Bảo tàng NFT đầu tiên trên thế giới
Bảo tàng NFT đầu tiên trên thế giới được mở cửa tại Seattle, Washington, Mỹ nhằm mục đích lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số dựa trên công nghệ NFT.
NFT (Non-fungible token) là một loại tài sản số rất phổ biến trong thời gian gần đây với những tác phẩm lên đến hàng triệu USD. NFT tồn tại trên blockchain, một công cụ lưu giữ các giao dịch trên các máy tính có kết nối mạng.
Bảo tàng NFT này đã mở cửa vào ngày 14/1. Bảo tàng này giống như một outlet (cửa hàng bán lẻ) cho các nghệ sĩ, người sáng tạo và nhà sưu tập để trưng bày các sản phẩm NFT của họ trong môi trường thực tế. Đồng thời, điều này cũng hướng tới việc giáo dục công chúng về thị trường nghệ thuật kỹ thuật số khá mới mẻ này.
Bà Jennifer Wong, đồng sáng lập và quản lý Bảo tàng NFT Seattle chia sẻ: “Chúng tôi nhận ra tác động của có thể nhìn thấy loại hình nghệ thuật này theo các mà khi bạn sống chậm lại, bạn mới có thể nhìn thấy tất cả các chi tiết”.
Theo một báo cáo tháng 3 của một công ty nghiên cứu thị trường tại Ireland, thị trường NFT toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên hơn 21 tỷ USD trong năm 2022.
Video đang HOT
Ông Peter Hamilton, đồng sán lập bảo tàng, cho biết: “Một NFT thực ra chỉ là một hợp đồng thể hiện quyền sở hữu một tài sản nào đó. Về cơ bản, đây là hợp đồng có mã seri chỉ thuộc về tác phẩm đó và nếu bạn sở hữu mã seri này thì bạn là chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm.”
Bảo tàng đã lên kế hoạch cho chương trình trong suốt cả năm. Ông Hamilton cho biết thêm: “Tôi không thể nhấn mạnh đủ tầm quan trọng của phần giáo dục của bảo tàng này. Chúng tôi đang cố gắng tiếp cận mọi người để giới thiệu về giá trị của NFT và giúp mọi người kéo lên bức màn hé lộ blockchain là gì và những tiện ích của nó”.
NFT và hành trình một năm nhìn lại
Vào thời điểm này năm ngoái, một tác phẩm nghệ thuật đã được bán với giá 69 triệu USD bởi nhà đấu giá danh tiếng Christie's và ngay lập tức mở đường cho làn sóng tài sản kỹ thuật số mới.
Tác phẩm nêu trên không phải là sản phẩm nghệ thuật của họa sĩ vĩ đại bậc nhất thế kỷ 20 Henri Matisse, hay một bức họa hiếm khi nhìn thấy của van Gogh. Thay vào đó, nó là một bộ sưu tập kỹ thuật số tổng hợp của nghệ sĩ Beeple tương đối vô danh lúc bấy giờ. Điều khiến tác phẩm Everydays: the First 5000 Days thực sự đáng chú ý là nó đã được bán dưới dạng mã thông báo không thể thay thế (NFT).
Sau đợt bán đấu giá, từ một hiện tượng tương đối ít người biết đến của thế giới công nghệ, NFT đã nhanh chóng trở thành xu hướng phổ biến toàn cầu. NFT là các mã thông báo tồn tại trên một hệ thống lưu trữ hồ sơ an toàn gọi là blockchain. NFT giống như giấy chứng nhận quyền sở hữu mà một phòng trưng bày có thể cấp cho một nhà sưu tập nghệ thuật, nhưng trong trường hợp này là các mặt hàng kỹ thuật số, thay vì sản phẩm vật lý.
Tác phẩm nghệ thuật Everydays: the First 5000 Days của nghệ sĩ Beeple được bán dưới dạng NFT
Những người nổi tiếng như rapper Eminem và người dẫn chương trình truyền hình của Mỹ Jimmy Fallon đã giúp nâng cao giá trị hồ sơ NFT nói chung thông qua bộ sưu tập ảnh Bored Ape. Bộ sưu tập này phổ biến đến mức Twitter hiện cho phép người dùng sử dụng chúng làm hình ảnh đại diện.
Đối với các nhà sưu tập, NFT được cho là phiên bản kỹ thuật số của việc theo đuổi thú vui lành tính. Trước đây, các nhà sưu tập thường bị cuốn vào việc vất vả tìm kiếm những tấm thẻ Magic The Gathering hoặc những con tem ít người biết đến. Ngày nay, những người muốn sở hữu các món đồ quý hiếm lại có xu hướng bị thu hút vào một thế giới nơi mà mức độ quý hiếm được ghi lại minh bạch và dễ dàng xác minh.
