Báo quốc phòng Pakistan: Khôn ngoan nhất là kiện Trung Quốc vào lúc này
Trang War is Boring (Chiến tranh nhàm chán) có bài “If Vietnam China Showdown Turns Hot, Here’s How It Could Go Down”, nhận định: Chiến tranh không xảy ra, nhưng xung đột trên Biển Đông hoàn toàn có thể do Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nếu đụng độ xảy ra, lực lượng nào sẽ tham chiến? Bài viết cũng được đăng trên trang quốc phòng của Pakistan.
“Gã khổng lồ” hung hăng
Hầu như chắc chắn Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc sẽ dẫn đầu trong cuộc đụng độ trên biển nếu có với Việt Nam ở Biển Đông.
Đây là hạm đội được thành lập từ năm 1949. Ban đầu cơ số tàu chiến chủ yếu thuộc Quốc Dân Đảng bị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc chiếm. Thập niên 1970, hạm đội này trải qua thời kỳ phát triển mạnh do xung đột tại quần đảo Hoàng Sa và các vùng bãi đá san hô khác ở Biển Đông. Năm 1974, hạm đội này đã tham gia chiến đấu với quân lực Việt Nam Cộng hòa trong hải chiến Hoàng Sa, 1974. Lần thứ hai là vào năm 1988, hạm đội này đã đánh chiếm một số đảo trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đặt căn cứ ở Trạm Giang, phạm vi hoạt động của hạm đội Nam Hải là Biển Đông và vùng biển giáp ranh Đài Loan. Đây là lực lượng chiến đấu ưu tiên của Hải quân Trung Quốc (PLAN) trong khu vực.
Hạm đội Nam Hải có tổng cộng 29 phương tiện chiến đấu, gồm 14 tàu chiến thuộc diện hiện đại nhất của PLAN bao gồm 3 khu trục hạm phòng không Type 052, 8 khu trục hạm nhỏ Type 054A và 3 tàu hộ vệ tên lửa Type 056.
Type 052 được xem là khu trục hạm hiện đại nhất của Bắc Kinh, nổi tiếng với biệt danh “Khu trục hạm Aegis của Trung Quốc”. Chúng mang radar quét giống khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Mỹ, có khả năng phát hiện tên lửa và máy bay đối phương.
Khu trục hạm Type 052C của PLAN
Hạm đội Nam Hải còn 15 khu trục hạm khác là “đồ cũ” kém hữu dụng hơn, nhưng vẫn được trang bị tên lửa chống hạm YJ-82 và YJ-83.
3 chiếc tàu đổ bộ mới Type 071 cũng thuộc hạm đội Nam Hải. Mỗi chiếc này có thể chở từ 400-800 lính thủy đánh bộ cùng trực thăng và tàu đệm hơi đổ bộ. Hồi tháng 3, cả 3 chiếc này tham gia cuộc tập trận đổ bộ trên biển Đông, mục tiêu là tấn công đổ bộ vào một đảo nhỏ. Hai trong 3 chiếc này hiện gần giàn khoan Haiyang Shiyou 981.
Tàu chiến Trung Quốc còn có sự yểm trợ của không quân thuộc PLAN. Hạm đội Nam Hải có 2 sư đoàn chiến đấu cơ, với tổng cộng 40 chiến đấu cơ và 40 máy bay chiến đấu ném bom như chiếc JH-7 đã bay trên giàn khoan.
Không quân cũng có thể yểm hộ với 300 chiến đấu cơ và máy bay chiến đấu ném bom, 40 oanh tạc cơ cấp trung bình đóng ở các căn cứ quân sự dọc biên giới Việt Nam.
Video đang HOT
Nhưng không gian hạn chế ở các căn cứ và nỗi quan ngại về mảng hậu cần khiến Trung Quốc không thể tung toàn bộ số máy bay này sẽ vào trận cùng lúc.
Hạm đội Nam Hải còn sở hữu 8 tàu ngầm lớp Ming chạy bằng diesel.
Chiến thuận chống xâm nhập của Việt Nam
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard của hải quân Việt Nam
Trong khi đó, Việt Nam tuy yếu hơn nhưng đã chuẩn bị đề phòng nguy cơ bị xâm lược từ nhiều năm nay. Khoản chi quốc phòng của Việt Nam đã tăng gấp đôi từ năm 2004. Sau nhiều năm “bỏ quên” quân sự, gần đây Việt Nam thúc đẩy hiện đại hóa quân sự, bắt đầu với không quân và hải quân.
Việt Nam hiểu rõ họ không thể ngang bằng với láng giềng về mặt quân bị. Mức chi quốc phòng của Việt Nam chỉ bằng 1/60 so với Trung Quốc.
