Báo Thái Lan: ASEAN trước sự lôi kéo của Mỹ và Trung Quốc
Mỹ đang cố lôi kéo ASEAN về phía mình trong khi Trung Quốc thông qua các lợi ích kinh tế muốn khối này “từ bỏ” Mỹ để cùng song hành với Bắc Kinh. Chính sách nào sẽ được các nhà lãnh đạo ASEAN lựa chọn?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama đều muốn đẩy mạnh ảnh hưởng với ASEAN – Ảnh: Reuters
Tờ TheNation (Thái Lan) ngày 1.2 có bài bình luận về mối quan hệ của ASEAN với Mỹ và Trung Quốc. Năm 2016 này, Trung Quốc và ASEAN đánh dấu 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đang thúc đẩy chính sách đối ngoại tiến gần hơn với ASEAN.
Giữa tháng 2.2016, Tổng thống Obama sẽ có cuộc gặp các nhà lãnh đạo ASEAN ở Sunnylands, bang California. Đây là nơi ông Obama từng tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hơn 2 năm về trước để thúc đẩy mối quan hệ với cường quốc châu Á này.
The Nation nhận định ông Obama xem mối quan hệ Mỹ – ASEAN không thua kém mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc và xem khối này là một đối trọng về kinh tế và cả an ninh chính trị của Mỹ ở châu Á. Tổng thống Obama sẽ cố gắng thực hiện điều này trước khi ông mãn nhiệm.
Video đang HOT
The Nation còn cho rằng ông Obama đã thuyết phục được hoặc ít nhất sẽ sớm thành công để 4 trong 10 thành viên của ASEAN tham gia vào TPP – Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – vốn nhằm khống chế ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở khu vực này.
Tiếp đến, Washington đã góp tiếng nói khá mạnh mẽ đối với tranh chấp ở Biển Đông và ủng hộ tự do lưu thông hàng hải ở vùng biển này. Thông qua việc xuất hiện ở Biển Đông, Washington muốn thuyết phục các nhà lãnh đạo ASEAN rằng Mỹ luôn có mặt và sẵn sàng làm đối trọng, giúp họ đối phó với Trung Quốc.
Dưới con mắt của nhiều nước thành viên ASEAN, ông Obama có vẻ gần gũi với ASEAN hơn các tổng thống tiền nhiệm, thậm chí ông Obama còn được xem là thân thiện hơn cả Ngoại trưởng John Kerry, người không tạo nhiều ấn tượng ở châu Á.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nỗ lực tạo dấu ấn lên ASEAN.The Nation cho rằng Bắc Kinh thúc đẩy chính sách “Một vành đai, một con đường” nhằm tạo cầu nối giữa Bắc Kinh với ASEAN. Thủ tướng Lý Khắc Cường đưa ra “công thức 2 x 7″ cho tương lai của ASEAN – Trung Quốc. Trong khi đó, Ngoại trưởng Vương Nghị thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị với ASEAN với “đề nghị 10 điểm”. Năm nay được Trung Quốc xem là năm Trung Quốc – ASEAN.
Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với vấn đề được xem là “món nợ” đối với ASEAN. Đó chính là Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Năm 2015 được xem là &”năm hợp tác hàng hải Trung Quốc -ASEAN” với mục tiêu hoàn tất COC, nhưng mục tiêu này không đạt được vì sự trì hoãn từ phía Trung Quốc.
ASEAN đang đứng trước những cơ hội và thách thức từ Mỹ và Trung Quốc. Tờ The Nation cho rằng các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ không bỏ lỡ cơ hội nào từ 2 cường quốc này. Thắt chặt mối quan hệ chiến lược với cả Mỹ và Trung Quốc chính là chính sách đối ngoại mà ASEAN muốn đeo đuổi.
Minh Quang
Theo Thanhnien
ASEAN và Trung Quốc bàn về cấu trúc quy tắc ứng xử trên Biển Đông
Ngoại trưởng Malaysia cho biết ASEAN và Trung Quốc thống nhất chuyển sang giai đoạn tiếp theo của việc thiết lập Bộ Quy tắc Ứng xử của Các bên trên Biển Đông (COC).
Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman. Ảnh: Reuters.
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng các quan chức cấp cao Trung Quốc trong cuộc gặp gần đây đã thống nhất đàm phán về khuôn khổ, cấu trúc, yếu tố trong tài liệu cũng như giải quyết những vấn đề khó khăn và phức tạp liên quan đến Bộ Quy tắc Ứng xử của Các bên trên Biển Đông (COC), Inter Aksyon dẫn lời Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman cho biết.
"Đây là một bước tiến quan trọng liên quan đến COC", ông phát biểu tại cuộc họp báo hôm 31/7, trước thềm Hội nghị Các ngoại trưởng ASEAN (AMM) lần thứ 48 sẽ diễn ra tại Trung tâm Thương mại Thế giới Putra, thủ đô Kuala Lumpur.
Theo ông Anifah, hai phía còn xem xét một số đề xuất để giải quyết căng thẳng gia tăng giữa các bên tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và sự cần thiết phải thực hiện một số đoạn trong Tuyên bố về Ứng xử của Các bên trên Biển Đông (DOC).
"Trong khi chúng ta thực hiện DOC và khẩn trương tiến tới COC, những diễn biến gần đây làm gia tăng căng thẳng và xói mòn lòng tin giữa các bên", ông nói, đồng thời cho biết chúng cần được giải quyết để đảm bảo hòa bình, ổn định và an ninh trên Biển Đông không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một số biện pháp đã được đề ra trong cuộc gặp tổ chức tại Thiên Tân, Trung Quốc, ngày 29/7 trong đó có đóng băng toàn bộ hoạt động khiêu khích và làm rõ tuyên bố chủ quyền theo luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Malaysia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo hòa bình và thịnh vượng tại Biển Đông, tránh mọi diễn biến có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng quân sự hóa. ASEAN và Trung Quốc còn dự kiến thiết lập đường dây nóng để xử lý các vấn đề liên quan tới tranh chấp Biển Đông.
AMM 48 sẽ chính thức diễn ra từ ngày mai và kéo dài đến ngày 6/8 với sự tham gia của 27 quốc gia gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, New Zealand, Australia và một số đối tác khác. Các ngoại trưởng dự kiến chủ yếu thảo luận về thiết lập Cộng đồng chung ASEAN và bước tiến trong kế hoạch Tấm nhìn của Cộng đồng ASEAN sau 2015. Ngoài ra, các ngoại trưởng còn trao đổi tầm nhìn về khu vực và những vấn đề quốc tế cùng quan tâm.
Như Tâm
Theo VNE
ASEAN thay đổi chiến lược đối phó Trung Quốc ở Biển Đông Các nước Đông Nam Á đang tăng cường hợp tác với nhau và xoay về phía Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có những hành vi hung hăng tại khu vực. Lãnh đạo các nước ASEAN và Mỹ chụp ảnh lưu niệm sau một cuộc họp bên lề Hội nghị thượng...