Đối với người sáng tạo, NFT cung cấp con đường rõ ràng để kiếm tiền. Trước đây, nghệ sĩ thường phải vật lộn để kiếm tiền từ công việc nghệ thuật. Nhưng với NFT, người sáng tạo có thể kiếm được tiền bản quyền. Nền kinh tế Ethereum được duy trì bởi NFT đã mang về cho những người sáng tạo 3,5 tỉ USD trong năm ngoái.
NFT vẫn khó hiểu với nhiều người
Mặc dù ngày càng phổ biến, nhưng NFT vẫn khiến không ít người cảm thấy khó hiểu. Nguyên nhân một phần được cho là do sở hữu nghệ thuật kỹ thuật số vẫn còn là khái niệm xa lạ. Giống với các loại tiền tệ, NFT có giá trị vì ý nghĩa mà một cộng đồng quy định cho chúng. Về mặt trực tuyến, NFT thuộc về mục "on-chain" trên blockchain, nghĩa là giao dịch đã được xác thực, được cập nhật cho mạng blockchain tổng thể. Khi bạn sở hữu một mặt hàng trên blockchain, mọi người trong cộng đồng đều có thể nhìn thấy điều này. Đặc biệt, nó có thể chuyển thành uy tín, khi các doanh nhân giàu có đặt giá thầu cho mặt hàng NFT quý hiếm.
Không phải lúc nào cũng tích cực
Khi NFT phát triển, thì cũng là thời cơ cho các trò gian lận và lấy tiền gia tăng, đặc biệt là từ những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Ví dụ, một số YouTuber như Logan và Jake Paul thời gian qua đã gây tai tiếng với dự án NFT "rút thảm" (rug pulls). Họ tạo ra dự án NFT chất lượng thấp, sau đó đột ngột từ bỏ dự án, đem theo số tiền của các nhà đầu tư đổ vào.
Các nhà phân tích blockchain phát hiện ra rằng, một trong những dự án như vậy được mua không bởi ai khác ngoài chính người tạo ra loại NFT đó. Hoạt động này, được gọi là giao dịch rửa (wash trading), một hình thức thao túng thị trường liên quan đến việc người sáng tạo NFT mua các tác phẩm của riêng họ, do thiếu sự quan tâm từ công chúng, hoặc để tạo ra những lời thổi phồng xung quanh với mục đích tăng giá của lần bán tiếp theo.
Thất bại hay tương lai?
Một trong những lời chỉ trích gay gắt nhất về NFT đến từ thế giới nghệ thuật truyền thống, họ coi cơ sở hạ tầng của NFT là có vấn đề. NFT chủ yếu tồn tại trên chuỗi khối Ethereum, dựa vào các nguồn tài nguyên tính toán khổng lồ để hoạt động.
Có lẽ yếu tố kích hoạt "cơ chế phòng vệ" của NFT đối với phần còn lại của thế giới nghệ thuật nằm ở cách chúng đẩy phương tiện nghệ thuật kỹ thuật số theo những hướng thú vị. Damien Hirst, người đứng sau dự án NFT Currency, đã thách thức người sưu tập chọn giữ NFT hay đổi nó để lấy một tác phẩm nghệ thuật vật lý. Điều này buộc nhà sưu tập phải đặt cược vào tương lai: vật lý hay kỹ thuật số, cái nào giữ lại nhiều giá trị nhất?
NFT hiện vẫn ở vị trí gây tò mò. NFT xuất hiện ban đầu như sự theo đuổi sở thích lành mạnh, một phương tiện để định giá và kiếm tiền cho những tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số khan hiếm, một cơ chế mới để gây quỹ trực tuyến và con đường khám phá cho nghệ thuật hợp pháp. Tuy nhiên, chỉ sau một năm, như chúng ta thấy, NFT đã hoàn toàn trở thành xu hướng chủ đạo trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số, ngày càng nhận thêm sự chú ý và có khả năng sẽ còn mở rộng hơn nữa.
Vì sao kiếm tiền bằng game NFT lại phổ biến ở các nền kinh tế mới nổi? Với sức hút khủng cùng cách tiếp cận nhanh chóng, linh hoạt, bất kì ai cũng có thể kiếm tiền từ thị trường này. NFT trở thành cơn sốt trên toàn cầu từ tháng 3/2021, khi tấm ảnh ghép kỹ thuật số Everydays: The First 5000 Days của nghệ sĩ Beeple (Mỹ) được mua với mức giá kỷ lục 69 triệu USD. Theo...