Báo The Straits Times: ‘Việt Nam sẽ ‘xoay trục’ liên minh với Mỹ nếu mất thêm đảo ở Biển Đông’
Chuyến thăm thành công của Tổng thống Obama tới Việt Nam đã làm gia tăng khả năng Việt Nam xoay trục hướng về Mỹ và nếu Việt Nam mất thêm đảo trên Biển Đông sẽ có thể dẫn tới việc thiết lập một liên minh Việt – Mỹ, The Straits Times (Singapore) nhận định.
Tổng thống Barack Obama đã có chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam
Theo tác giả David Kok, chuyến thăm của ông Obama cho thấy cả hai bên đều muốn có quan hệ gần gũi hơn, có thể khiến cho Trung Quốc lo lắng. Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí không nhằm vào Trung Quốc mà là để giúp Việt Nam tăng cường khả năng tự vệ. Ông Obama cũng tuyên bố rằng “không có quốc gia nào có thể áp đặt ý chí cho bạn và quyết định thay cho số phận của bạn” và khẳng định Mỹ không có ý định áp đặt vào việc xây dựng thể chế.
Mỹ cũng tranh thủ Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội với các thỏa thuận kinh doanh và hỗ trợ song phương trên các lĩnh vực như công nghệ cao, năng lượng sạch, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và giáo dục, đáng chú ý là thỏa thuận mua 100 máy bay Boeing của VietJet Air hay các thỏa thuận Chương trình hòa bình dạy tiếng Anh và mở các cơ sở, chi nhánh của các Trường Đại học Mỹ tại Việt Nam.
Nhưng thỏa thuận lớn nhất chính là việc Mỹ cam kết cùng Việt Nam tham gia TPP. Trong khi TPP được coi là biện pháp để Mỹ chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, Việt Nam muốn sử dụng việc tiếp cận rộng lớn hơn vào thị trường Mỹ và nhận được nhiều khoản đầu tư từ Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế của mình. Theo đó, Việt Nam mong muốn rằng những thành tựu kinh tế sẽ nâng cao khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia tại Biển Đông, nơi có các tranh chấp với các nước láng giềng, đặc biệt với Trung Quốc.
The Straits Times đánh giá với việc ông Obama là Tổng thống Mỹ thứ ba thăm Việt Nam sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, có thể thấy Việt Nam là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, các chuyến thăm này đều nằm trong nhiệm kỳ thứ hai của các vị Tổng thống này, cũng cho thấy Việt Nam chưa phải là ưu tiên cao nhất. Trong chuyến thăm của Tổng thống Obama, không có một phát biểu hay ẩn ý nào cho thấy Mỹ cam kết bảo vệ Việt Nam.
Tổng thống Mỹ vẫn tuyên bố lập trường không thay đổi là không đứng về phía bên nào trong vấn đề Biển Đông. Về nguyên tắc, lệnh cấm bán vũ khí đã bị dỡ bỏ, nhưng những đề nghị bán vũ khí sát thương vẫn phải đáp ứng những tiêu chí nhân đạo.
Theo The Straits Times, quan hệ Mỹ – Việt sẽ phát triển mạnh mẽ hơn ngoài khía cạnh hợp tác kinh tế hay không ở một chừng mực sẽ phụ thuộc vào những hành động của Trung Quốc. Chiến lược của Trung Quốc đối với Việt Nam tiếp tục theo hai hướng: cứng rắn về vấn đề Biển Đông và thông qua thuyết phục chiến lược để ngăn chặn việc Việt Nam xoay trục. Việt Nam vẫn là thách thức mạnh mẽ đối với các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc, với một số lượng lớn các đảo mà Việt Nam đang nắm giữ cũng như với việc Việt Nam có khả năng đẩy mạnh hợp tác với Mỹ, Nhật và Philippines trong lĩnh vực bảo đảm an ninh biển.
