Bão số 4 gây thiệt hại nặng cho nhiều khu vực ở Thanh Hóa
Hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, ngập nước, 8 điểm trường bị hư hỏng, nhiều tuyến quốc lộ bị sạt lở, hàng nghìn hécta lúa, hoa màu bị đổ gãy, chìm trong nước trong khi một cơn bão mới đang hình thành.
Các lực lượng gia cố tạm điểm sạt trên đê hữu sông Chu qua xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)
Theo báo cáo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, tính đến tối 1/9, toàn tỉnh có 3 ngôi nhà bị thiệt hại hoàn toàn, 221 nhà bị tốc mái, hư hỏng và 335 ngôi nhà bị ngập nước, 392 công trình phụ bị thiệt hại, 8 điểm trường bị hư hỏng.
Mưa bão cũng làm ngập, đổ gãy 8.360ha lúa, hơn 370ha rau màu, trên 2.200 cây hàng năm bị ngập nước; 70 cột điện hạ thế bị nghiêng, đổ…
Về giao thông, tuyến quốc lộ 15, quốc lộ 217, quốc lộ 15C và một số tuyến quốc lộ khác bị sạt lở taluy dương, sa bồi mặt đường 119 vị trí với khối lượng khoảng 32.095m3, sạt lở ta tuy âm 8 vị trí với chiều dài 106,5 mét.
Đường tỉnh 521E, đường tỉnh 530B, đường tỉnh 516B…bị sạt lở taluy dương và sa bồi mặt đường với khối lượng khoảng 29.270m3, sạt lở taluy âm tại 8 vị trí với chiều dài 16 mét…
Hiện, chính quyền các địa phương đang chỉ đạo các khối đoàn thể, lượng lượng dân quân tự vệ xuống giúp người dân khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra, đồng thời triển khai công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão.
Từ ngày 29/8 đến nay, do ảnh hưởng của bão số 4, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa to đã gây ngập lụt các tuyến đường, nhà dân, làm thiệt hại hàng trăm ha hoa màu, vật nuôi, nhiều nhà dân bị ngập nước và hư hỏng tại các huyện Ngọc Lặc, Thạch Thành, Thường Xuân, Thọ Xuân…
Tại huyện Thọ Xuân, mưa bão đã làm 2.473ha diện tích cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản của huyện này bị đổ ngã, ngập úng, 11 nhà bị tốc mái, 33 cột điện bị gãy, 50 mét tường rào và 50 mét đường bêtông bị hư hỏng, sạt lở bãi bồi tại thôn Minh Hải, xã Thọ Hải (kích thước dài khoảng 80 m, rộng 6m, sâu 7m) và sạt lở 45 mét đê con trạch đê hữu sông Chu đoạn dốc Hương, xã Thọ Hải.
Video đang HOT
Các tuyến đường đi thôn Đồng cổ, xã Xuân Thiên, từ Xuân Tín đi Quảng Phú bị ngập nước từ 30-60 cm…
Tại xã Quảng Phú, mưa bão đã làm nhiều nhà dân bị ngập lụt, nhiều diện tích hoa màu bị ngập úng, hiện nước dâng cao nước sông Cầu Chày vẫn đang dâng cao trên mức báo động 2 là 0,56 mét, dự kiến sẽ đạt mức báo động 3 vào lúc 1-3 giờ ngày 2/9.
Trước tình hình trên, xã đã thông báo cho 21 hộ sống gần sông Cầu Chày sẵn sàng di dân.
Ông Phạm Văn Quyết, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Quảng Phú, cho biết xã đã cử lực lượng dân quân canh đê 24/24 để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xấu xảy ra, đồng thời, thông báo cho tất cả các hộ có nguy cơ bị ngập để bà con chuẩn bị.
Gia cố tạm điểm sạt trên đê hữu sông Chu qua xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)
Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, sáng 31/8, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thọ Xuân đã phải ban hành công điện số 13 về việc ứng phó với tình hình mưa lũ kéo dài và mực nước sông Cầu Chày lên nhanh.
Hiện, huyện Thọ Xuân đang tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, đặc biệt là mực nước tại các sông để có biện pháp chỉ đạo kịp thời và yêu cầu các xã có điểm bị sạt lở, đường bị ngập phải cắm biển cảnh báo, thường xuyên tuần tra canh gác để nắm tình hình và có biện pháp xử lý kịp thời.
Cùng với đó, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện tiếp tục chỉ đạo các cụm, các xã, thị trấn phân công trực, theo dõi, nắm tình hình mưa lũ, kiểm tra các công trình đê diều, cầu cống, tình hình thiệt hại để kịp thời báo cáo về huyện.
Tại huyện miền núi Thường Xuân, mưa bão cũng làm nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng, 1 nhà dân bị sập, 3 nhà bị tốc mái, 80 hộ dân ở 3 thôn Lương Thiện, Trung Thành Lương Thịnh của xã Lương Sơn phải di rời khỏi nơi ở, 29 hộ bị đất, đá sạt vào nhà, các trường mầm non, tiểu học và Trung học cơ sở xã Lương Sơn bị ngập lụt, khoảng 235ha lúa và 111,8ha cây mía, 53,7ha cây Ngô và các cây khác ngập bị ngập nước.