Do đó, Việt Nam khôn khéo áp dụng chiến lược anti-acess (chống xâm nhập) là chiến lược phòng thủ chặt chẽ và tiến hành khéo léo, giúp nhiều vùng trên biển Đông trở thành khu vực không thể xâm nhập đối với tàu chiến Trung Quốc.
Phần chính trong chiến lược chống xâm nhập là trang bị 6 tàu ngầm lớp Kilo mua từ Nga. Chúng là phiên bản hiện đại hơn cùng loại Trung Quốc mua của Nga từ giữa đến cuối thập niên 1990.
Sau nhiều năm sử dụng tàu chiến cũ của Mỹ và Liên Xô, cuối cùng Việt Nam cũng đầu tư vào các tàu hộ tống và khu trục hạm.
Hải quân Việt Nam đã nhận 2 chiếc khu trục hạm lớp Gepard (Nga) năm 2011. Nặng gần 2.000 tấn khi đầy tải và trang bị 8 tên lửa chống hạm SS-N-25 Switchblade. Khu trục hạm lớp Gepard phát huy hiệu quả tối đa khi tham gia hải chiến.
Việt Nam cũng đã đặt mua 2 chiếc tàu hộ tống lớp Sigma hiện đại của Hà Lan, nhưng nhiều năm nữa mới giao hàng.
Không quân Việt Nam có 12 chiến đấu cơ Su-27 mua của Nga và 36 chiến đấu cơ đa năng Su-30 (Trung Quốc cũng có 2 loại máy bay này).
Không quân Việt Nam còn có 38 chiếc máy bay Su-22 tấn công mặt đất và 144 chiến đấu cơ MiG-21 Bis. Các máy bay này có thể dùng tấn công tàu chiến Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả không lực, việc đầu tiên Việt Nam cần làm là “bịt miệng” các khu trục hạm phòng không 052C và 052D của hạm đội Nam Hải.
Chạm trán?
Liệu sẽ có một cuộc đụng độ thực sự giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông? Rất có thể, nhưng sẽ có một vài diễn biến phức tạp.
Lần đối đầu gần nhất là rất nguy hiểm. Lần này, Trung Quốc đã sử dụng biện pháp bất thường khi tiến vào vùng biển đặc quyền của Việt Nam.
Trong lúc Trung Quốc và Nhật Bản vờn nhau ngoài quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, cuộc đối đầu được xem là tương đối nhẹ. Cả tàu Trung Quốc lẫn Nhật đều sử dụng súng bắn nước, nhưng không có việc húc nhau và thủy thủ Trung Quốc cũng không hề mặc quân phục.
Lần này, có vẻ như Trung Quốc đang leo thang với Việt Nam, sử dụng hơn 130 tàu các loại, trong đó có cả tàu chiến, máy bay để bảo vệ giàn khoan đặt trong vùng biển đặc quyền của Việt Nam. Thực chất của vấn đề này, Trung Quốc muốn phô trương sức mạnh của mình mà không cần dùng súng đạn. Thành công của họ sẽ lệ thuộc vào việc Việt Nam có rút lui hay không.
Việt Nam có thể sẽ lùi bước – vào lúc này. Hầu hết các loại tàu Việt Nam đặt mua đều đang nằm trong xưởng hoặc đang đóng. Và những tàu đang hoạt động đang bị cơ số đông của hạm đội Nam Hải áp đảo. So về hải – không quân lục này, ưu thế đang thuộc về Trung Quốc.
Hiện tại, lợi thế đang đứng về Trung Quốc. Giải pháp tốt nhất của Việt Nam lúc này là vấn đề pháp lý, đệ đơn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vi phạm luật biển, ngang nhiên đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam như Philippines đã làm hồi đầu năm.
Dĩ nhiên, Trung Quốc đã “làm lơ” không ngó đến đòi hỏi của Philippines và có khả năng họ cũng sẽ làm ngơ đòi hỏi của Việt Nam. Vài năm tới, Việt Nam sẽ có hạm đội tàu ngầm hiện đại nhất Đông Nam Á. Và do quá mệt mỏi với những quyết định hợp pháp chống lại Trung Quốc, thì đây sẽ là lý do để sử dụng hạm đội đó.
Theo ANTD
Ngư dân đầu tư tiền tỷ đóng tàu bám biển Hoàng Sa
Từ nhiều nguồn vốn vay ưu đãi, ngư dân Quảng Ngãi mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng đóng tàu công suất lớn gấp ba lần so với trước để vươn khơi bám biển Hoàng Sa, Trường Sa.
