Bão số 12 càn quét, xe cộ, cây cối bị quật đổ, mái tôn bay như tên bắn
Hàng loạt nhà dân bị tốc mái, tôn bay xuống đường, biển hiệu cây cối cũng bị quật ngã la liệt khi bão số 12 đổ bộ vào Phú Yên – Khánh Hòa.
Sáng sớm 4.11, bão số 12 đổ bộ vào bờ Phú Yên – Khánh Hòa khiến nhiều khu vực qua tâm bão bị tàn phá dữ dội.
Tại Nha Trang, Khánh Hòa, mưa gió dữ dội khiến nhiều người đi xe máy bị thổi bay, ngã xe. Hàng loạt người vứt phương tiện tháo chạy (ảnh: Trọng Phạm)
Mái tôn nhà xưởng ở TP Nha Trang bị bão giật
Mưa gió trắng trời khi bão số 12 đổ bộ vào sáng nay ở Nha Trang
Cảnh tan hoang ở Phú Yên
Hàng loạt nhà dân bị tốc mái. “Sống từ nhỏ đến giờ đây là lần đầu tiên thấy bão gió khủng khiếp như vậy. Nhà rung lắc, mái tôn bay lên đập xuống ầm ầm”, chị Hoàng ở Phú Yên cho biết
Vùng gần tâm bão có sức gió cấp 10, 11 khiến cây ngã đổ khắp nơi. Khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất của bão số 12 là từ Bắc Phú Yên đến Khánh Hòa
Bão kèm mưa lớn. Các tỉnh miền Trung từ Bình Định đến Khánh Hòa sáng nay có mưa to đến rất to. Trong ảnh là TP Tuy Hòa, Phú Yên ngập trong nước
Nước lũ bắt đầu dâng cao
Video đang HOT
Bão số 12 giật cấp 15 đổ bộ Phú Yên- Ninh Thuận, mưa to gió giật điên cuồng
Theo Nhóm PV (Dân Việt)
Bão số 12 "càn quét" Khánh Hòa, Phú Yên, tôn nhà dân bay vèo vèo
Từ đêm qua, các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa đã xảy ra mưa to đến rất to. Mưa to sẽ tiếp tục trút xuống khu vực này trong 6-12 giờ tới.
*Tiếp tục cập nhật.
9h: Tại Bình Định có mưa và gió cấp 5, cấp 6.
Nhiều tuyến đường ở TX.An Nhơn (Bình Định) bị ngập, cây cối bị gió quật ngã đổ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu cho biết, đêm qua (3.11) và sáng nay (4.11) trên địa bàn tỉnh có mưa to, mực nước trên các sông đang dâng cao. Hiện tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành chức năng chủ động ứng phó.
Nhiều địa phương tại huyện miền núi Hoài Ân, thị xã An Nhơn cũng bị mất điện. Địa bàn Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định bị mất điện, khiến đơn vị này gặp khó khăn trong việc báo cáo số liệu.
Gió giật mạnh khiến mái tôn nhiều nhà dân tại TX.An Nhơn bay ra đường, cây cối ngã đổ.
Theo ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định, hiện Bình Định đang chịu ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 12 nên trên địa bàn có gió to, cấp 7 cấp 8, mưa rất lớn, tập trung địa bàn phía Nam.
"Trên địa bàn huyện miền núi Vân Canh xảy ra lượng mưa lớn đén 150mm, tại TP.Quy Nhơn 120mm. Riền tại huyện Vân Canh ngày trước đã xảy ra lượng mưa rất to đến gần 500mm. Hiện mực nước các sông phía Nam tỉnh đang dâng cao. Mực nước trên sông Hà Thanh đạt đỉnh báo động 2, sông Kôn tại đập Thạnh Hòa trên báo động 2, sông Lại Giang phía Bắc tỉnh mực nước lên cao không đáng kể", ông Hổ thông tin.
Gió lớn làm đổ cổng chào quảng trường ở đường Trần Phú (Nha Trang, Khánh Hòa).
8h18: Tại Khánh Hòa, CTV Mai Khuê cho biết, hiện gió vẫn giật rất mạnh. Sáng nay, nhiều người dân đi ô tô trên đường tại TP.Nha Trang đã phải rời khỏi xe, đóng cửa và chạy vào các nhà dân để trú tránh. Trên các tuyến đường, cây cối đổ ngổn ngang. Gió lớn cũng đã làm đổ cổng chào quảng trường ở đường Trần Phú.