Về chăn nuôi toàn huyện có 97 con lợn, 5.323 con gia cầm, bị chết do nước lũ, 44,3ha ao nuôi cá bị nước tràn vào làm ngập, 100 mét kênh mương bêtông bị cuốn trôi, 85m mương bêtông bị vùi lấp, 1.300m mương đất bị vùi lấp hoàn toàn tại xã Bát Mọt, 13 đập tạm ngăn nước phục vụ sản xuất của xã Yên Nhân bị cuốn trôi hoàn toàn.
Hiện tại nước đã rút, huyện đang chỉ đạo các địa phương tập trung hướng dẫn các hộ tiêu động khử trùng khu vực bị ngập lụt, để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đối với các xã có diện tích hoa màu bị ngập huyện đã các xã đang tập trung thống kê diện tích lúa và hoa màu, tài sản bị thiệt hại.
Ông Cầm Bá Xuân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thường Xuân, cho biết huyện đã chỉ đạo các xã huy động lực lượng dân quân, thanh niên, công an, quân sự xuống giúp đỡ bà con khắc phục hậu quả mưa bão.
Ngoài ra, để ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng đến tỉnh Thanh Hóa, huyện đã triển khãi phương án 4 tại chỗ, chỉ đạo các xã chỉ huy, bố trí lực lượng, hậu cần, cứu trợ tại chỗ, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra./.
Theo Nguyễn Nam (TTXVN/Vietnam )
6 người chết, 2 người mất tích do thiên tai trong mưa bão số 4
Mưa lũ, giông sét do ảnh hưởng của bão số 4 xảy ra ở các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ đã làm 6 người chết, 2 người đang còn mất tích.
Ông Trần Quang Hoài chỉ đạo tại cuộc họp giao ban ứng phó áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông diễn ra sáng 1.9 . Ảnh Đăng Quang
Thông tin tại cuộc họp giao ban ứng phó với áp thấp nhiệt đới đang có khả năng mạnh lên thành bão trên Biển Đông tại Hà Nội sáng nay, 1.9, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai cho biết, mưa lũ do bão số 3 đã làm 3 người chết, trong đó, 1 người ở Hà Nội, 1 người ở Quảng Bình, và 1 người ở Hoà Bình.
Còn theo thông tin từ các địa phương, mưa lũ, giông lốc xảy ra ở nhiều tỉnh phía Bắc gây sét đánh cũng khiến 3 người thiệt mạng, trong đó, Hoà Bình 1 người và 2 người còn lại ở Thái Nguyên.
Trong trong sáng nay, thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai cho biết, 2 nạn nhân bị lũ cuốn trôi mất tích vẫn chưa được tìm thấy.
Trước đó, trưa 30.8, tại công trường thi công thủy điện Bản Bồ, xã Bản Hồ (H.Sa Pa, tỉnh Lào Cai), hai vợ chồng ông Trần Văn Viện và bà Nguyễn Thị Mùi (đều trú tại xã Hải Quan, H.Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đã bị lũ cuốn trôi khi đang trên đường tìm về khu lán trại để nghỉ trưa.
Hai vợ chồng ông Viện, bà Mùi đều là công nhân đang tham gia xây dựng công trình thủy điện này.
Thông tin về diễn biến áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT), cho biết đang có những nhận định rất khác nhau về áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão trên Biển Đông.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới này diễn biến phức tạp và khi mạnh lên thành bão thì chưa thể khẳng định bão có ảnh hưởng vào đất liền nước ta hay không. Nhưng do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới này, các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên - Huế từ 2 - 6.9 sẽ có mưa từ 300 - 500 mm, riêng các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị nhận định mưa nhiều hơn. Các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng có mưa to cục bộ.
Cũng theo ông Năng, hiện nay ngoài khơi Thái Bình Dương, trên vùng biển miền Trung cũng đã xuất hiện một áp thấp nhiệt đới và có khả năng mạnh lên thành bão.
Kết luận tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Chánh văn phòng Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai, đề nghị đôn đốc các địa phương thông báo liên tục diễn biến thời tiết về áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông để các phương tiện chủ động tránh xa vùng biển nguy hiểm.
Trong đất liền, các địa phương cảnh báo có mưa lớn trong những ngày tới phải rà soát lại, đánh giá khả năng tích trữ nước của các công trình hồ, đập để tính toán phương án ứng phó mưa lũ trong đợt mưa tới. Các tỉnh bắc Trung bộ tăng cường thu hoạch lúa hè thu, giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Bên cạnh đó, ông Hoài cũng đề nghị Tổng cục Thủy lợi, Bộ Công thương phối hợp với các địa phương rà soát ngay việc tích trữ nước, xả lũ của các công trình hồ chứa thủy điện nhỏ đảm bảo an toàn cho người, công trình và tài sản của nhân dân vùng hạ du.
Theo Thanhnien
Quảng Ninh: Không lơ là, chủ quan trong phòng chống mưa lũ dịp nghỉ lễ Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có công điện khẩn yêu cầu các địa phương thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất đá, ngập lụt gây ra. Trước tình hình mưa lớn phức tạp và nước trên các sông trên địa bàn dâng cao, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có...