31 21/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc khiến 1 người chết, 10 người bị thương
11:18:02 21/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân
11:51:04 20/11/2024
Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc
12:28:22 20/11/2024
Hiện trường tìm kiếm 2 người mất tích trên xe rác rơi xuống sông Bình Thành
13:20:19 21/11/2024

Tin đang nóng

Diệu Nhi bị bắt gặp đã sinh con thứ 2?
15:24:31 21/11/2024
Công chúa Vpop U40 lên sóng sinh nhật TVB, dàn sao Hoa ngữ còn hát bằng tiếng Việt đầy bất ngờ
14:14:00 21/11/2024
Hồ Bích Trâm thông báo đã sinh con thứ 2, còn rủ rê bác sĩ làm ngay 1 việc khó ai ngờ!
13:14:15 21/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây được khen khéo léo: Cực chiều bố mẹ chồng, tự tay xếp đồ cho Văn Lâm lên tuyển
15:20:19 21/11/2024
Không ai tin nổi đứa trẻ ngồi khoang hạng thương gia máy bay lại làm điều này
13:36:32 21/11/2024
Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới
17:51:52 21/11/2024
S.T Sơn Thạch bị khui lại vụ từ thiện nhưng không sao kê, netizen điểm tên thêm Lan Ngọc - Chi Dân
16:36:32 21/11/2024
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị truy tố tại Mỹ vì tội hối lộ
13:12:37 21/11/2024

Tin mới nhất

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

18:22:06 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

18:18:27 21/11/2024
Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh

17:40:12 21/11/2024
Sau khi nhận được clip phản ánh, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 10 học sinh cùng phụ huynh vi phạm các lỗi: Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...

Vụ xe chở rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích: Vợ bầu mong ngóng tin chồng

17:37:00 21/11/2024
Nhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn

17:34:26 21/11/2024
Quá trình cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội), lực lượng công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt nằm ở độ sâu gần 1m.

Xe chở rác lao xuống cầu treo Bình Thành, hai người mất tích

10:02:36 21/11/2024
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo Ban an toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải tỉnh TT-Huế, thị xã Hương Trà cùng các đơn vị liên quan đã đến hiện trường.

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Quảng Bình: Bắt cá thể voọc đi lạc quậy phá dân cư

19:17:07 20/11/2024
Theo lãnh đạo chính quyền thị trấn Phong Nha, việc bắt cá thể voọc Hà Tĩnh nói trên để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ và sự an toàn của người dân, du khách cũng như bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm được người dân địa phương đánh giá ca...

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh

17:52:15 19/11/2024
Lớp 8B, Trường THCS Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có 5 chỗ ngồi trống vắng, tiết học bao trùm bởi sự đau buồn sau vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ chồng đang yêu mến chiều chuộng bỗng dưng khó chịu, con dâu tá hỏa khi biết lý do

Góc tâm tình

19:16:46 21/11/2024
Tôi rất được mẹ chồng yêu mến chiều chuộng, nhưng gần đây bà lại tỏ thái độ khó chịu. Tôi kết hôn cách đây 2 năm, kết hôn xong tôi về sống ở nhà chồng.

Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt

Netizen

19:08:04 21/11/2024
Sau khi chính thức về chung một nhà với thiếu gia Minh Đạt, Midu (Đặng Thị Mỹ Dung, sinh năm 1989) cũng có những cập nhật cởi mở hơn về cuộc sống.

Lãnh đạo IAEA tiết lộ vị trí cơ sở làm giàu uranium của Triều Tiên

Thế giới

19:05:11 21/11/2024
Ngoài ra, ông Grossi nhận định không có dấu hiệu thay đổi đáng kể nào tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên và có vẻ như nơi này vẫn đang chuẩn bị cho các vụ thử hạt nhân.

Viễn cảnh Pogba tái hợp Greenwood

Sao thể thao

18:57:24 21/11/2024
Paul Pogba được cho là đang ở giai đoạn đàm phán cuối cùng với CLB Marseille để chuẩn bị cho khả năng trở lại thi đấu.

Bắt quả tang 7 nam nữ sử dụng ma túy, bay lắc trong quán karaoke

Pháp luật

18:29:34 21/11/2024
Công an huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) vừa bắt quả tang 7 đối tượng nam nữ đang tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, bay lắc tại một quán karaoke trên địa bàn.

Bí quyết bảo vệ tóc khỏe đẹp trước những thói quen tạo kiểu thường ngày

Làm đẹp

18:28:01 21/11/2024
Kiểu tóc đẹp luôn là một phần quan trọng tạo nên phong cách cá nhân, nhưng đừng để vẻ ngoài làm tổn thương sức khỏe của mái tóc. Hãy yêu thương mái tóc bằng cách tạo kiểu một cách thông minh và chăm sóc đúng cách.

5 lợi ích tuyệt vời khi ăn mật ong hàng ngày vào buổi sáng

Sức khỏe

18:22:43 21/11/2024
Các chất chống oxy hóa này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, làm giảm khả năng bị cảm lạnh, cúm. Bằng cách thường xuyên đưa mật ong vào chế độ ăn uống, sẽ giúp hỗ trợ cho cơ chống lại các bệnh nhiễm trùng tốt hơn.

1 Hoa hậu và chồng ca sĩ Vbiz xác nhận đã âm thầm đón con đầu lòng

Sao việt

18:04:02 21/11/2024
Trưa 21/11, Hoa hậu Việt Nam Toàn cầu tại Mỹ 2015 Kiều Ngân và ca sĩ Tronie lần đầu công bố thông tin đã chào đón em bé đầu lòng.

Rosé (BLACKPINK) lép vế trước mỹ nhân aespa hở bạo giữa trời đông, G-Dragon "slay" giữa dàn sao Hàn ra sân bay MAMA 2024 nhờ món đồ này

Sao châu á

17:57:40 21/11/2024
Sáng nay (21/11), dàn sao Hàn từ ca sĩ, diễn viên cho tới các nhóm nhạc hàng đầu Kpop đã đồng loạt đổ bộ sân bay để lên đường sang Mnet Asian Music Awards 2024 (MAMA 2024) tại Nhật Bản.

Lee Min Ho làm gì mà gây sốt?

Phim châu á

17:44:54 21/11/2024
Mới đây, bộ phim Ask the stars (tạm dịch: Hỏi các vì sao ) đã hé lộ những hình ảnh đầu tiên và chốt lịch chiếu từ ngày 4/1/2025.

Siêu phẩm cổ trang chiếu 2.000 lần vẫn đứng top 1 độ hot, nữ chính hoàn mỹ đến mức không ai có thể thay thế

Hậu trường phim

17:42:30 21/11/2024
Sohu đưa tin trong một cuộc bình chọn các tác phẩm kinh điển được chiếu lại nhiều nhất, phim Tân Bạch Nương Tử Truyền Kỳ (1992) do Triệu Nhã Chi, Diệp Đồng, Trần Mỹ Kỳ đóng chính lọt top 10.