Ngư dân đóng tàu công suất lớn kín bãi Cổ Lũy, xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi. Ông Phan Như Huỳnh, giám đốc Hợp tác xã đóng tàu Cổ Lũy cho biết, chưa bao giờ ngư dân ở các địa phương ven biển trong tỉnh đầu tư đóng mới nhiều tàu công suất lớn như năm nay.
"Kho bãi lúc nào cũng tấp nập thợ đóng tàu, chiếc này hoàn thành hạ thủy ra khơi thì chiếc khác tiếp tục được đóng mới thế vào chổ trống. Nếu như trước đây ngư dân đóng tàu công suất cao nhất cũng chỉ 200 CV thì nay mỗi chiếc có công suất đến 1.000 CV để vươn khơi bám biển dài ngày ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa", ông Huỳnh nói.
Hợp tác xã đóng tàu Cổ Lũy có 150 thợ lành nghề luôn làm việc hết công suất đáp ứng nhu cầu đóng mới tàu xa bờ cho bà con ngư dân. Mỗi ngày họ có thu nhập dao động từ 200.000 đến 300.000 đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Mỹ ở xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi cho hay, gia đình ông đang sở hữu đôi tàu xa bờ (mỗi chiếc công suất khoảng 400 CV). Kinh tế biển ngày càng phát triển, từ nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng cộng với vốn tích lũy, gia đình ông mạnh dạn đầu tư 8 tỷ đồng đóng thêm đôi tàu (mỗi chiếc có công suất gần 1000 CV).
Dùng bông sợi trít trám những kẽ hở cho thân tàu. Theo ông Mỹ, so với trước, con tàu khoảng 400 CV chỉ ra khơi khoảng một tháng thì trở về bến bán thủy sản. Với con tàu có công suất gần cả 1000 mã lực với trang thiết bị hiện đại, khoang tàu rộng rãi đang được đóng mới như hiện nay thì các ngư dân có thể yên tâm bám biển đánh bắt thủy sản dài ngày suốt 2 đến 3 tháng mới về đất liền.
Vệ sinh cánh quạt chân vịt "khổng lồ" cho tàu cá gần 1.000 CV. Thống kê của các địa phương, hiện các bãi biển ở xã Bình Châu (huyện Bình Sơn), xã Tịnh Kỳ, xã Nghĩa An, Nghĩa Phú (huyện Tư Nghĩa), Phổ Thạnh(huyện Đức Phổ) có ít nhất 300 chiếc tàu công suất lớn đang được đóng mới, cải hoán nâng công suất.
Công nhân phải dùng cây sào dài để sơn những vị trí cao của vỏ tàu. Ông Lê Thanh Hùng ở xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi đầu tư gần 9 tỷ đồng đầu tư đôi tàu công suất lớn với mỗi chiếc gần 1.000 CV.
Bên cạnh đóng mới tàu công suất lớn, ngư dân Quảng Ngãi còn đầu tư bọc thép cho phần vỏ, mũi tàu cá. " Với những đôi tàu có trang thiết bị hiện đại, công suất lớn thế này, gia đình chúng tôi sẽ tổ chức ra khơi theo tổ, đội cùng với đôi tàu cũ để hỗ trợ lẫn nhau trong lúc hành nghề ở ngư trường các tỉnh phía Bắc và ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa", ông Hùng cho hay.
Sau vài tháng thi công, ngư dân chọn "ngày lành" tổ chức hạ thủy tàu, chuẩn bị ngư lưới cụ, nhiên liệu, lương thực cho chuyến biển dài ngày. "Gia đình cùng một số anh em ngư dân vừa hạ thủy 2 chiếc tàu từ bãi Cổ Lũy xuống bến cảng có tổng công suất 1.800 CV với số vốn đầu tư gần 7 tỷ đồng. Chúng tôi đang tập kết đá lạnh, nhiên liệu và lương thực để ra vùng biển Hoàng Sa đánh bắt thủy sản", ông Phạm Văn Đẹp, xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi thổ lộ.
Tàu công suất lớn xuất bến Cổ Lũy, xã Nghĩa An ra khơi đánh bắt thủy sản vào sáng 27/5. Theo ông Đẹp, việc bà con đầu tư hàng tỷ đồng đóng tàu công suất lớn hơn nhiều so với trước vừa có thể yên tâm bám biển dài ngày để làm ăn đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo Vnexpress
Tàu Trung Quốc chĩa súng vào tàu chấp pháp Việt Nam Tàu chiến Trung Quốc tăng cường hoạt động áp sát các tàu kiểm ngư hơn và thường xuyên mở bạt che súng và chĩa súng về phía tàu Việt Nam. Thông tin từ Cục Kiểm ngư cho biết, trong hôm (27/5), lực lượng Việt Nam vẫn duy trì các lực lượng và duy trì hoạt động đấu tranh với cường độ cao, cách...