Bảo tàng ở Nga vẫn dùng máy tính Apple tuổi đời hơn 30 năm
Chiếc máy tính Apple II tại Bảo tàng Lenin (Nga) vẫn được sử dụng để trình chiếu sau hơn 30 năm.
Bảo tàng được khai trương năm 1987 khi Liên Xô sắp tan rã, là nơi trưng bày các kỷ vật liên quan đến Vladimir Lenin, nhà lãnh đạo đầu tiên của đất nước.
Nằm cách 30 km về phía nam thủ đô Moscow (Liên bang Nga), khách tham quan bảo tàng còn được nghe thuyết trình về cuộc đời Lenin.
Khi mới mở cửa, các nhân viên bảo tàng muốn tìm cách kiểm soát những bài thuyết trình, đòi hỏi hệ thống đèn, máy chiếu hoạt động đồng bộ với nhau. Lúc ấy, một công ty của Anh có tên Electrosonic đã phát triển hệ thống trình chiếu đồng bộ ES4000, được điều khiển bởi máy tính Apple II.
Máy tính Apple II vẫn hoạt động tốt tại bảo tàng Lenin trong hơn 30 năm.
Tuy nhiên, luật pháp Liên Xô cấm bảo tàng giao dịch với các công ty nước ngoài. Điều đó khiến hệ thống ES4000 không thể được nhập khẩu trực tiếp về bảo tàng. Máy tính Agat-7 do Liên Xô sản xuất năm 1984 được cho là khá giống Apple II. Tuy nhiên, cổng cắm thẻ phần mềm của 2 máy không giống nhau nên chương trình của Electrosonic không thể chạy trên Agat-7.
Video đang HOT
Theo Digital Trends , một quy trình phức tạp đã diễn ra nhằm mang hệ thống ES4000 về Liên Xô mà không vi phạm quy định. Technointorg, một tổ chức kinh tế tại Liên Xô đã ký thỏa thuận hợp tác với Electrosonic thông qua Beach Compix, đơn vị của Anh thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Liên Xô.
Các kỹ thuật viên nước ngoài đã đến Liên Xô để lắp đặt hệ thống, dưới sự giám sát của một công ty Liên Xô có tên Cascade. Nhờ vậy, hệ thống trình chiếu với máy tính Apple II được trang bị và sử dụng cho bảo tàng Lenin.
Sau 34 năm, những chiếc Apple II dùng để trình chiếu tại bảo tàng vẫn hoạt động tốt. Boris Vlasov, Phó giám đốc nghiên cứu bảo tàng cho biết các nhân viên về hưu vẫn đồng ý sửa chữa hệ thống khi được yêu cầu. Vlasov khẳng định những chiếc máy tính sẽ không được thay mới nhằm giữ nguyên cách tổ chức, sắp xếp ban đầu của các bài thuyết trình.
Bảo tàng Lenin tại Nga.
Đây không phải lần đầu thiết bị của Apple có cơ hội xuất hiện trong các đơn vị của Liên Xô. Năm 1985, Steve Jobs từng đến thăm Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô để đàm phán trang bị máy tính Macintosh cho các trường học tại Liên Xô. Tuy nhiên, phát ngôn nhạy cảm của Jobs về nhà cách mạng Leon Trotsky khiến kế hoạch đổ vỡ.
Đó là câu chuyện thú vị về cách máy tính Apple được chọn để điều khiển phòng trình chiếu tại bảo tàng dành cho Lenin. Sau gần 35 năm, chúng vẫn hoạt động tốt để phục vụ công việc.
'Quy tắc Scott' của Apple
Được áp dụng cách đây 40 năm, đây là một trong những chiến lược quan trọng, góp phần mang đến thành công cho Apple trong thời gian dài.
Trong tạp chí Inc số xuất bản tháng 10/1981, hình ảnh Steve Jobs (lúc ấy 26 tuổi) được đưa lên trang bìa với dòng chữ: "Người đàn ông này đã thay đổi việc kinh doanh mãi mãi (Máy tính cá nhân có thể làm gì cho bạn)".