Về mặt chiến lược, rõ ràng Trung Quốc đang lôi kéo Việt Nam với những thuyết phục về tương đồng chính trị và tình đồng chí trong lịch sử, đặc biệt nêu rõ rằng sự tồn tại của chế độ chính trị như nhau ở hai nước một phần phụ thuộc vào quan hệ hữu nghị tốt đẹp, đoàn kết chống lại âm mưu lật đổ của thế lực tư bản. Một thực tế là giờ đây người láng giềng khổng lồ đã có tiềm lực quân sự ngày càng mạnh mẽ hơn và có thể trở mặt một lần nữa như đã từng làm trong cuộc chiến năm 1979.
Video đang HOT
The Straits Times cho rằng sức mạnh mềm của Trung Quốc có vẻ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để được như sức mạnh mềm của Mỹ đối với Việt Nam. Thương mại giữa Việt Nam và Mỹ tăng 150% trong thập kỷ vừa qua, trong khi Việt Nam tiếp tục thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc. Mỹ là địa điểm di cư và giáo dục hàng đầu đối với người dân Việt Nam, trong khi rất ít người muốn học tập hoặc sinh sống tại Trung Quốc.
Sức mạnh mềm của Mỹ cũng đã cho thấy nhiều người dân xếp hàng dọc các tuyến phố ở Hà Nội và TPHCM để chào đón Tổng thống Mỹ, trong khi các chuyến thăm của các Chủ tịch Trung Quốc thì không được như vậy. Chuyến thăm của Tổng thống Obama đã củng cố thêm nhận định về khả năng Việt Nam xoay trục về phía Mỹ. Những lợi ích kinh tế sâu rộng và to lớn sẽ góp phần khiến hai quốc gia cam kết bảo đảm an ninh cho nhau.
The Straits Times nhận định, trên thực tế sự xoay trục sẽ chỉ có hiệu quả cho Việt Nam nếu như những giả thuyết chiến lược có sự thay đổi nhanh chóng và cơ bản. Những giả thuyết này có thể bao gồm sự thay đổi lớn trong quan hệ Việt Nam – Trung và việc Việt Nam mất thêm đảo chẳng hạn. Một cuộc tấn công trên bộ của Trung Quốc nhằm vào Việt Nam là không thể và không dự đoán được, nhưng một cuộc tấn công bất ngờ hay một cuộc xung đột trên Biển Đông không thể bị loại trừ hoàn toàn.
The Straits Times kết luận, hiện nay chỉ có những tổn thất của Việt Nam trên Biển Đông mới có thể dẫn đến việc hình thành liên minh Việt Nam – Mỹ. Nếu như Trung Quốc có những hành động khiến cho Việt Nam tiến gần hơn với Mỹ, Trung Quốc cũng sẽ tạo ra những liên minh khác của Mỹ, ngoài những liên minh hiện có như Mỹ – Nhật, Mỹ – Hàn, và Mỹ – Philippines. Lúc đó, giả thuyết về một sự bao vây chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc tại Đông Á sẽ được hoàn tất.
Theo VietTimes
Quan hệ Việt- Mỹ đi về đâu trong tay Donald Trump và Hillary Clinton
Quan hệ song phương Việt -Mỹ đã đi một chặng đường dài và sẽ thế nào khi nước Mỹ có tổng thống mới?
Tổng thống Hillary Clinton: "Trung Quốc hãy đợi đấy!"
Nếu Hillary Clinton được bầu làm Tổng thống Mỹ, bà sẽ rất có thể tiếp tục cách tiếp cận của Tổng thống Obama tới Việt Nam và thậm chí có thể tăng sự tham gia của Washington với Hà Nội. Khi còn là Bộ trưởng Ngoại giao của chính quyền Tổng thống Obama, bà Hillary Clinton rất có kinh nghiệm trong lịch sử nước Mỹ hiện đại, đặc biệt là trong quan hệ với Việt Nam. Khi còn là Đệ nhất phu nhân Mỹ, bà đi cùng Tổng thống Bill Clinton trong chuyến công du lịch sử của ông đến Việt Nam vào năm 2000.