Hàng loạt tuyến đường ở TP.Nha Trang ngập nặng, nhiều nơi ngập tới nửa mét như đường 2/4, Lý Thánh Tôn, Hùng Vương...
Do ngập úng, cây xanh ngã la liệt nên giao thông tại TP.Nha Trang rất khó khăn. Công an tỉnh Khánh Hòa đang huy động tất cả lực lượng để cứu hộ, xử lý cây xanh ngã đổ.
Hiện Khánh Hòa đang mất điện trên diện rộng.
8h00: Trong 6 giờ qua, các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa đã xảy ra mưa to đến rất to. Mưa to sẽ tiếp tục trút xuống khu vực này trong 6-12 giờ tới.
Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ ở vùng trũng thấp tại các tỉnh này là rất cao, đặc biệt ở các huyện: Hiên, Nam Giang, Quế Sơn, Phước Sơn, Trà My (Quảng Nam); Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long (Quảng Ngãi); Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Phù Cát, Hoài Nhơn, Tuy Phước (Bình Định); Tuy Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa, Tây Hòa, Sông Cầu (Phú Yên); Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Ranh, Diên Khánh, Vạn Ninh, Ninh Hoà (Khánh Hoà).
Cơ quan chức năng cũng cảnh báo nguy cơ mất an toàn hồ chứa các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa, đặc biệt là tỉnh Khánh Hòa.
Cây cối đổ gãy hàng loạt tại TP.Nha Trang.
7h30: Khu vực Nha Trang - Diên Khánh gió giật cực mạnh, nhiều xe máy đi đường bị quật ngã. "Tôi chạy xe từ Phú Yên vào thấy thật khủng khiếp, xe mái, cột điện, tôn nhà bay tung tóe. Cả đời chưa thấy cơn bão nào lớn thế này", một tài xế ô tô cho biết.
Trong khi đó khu vực bến xe phía Nam Khánh Hòa hành khách bỏ chạy tán loạn khi trần nhà bị sập, cửa kính bị gió giật vỡ. Hàng chục hành khách bị kẹt lại do không có xe nào dám rời khỏi bến. Hiện đường sá vắng hoe, không ai dám ra đường.
Nhà dân bị tốc mái, tôn bay vèo vèo ra đường.
7h25: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của bão số 12, tại Tuy Hòa (Phú Yên) có gió giật cấp 11, Ninh Hòa (Phú Yên) gió giật cấp 12, Nha Trang (Khánh Hòa) gió giật cấp 11.
Nước ngập trong nội thành Tuy Hòa. (Ảnh: Ngọc Thạch)
Lúc 7h, tâm bão ở trên đất liền ven biển các tỉnh Khánh Hòa-Phú Yên. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 - 12 (100 - 135km/h), giật cấp 15. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ 15 - 20km/h.
7h10: Nhiều tuyến đường tại TP.Quy Nhơn (Bình Định) bị ngập trong nước, hàng loạt cây cối tại các tuyến đường ngã đổ khiến việc đi lại của người dân rất khó khăn.
Gió giật rất mạnh nhiều tuyến đường tại TP.Quy Nhơn ngập trong nước, cây cối ngã đổ. Ảnh: D.T
Ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Định, cho biết: "Địa phương đang bị ảnh hưởng hoàn lưu của bão nên gió giật rất mạnh, gây ra mưa to. Nước lũ đang lên, chúng tôi đang tập trung lực lượng để đối phó", ông Hổ cho hay.
Bình Định đã lên phương án cụ thể để di dời hơn 26.000 hộ dân ra khỏi những vùng nguy hiểm trong cơn bão số 12. Theo đó, các hộ dân được ưu tiên di dời ở vùng ven biển như ở các xã Nhơn Hải, Nhơn Lý (TP.Quy Nhơn), Cát Tiến, Cát Hải (huyện Phù Cát), Hoài Mỹ, Hoài Hải, Hoải Hương (huyện Hòa Nhơn)... và một số vùng có nguy cơ sạt lở, nhất là tại các huyện miền núi như: An Lão, Vân Canh, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh.
Ông Nguyễn Chí Công - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn (Bình Định) - cho hay, địa phương này đã chủ động sơ tán người dân sinh sống tại các khu vực nguy hiểm ven biển, vùng có nguy cơ bị lũ quét đến nơi an toàn. Hiện tại, địa phương có gió lớn, giật tới cấp 6.
Ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - yêu cầu: Các cơ quan, địa phương dừng tất cả các cuộc họp để lo ứng phó với bão, lũ, không được chủ quan, duy trì trực 24/24h, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ và thường xuyên báo cáo về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để chỉ đạo.
7h00: Tại Phú Yên, mưa và gió đã giảm, tình trạng mất điện vẫn xảy ra trên diện rộng. Trong TP.Tuy Hòa, cây xanh gãy đổ, bật gốc la liệt kéo theo dây điện nằm la liệt trên đường. Tại xóm Rớ, khu vực có kè bị xói lở, nhiều nhà dân bị tốc mái.
Ông Trần Hữu Thế - Phó chủ tịch tỉnh cho biết bão vẫn đang mạnh. Sáng nay, một số vùng ở TP.Tuy Hòa đã có điện. Theo ông Thế, ngành điện lực chỉ khắc phục một số nơi có khả năng không bị bão tiếp tục tàn phá.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của bão số 12, tại Tuy Hòa (Phú Yên) có gió giật cấp 11, Nha Trang (Khánh Hòa) gió giật cấp 11. Lúc 6h, tâm bão bắt đầu đổ bộ vào Khánh Hòa với gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão cấp 12 (115-135km/h), giật cấp 15. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ 15-20km/h.
6h52: Tại Bình Định, trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Châu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, hiện trên địa bàn toàn tỉnh đang có mưa to đến rất to, gió giật cấp 10, cấp 11. Trong đó, khu vực TP.Quy Nhơn ảnh hưởng nặng nhất và đang mưa rất to.
"Tôi đang trên đường ra huyện Phù Cát kiểm tra. Hiện trời đang mưa rất lớn, mực nước các sông đang dâng cao. Ở khu vực ven biển, có tuyến đê vẫn an toàn, địa phương cử người chốt trực để theo dõi các khu vực xung yếu", ông Châu nói.
Theo VNE: 6h sáng nay (4.11), trên quốc lộ 1 từ Cam Ranh về Nha Trang, gió giật dữ dội. Tôn nhà dân hai bên đường tốc mái bay khắp nơi. Hàng loạt cây xanh ngã chắn ngang đường bộ và sắt khiến nhiều xe khách, tàu Bắc - Nam phải dừng lại. Các trụ bơm của cây xăng bị gió quật ngã. Trời đã sáng, nhưng các nhà dân cửa vẫn đóng, không một bóng người.
Tại Ninh Hòa, mưa giảm nhưng gió mỗi lúc càng mạnh khiến nhà cửa, đường điện hư hỏng nhiều hơn. Toàn bộ thị xã bị mất điện, giao thông tê liệt.
Các trụ bơm cây xăng bị gió quật ngã. Ảnh: Phước Tuấn/VNE
Mái tôn bay chắn ngang đường. Ảnh: Phước Tuấn/VNE
5h30: Cam Ranh (Khánh Hòa) trời bắt đầu đổ mưa, gió thổi rít ù ù. Nhiều tài xế lái ôtô đang đi vào tâm bão Khánh Hòa Phú Yên tỏ vẻ lo lắng. "Bão vào cũng sợ chứ, ngoài việc lo lắng trên đường còn lo cho gia đình ở Ninh Hòa, không biết vợ con ở nhà có bị gì không", anh Tâm, phụ xe khách tuyến TP.HCM - Khánh Hòa, nói.
Còn tại Nha Trang, trên đường Trần Phú, hàng loạt cây bật gốc nằm la liệt dưới đường. Trong đó, nhà hàng cách tháp Trầm Hương gần 100m bị cây cổ thụ đè lên mái.
Lãnh đạo huyện Vạn Ninh - huyện tiếp giáp Phú Yên - cho biết, nhiều ngôi nhà tại xã Vạn Thọ tốc mái, hư hỏng.
Theo bản tin dự báo lúc 5h, do ảnh hưởng của bão Damrey, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gió mạnh cấp 7, giật cấp 9, An Nhơn (Bình Định) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10, Tuy Hòa (Phú Yên) giật cấp 10. Các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận đã có mưa rất to như: Quảng Ngãi 115mm, Tam Kỳ (Quảng Nam) 100mm, Tuy Hòa (Phú Yên) 90mm...
