Bão số 11 tàn phá tại Huế: Cổ thụ bật gốc, nước sông dâng cao
Do ảnh hưởng của bão số 11, sáng 15/10 nhiều nơi ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã xảy ra ngập lụt, nhiều cây cối đã bị quật ngã. Đến sáng nay vào lúc 10h ở tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn còn có gió mạnh và mưa lớn.
Tại các đường Phan Chu Trinh, Nguyễn Huệ, Lê Lợi (TP. Huế), nhiều cây cối bị đổ gãy, có những cây cổ thụ to bị bật luôn cả gốc, nhiều nơi ở trong TP Huế bị mất điện.
Theo quan sát của chúng tôi, tuyến đường về thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang bị chia cắt tại Đập Đá, phường Vĩ Dạ (TP Huế), nước ngập sâu gần 1 mét, hiện nước sông Hương cũng bắt đầu đang dâng cao.
Ở thôn Phú Khê, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, một số tuyến đường bị ngập lụt khá nặng. Hồ Đại Trung (37 tuổi),người dân ở đây cho biết, khoảng 7h sáng nước bắt đầu ngập vào nhà, gây khó khăn cho việc ăn ở, đi lại, hiện cả thôn đang sống trong cảnh mất điện.
Hiện các cơ quan chức năng cũng đang tìm cách khắc phục những thiệt hại do bão số 11 gây ra.
Theo thống kê chưa đầy đủ, huyện Phú Lộc đã có 40 ngôi nhà bị tốc mái, tại huyện Phú Lộc từ đêm qua đến sáng nay đã cúp điện hoàn toàn. Trong đêm 14.10, xã Lộc Vĩnh có một người bị thương do tốc mái trong gió bão. Hiện công tác cứu hộ đang tiếp tục triển khai, chưa có thống kê đầy đủ về thiệt hại do bão gây ra tại toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Video đang HOT
Đường về Đập Đá, phường Vĩ Dạ (TP Huế), nước ngập lụt sâu gần 1mét
Nhiều nơi hệ thống dây điện bị đứt vắt ngang đường
Nhà ông Hồ Đại Trung thôn Phú Khê, xã Phú Dương, huyện Phú Vang bị nước ngập tràn vào nhà.
Ở một số tuyến đường nước ngập sâu gây khó khăn cho việc đi lại của người dân
Người dân ở thôn Phú Khê, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế phải sống trong cảnh mất điện
Nhiều cây cổ thụ bị quật ngã
Nước ở sông Hương mấp mé sát chân cầu Phú Xuân
Theo Infonet
Tin cuối cùng về cơn bão số 11
Theo Trung tâm DBKTTVTƯ, hồi 13 giờ (15/10), vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9.
Do ảnh hưởng của bão số 11, ở Nam vịnh Bắc Bộ và vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định đã có gió giật mạnh cấp 6 - 11, vùng gần tâm bão đi qua gió giật mạnh cấp 12 - 14. Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có gió giật mạnh cấp 6 - 9; các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió giật mạnh cấp 10 - 12. Ở các tỉnh Trung Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa tính đến 13 giờ chiều nay (15/10) khoảng 150 - 300mm, một số nơi có lượng lớn hơn như đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 424mm, Nam Đông (Huế) 492mm; Bạch Mã (Huế) 659mm; Tam Kỳ (Quảng Nam) 437mm.
Bão số 11 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu dần thành một vùng áp thấp.
Đến 13 giờ ngày 16/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 103,1 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, kết hợp với không khí lạnh, ở Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to có nơi mưa rất to.
Gió mạnh trên vịnh Bắc Bộ còn duy trì; diễn biến mưa sau bão còn phức tạp, cần chú ý theo dõi các bản tin dự báo thời tiết và thời tiết nguy hiểm trên biển.
Theo Infonet
Phó Thủ tướng chỉ đạo phòng chống bão số 11 tại miền Trung Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống mưa bão tại các công trình công nghiệp trọng điểm, các điểm dân cư xung yếu, các công trình bảo đảm an toàn, phòng chống thiên tai khu vực miền Trung. Sau khi khoanh vùng nguy hiểm và chỉ đạo các nhiệm vụ ứng phó khẩn cấp cơn bão...