Liên quan đến vấn đề kinh tế, bà Hillary Clinton trong tất cả các khả năng sẽ tìm cách mở rộng các thỏa thuận thương mại của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Như khi còn là Ngoại trưởng Mỹ, bà đã cung cấp rất nhiều dấu hiệu hỗ trợ cho các cuộc đàm phán TPP. Ví dụ, trong năm 2012, trong khi ở Singapore, bà đã đưa ra một bài phát biểu nhấn mạnh tiềm năng cho TPP hạ thấp các rào cản, nâng cao tiêu chuẩn, và thúc đẩy tăng trưởng lâu dài trong khu vực.
Trong suốt nhiệm kỳ của mình với chính quyền Obama, Hillary Clinton đã được biết đến là một trong những thành viên nội các "diều hâu". Ví dụ, bà đã vận động để can thiệp vào Libya và sự tham gia của Mỹ lớn hơn ở Syria, chẳng hạn như việc thực hiện một vùng cấm bay của NATO. Thật vậy, bà Hillary Clinton ở khía cạnh nào đó có thể mạnh mẽ hơn tổng thống Obama trong việc khẳng định chính sách của Mỹ ở châu Á -Thái Bình Dương.
Trong suốt chiến dịch, bà Hillary Clinton đã hứa sẽ buộc Trung Quốc "có trách nhiệm" về những hành động hung hăng của mình trong khu vực và để tái khẳng định vai trò của Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương.
Trong 5 năm qua, giới chức Trung Quốc không ngừng lo ngại về việc Chính quyền Obama muốn kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Bắc Kinh thậm chí sẽ lo ngại hơn nữa nếu bà Hillary Clinton giành chiến thắng và trở thành chủ nhân mới của Nhà Trắng vào tháng 1.2017. Các nhà phân tích chính sách của Washington đối với châu Á nhận định bà Hillary Clinton, người giữ cương vị Ngoại trưởng Mỹ từ năm 2009-2013 trong chính quyền của ông Obama, ít nhất sẽ mở rộng các chính sách của người tiền nhiệm trong vấn đề Biển Đông và có thể sẽ theo đuổi một lập trường cứng rắn hơn.
Ông Sean King, Phó Chủ tịch Công ty Tư vấn Chiến lược Park tại New York, nói: "Một vị tổng thống như bà Hillary Clinton sẽ mở rộng các chính sách của Chính quyền Obama tại Biển Đông, thậm chí cứng rắn hơn. Bắc Kinh đang lo sợ khi nghĩ tới việc bà Hillary trở thành chủ nhân Nhà Trắng". Nước Mỹ do bà Hillary lãnh đạo sẽ không phát động một cuộc chiến thật sự liên quan tới các nguồn lợi hải sản hay dầu khí ở Biển Đông, hoặc liên quan tới khoảng 500 đảo nhỏ ở vùng biển này. Thay vào đó, Chính quyền Hillary Clinton sẽ tiếp tục thúc đẩy các mục tiêu của chính quyền Obama đảm bảo quyền tự do hàng hải tại Biển Đông cho các tàu Mỹ, đồng thời duy trì hợp tác quân sự với các nước Đông Nam Á đang quan ngại hành động bành trướng của Trung Quốc.
Chính quyền mới của bà Hillary Clinton có thể sẽ đi xa hơn với việc chống lại Trung Quốc thông qua các tổ chức quốc tế hay những thỏa thuận mà hai nước cùng tham gia. Chính quyền này có thể cũng sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ với Việt Nam và Philippines. Trong khi đó, Ben Reilly, Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Các vấn đề Quốc tế thuộc Đại học Murdoch tại Australia, nhận định: "Hồ sơ về Hillary cho thấy Mỹ sẽ có cách phản ứng cương quyết hơn. Sẽ không có chuyện Mỹ gây chiến vì các bãi đá hay đảo san hô, song Washington sẽ khiến Trung Quốc phải trả những cái giá đắt hơn tại các thể chế quốc tế mà nước này tham gia, cũng như trong các vấn đề toàn cầu nói chung". Bà Hillary Clinton giữ chức Ngoại trưởng Mỹ vào thời điểm Tổng thống Obama công bố chiến lược "xoay trục" sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó bao hàm cả sự tăng cường hiện diện quân sự.