Theo Zing: 4h30 sáng nay (4.11), mưa và gió mạnh tiếp tục xuất hiện tại TP.Nha Trang. Tại nhà văn hóa rộng 300m2 ở cảng Hòn Rớ, TP.Nha Trang có khoảng 150 người được về trú bão từ chiều qua. Người dân mang đồ đạc, chăn màn rồi trải chiếu nằm xếp lớp trên nền nhà. Cơ quan chức năng đã hỗ trợ mì tôm và nước nóng để dân lót dạ đêm khuya.
Tại Ninh Hoà, gió bắt đầu mạnh và giật liên hồi kèm theo mưa nhỏ. Dọc bờ biển Đông Hải (Phan Rang), mưa lớn dần, gió thổi mạnh. Trên đường Trần Phú (TP.Nha Trang) cây đổ vì gió bão.
Mưa gió dữ dội, nhiều địa phương ở Phú Yên mất điện hoàn toàn. Gió bão lớn gây tốc mái nhiều nhà dân sống ven biển ở thôn Phú Lạc, xã Hòa Hiệp Nam(huyện Đông Hòa). Giữa đêm đen, bất chấp thời tiết nguy hiểm, nhiều người bồng bế con chạy giữa trời mưa gió chui xuống gầm cầu bê tông Lưới Gõ để tránh trú bão tam thời.
3h30 sáng nay (4.11), bão thật sự gần tiến sát vào đất liền địa phận tỉnh Khánh Hòa. Tại TP.Nha Trang, xuất hiện những cơn gió mạnh, giật liên hồi, kéo dài. Một đoạn đèn đường Trần Phú đã bị tắt. Mưa bắt đầu lớn hơn, nặng hạt. Theo ghi nhận của phóng viên, hàng loạt cây xanh trên đường Hoàng Diệu và Trần Phú liên tục bị gió giật tơi tả, nhiều cành cây đã gãy.
Theo VNE: Lúc 0h30 sáng nay, tại bờ biển phường 7, TP.Tuy Hòa (Phú Yên), mưa mịt mùng. Sóng cao gần 5m cuồn cuộn ập vào bờ, tung bọt trắng xóa. Những hàng dương liễu bị gió cuốn nghiêng ngả. Tỉnh Phú Yên được dự báo là một trong hai khu vực bão Damrey đổ bộ vào với cấp gió 12.
"Mưa hơn 2 tiếng rồi, giờ đang mạnh lên. Mưa to, gió giật liên hồi khiến hàng tre trước phòng trọ của tôi ngả rạp như sắp gãy", chị Huyền Trâm ngụ phường 9 (TP.Tuy Hòa) cho biết.
Ông Trần Hữu Thế - Phó chủ tịch tỉnh Phú Yên - cho biết, các khu vực phía Nam của tỉnh được dự báo có khả năng bị thiệt hại nặng là: TP.Tuy Hòa, huyện Tuy Hòa và huyện Đông Hòa; TP.Tuy Hòa, huyện Tuy An và sông Cầu có khả năng xảy ra sạt lở bờ biển do triều cường.
Trước đó, tỉnh đã di dời 4.000 hộ dân với 18.000 người ở các vùng gần sông, biển, đặc biệt là các hộ nuôi bò trên sông Ba. "Biện pháp chủ yếu là di dời tại chỗ chứ không phải di dời tập trung. Bà con được đưa đến nhà người thân cách vùng nguy hiểm vài trăm mét", ông Thế nói.
Từ hôm kia thủy điện bắt đầu được xả lũ, hiện mức xả lũ là 3.000m3/giây và sẽ duy trì mức xả này đến sáng mai. "Chúng tôi đã thông báo cho người dân biết và những ai ở vùng nguy hiểm cũng đã được di dời", ông Thế thông tin.
*Tiếp tục cập nhật.
Theo Danviet
Khánh Hòa và Phú Yên bị bão Damrey tàn phá Hàng loạt mái tôn tốc mái, bảng hiệu tại Phú Yên - Khánh Hòa bay xuống đường... sau khi bão Damrey càn quét. Rạng sáng 4/11, bão Damrey đổ bộ bờ biển Phú Yên - Khánh Hòa mang theo mưa gió dữ dội. Nhiều khu vực gần tâm bão đi qua tan hoang trước sức tàn phá của bão. Mái tôn từ nhà...