Nội dung bài viết nhắc đến chiến lược của Michael Scott, CEO đầu tiên của Apple - một công ty máy tính mới nổi. Chi tiết đáng chú ý nằm ở quy tắc của Scott, được áp dụng từ ngày 1/1/1981 và trở thành chiến lược quan trọng của Táo khuyết.
Năm 1981, Apple đã áp dụng quy định không sử dụng máy đánh chữ trong công ty, chuyển sang phần mềm soạn thảo văn bản trên máy tính.
Theo đó, Scott yêu cầu tất cả nhân viên Apple không được sử dụng máy đánh chữ, chuyển sang phần mềm soạn thảo văn bản trên máy tính. Quyết định của ông có hiệu lực ngay lập tức.
"Apple là công ty sáng tạo. Chúng ta phải tin tưởng và dẫn dắt mọi lĩnh vực. Nếu phần mềm soạn thảo văn bản tiện dụng hơn, hãy sử dụng nó. Mục tiêu đến ngày 1/1/1981, không có máy đánh chữ nào tại Apple nữa", CEO Michael Scott cho rằng máy đánh chữ đã lỗi thời, và Apple cần chứng minh điều đó trước khi thuyết phục khách hàng.
Hình ảnh Steve Jobs trên bìa tạp chí Inc tháng 10/1981.
Quy định ngừng sử dụng máy đánh chữ của Scott gây nhiều tranh cãi. Năm 1981, máy tính cá nhân vẫn là thị trường sơ khai. Đối thủ lớn của Apple là IBM PC phải đến tháng 8/1981 mới được ra mắt. Đến năm 1983, Microsoft Word mới phát hành bản đầu tiên.
Thậm chí, một thuật ngữ quen thuộc trong kinh doanh là "eating its own dog food" (sử dụng sản phẩm trong nội bộ công ty hàng ngày trước khi ra mắt rộng rãi) phải đến vài năm sau mới xuất hiện. Tuy nhiên, Apple đã áp dụng chiến lược này từ rất sớm.
Theo Inc , điều khiến Apple tự tin loại bỏ máy đánh chữ có thể đến từ doanh số bán máy tính. Một thống kê cũ cho thấy Apple có thể đã bán 132.000 máy tính Apple II trong năm 1981, và 750.000 chiếc vào cuối năm 1982. Dù con số khá nhỏ, máy tính cá nhân vẫn là thị trường tiềm năng.
Trong bài viết của Inc , chính Jobs đã nói máy tính của Apple ngang với những "sáng tạo văn phòng" khác như máy đánh chữ IBM Selectric, máy tính bỏ túi, máy photocopy Xerox và "hệ thống điện thoại mới, tân tiến".
Thực tế trong tương lai cho thấy quyết định của Scott là chính xác. Máy đánh chữ từng là thiết bị văn phòng rất phổ biến cách đây 40 năm. Nhưng giờ đây, đa số doanh nghiệp đã không còn sử dụng nữa, thay vào đó gõ văn bản trên phần mềm máy tính.
Bên cạnh các cột mốc như Steve Jobs quay lại Apple năm 1996 hay iPhone ra mắt năm 2007, có thể xem quy tắc "không dùng máy đánh chữ" từ ngày 1/1/1981 là quy định quan trọng nhất trong lịch sử của Táo khuyết. Một ví dụ hiện đại hơn, Microsoft vào tháng 6/2019 đã ra quy định cấm nhân viên sử dụng Slack để chuyển sang Microsoft Teams.
Với việc dùng sản phẩm của chính mình hàng ngày, các nhân viên có thể phát hiện lỗi, những vấn đề trong lúc sử dụng để đội ngũ phát triển nhanh chóng khắc phục, mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Người đàn ông bỏ 630.000 USD mua bản phác thảo Apple II Một người giấu tên đã bỏ ra hơn nửa triệu USD để mua bản thảo cấu trúc máy tính Apple II. Đối với một số người, bản phác thảo máy tính Apple II của Steve Wozniak mang ý nghĩa lớn trong lịch sử công nghệ. Ở phiên đấu giá kết thúc hôm 21/12, đã có người bỏ ra 630.272 USD để sở hữu...