Tại hội nghị có sự tham dự của các ngoại trưởng ở Hà Nội năm 2010, bà Hillary nhấn mạnh rằng luật pháp quốc tế là cơ sở cho các tuyên bố chủ quyền trên biển. Đây là "một cú đòn kín đáo" nhằm vào Trung Quốc, quốc gia đang sử dụng các tư liệu hàng hải cổ để làm cơ sở cho tuyên bố chủ quyền đối với 95% diện tích Biển Đông. Ông Alan Romberg, Giám đốc Chương trình Đông Á thuộc Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington, nói: "Trung Quốc lo ngại quan điểm của bà Hillary đối với họ. Bắc Kinh hiểu rõ rằng bà Hillary rất giàu kinh nghiệm song bà ấy dễ dự đoán hơn rất nhiều so với ông Donald Trump. Nếu xét theo chiều hướng này, có lẽ Trung Quốc sẽ bớt căng thẳng hơn nếu bà Hillary thắng cử"
Tờ Diplomat bình luận, với lịch sử quan hệ và vị trí của chiến dịch, có thể mong đợi một tổng thống Hillary Clinton tiếp tục mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam, thúc đẩy thể chế hóa các tranh chấp Biển Đông trong tổ chức đa phương như ASEAN, tăng cường năng lực hàng hải và quân sự của các đối tác quan trọng như Việt Nam, mạnh mẽ duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không, thách thức Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
Tổng thống Donald Trump: "Nước Mỹ trước đã, các nước tự lo"
Nếu Donald Trump được bầu làm tổng thống, chúng ta có thể mong đợi những bất ngờ. Ông là một ứng cử viên độc đáo cho chức tổng thống Mỹ. Đây là chiến dịch đầu tiên của ông trước công chúng trong vai trò của một người làm chính trị.
Trước đó, Donald Trump là một cái tên được nhiều người biết đến liên quan đến bất động sản, truyền hình thực tế và báo lá cải. Tóm lại, Donald Trump đang chạy đua như một "người ngooại đạo" tìm cách phá vỡ tiến trình chính trị của Mỹ.
Trong bài phát biểu chính sách đối ngoại của mình, Donald Trump đã công bố một chủ đề quan trọng "ưu tiên nước Mỹ". Tuy nhiên, các chi tiết trong chính sách đối ngoại mà Donald Trump đưa ra lại bất đồng với chính những nguyên tắc truyền thống của chính sách đối ngoại của Mỹ. Ví dụ, trong một nỗ lực để chống nhập cư bất hợp pháp và tội phạm có liên quan, ông đã hứa sẽ "xây dựng một bức tường" giữa Mỹ và đối tác thương mại lớn nhất của nó là Mexico. Đối với cuộc chiến chống khủng bố, Donald Trump đã nổi lên ý tưởng tra tấn nghi phạm khủng bố và mục tiêu gia đình của họ. Để đối phó với các cuộc tấn công khủng bố tại California vào tháng 12. 2015, ông đề xuất một lệnh cấm tạm thời đối với người Hồi giáo vào nước này.
Đối với Việt Nam và châu Á-Thái Bình Dương, có ít nhất bốn lĩnh vực mà một tổng thống Donald Trump sẽ cho kết quả không chắc chắn.
Thứ nhất, về vấn đề thương mại, Donald Trump đã kịch liệt phản đối TPP, mô tả nó như là "một thỏa thuận khủng khiếp" chủ yếu mang lại lợi ích cho Trung Quốc (mặc dù Trung Quốc không tham gia TPP). Donald Trump cũng chỉ trích tư cách thành viên của Trung Quốc trong tổ chức WTO. Để hỗ trợ các công ty Mỹ và người lao động chống cạnh tranh "không công bằng", ông đã cam kết thực hiện một loạt các biện pháp trả đũa chống lại Trung Quốc thao túng tiền tệ, các khoản trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, và đánh cắp tài sản trí tuệ. Cùng một loại lý luận có thể được mở rộng đến các nước châu Á khác mà Mỹ có thâm hụt thương mại, chẳng hạn như Việt Nam.
Thứ hai, Donald Trump đã chỉ trích vai trò của hệ thống trên toàn thế giới của liên minh, từ NATO đến Thái Bình Dương. Ông tin rằng các liên minh đang mất cân đối và đồng minh của Mỹ nên mang nhiều gánh nặng hoặc thậm chí bị bỏ rơi nếu quá tốn kém đối với Mỹ. Ví dụ, Donald Trump đã đề xuất rằng các đồng minh hiện đang được bảo vệ bởi những chiếc ô hạt nhân của Mỹ, như Saudi Arabia, Nhật Bản và Hàn Quốc nên tìm kiếm vũ khí hạt nhân của riêng mình.
Thứ ba, Donald Trump đã tuyên bố sẽ không can thiệp vào các cuộc xung đột mà không trực tiếp đe dọa an ninh Mỹ. Ông đã chỉ trích nặng nề sự can thiệp của Mỹ tại Iraq và Libya như là sai lầm. Donald Trump đã không đưa ra một quan điểm rõ ràng về Biển Đông, nhưng cho rằng Mỹ không phải là một bên lien quan trực tiếp, mà nên để cho các nước như Việt Nam và Philippines tự bảo vệ lợi ích của họ.
Thứ tư và rộng hơn, Donald Trump đã nhìn một cách hoài nghi về vai trò của Mỹ như bảo lãnh cho trật tự thế giới. Kể từ khi chiến tranh thế giới II, Mỹ đã trở thành vị trí lãnh đạo toàn cầu, chẳng hạn như phát triển các tổ chức quốc tế, duy trì sự tự do trên biển, phát huy giá trị dân chủ, gây ảnh hưởng đến các cuộc xung đột quốc tế. Với chính sách "ưu tiên nước Mỹ" của Donald Trump, cho dù ông sẽ tiếp tục di sản này, song sẽ tạo ra sự không chắc chắn cho tương lai của quan hệ quốc tế.
Cho dù Donald Trump hay Hillary Clinton sẽ được chọn làm tổng thống mới và sự lựa chọn này sẽ có ảnh hưởng đối với Việt Nam và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Sau chuyến đi lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam và trong thời kỳ cao trào của cuộc đua tổng thống đang diễn ra tại Mỹ, đây là thời điểm thích hợp để xem xét tương lai của quan hệ Việt- Mỹ trong tương lai. Cụ thể, sau ngày bầu cử 8 .11. 2016, nước Mỹ sẽ có một vị tổng thống mới. Tổng thống mới sẽ rất có thể là Donald Trump, người vừa bảo đảm sự đề cử của đảng Cộng hòa, hoặc cũng có thể là bà Hillary Clinton, người là ứng cử viên của đảng Dân chủ. Đánh giá về mối quan hệ Việt- Mỹ có thể thay đổi như thế nào nếu Tổng thống Mỹ tiếp theo là Hillary Clinton hay Donald Trump là cực kỳ quan trọng không chỉ đối với các bên liên quan tại Hà Nội và Washington, mà còn đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là cho vai trò nổi bật của Việt Nam trong các vấn đề toàn cầu trong đó có tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ ở Biển Đông.
Theo Danviet
ASEAN ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông Tuyên bố báo chí của các Ngoại trưởng ASEAN sau hội nghị với người đồng cấp Trung Quốc cho hay các quan chức đã trao đổi thẳng thắn về vấn đề Biển Đông, trong đó bày tỏ quan ngại về những diễn biến làm gia tăng căng thẳng gần đây. Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN và Trung Quốc chụp ảnh tại...