Báo National Interest: Hải quân Trung Quốc chỉ có thể ‘trốn’ ở cửa nhà
Theo cây viết của National Interest, vũ khí chống hạm của Mỹ sẽ từng bước hoàn thiện và đưa vào sử dụng, sẽ làm cho phạm vi hoạt động của Hải quân Trung Quốc giới hạn ở biển gần của nước này.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 1/6 dẫn tạp chí The National Interest Mỹ ngày 30/5 đăng bài một bài viết chỉ ra thách thức của Hải quân Mỹ với sức mạnh đang lên của Trung Quốc hiện nay của phó giáo sư James Holmes, khoa Chiến tranh và Chính sách, Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ.
Bài viết cho rằng đến năm 2020, trong đối đầu tàu sân bay giữa Trung-Mỹ, do máy bay trên tàu sân bay của Trung Quốc áp dụng cất cánh kiểu nhảy cầu, vì vậy, lượng nhiên liệu và vũ khí mang theo của máy bay bị hạn chế nghiêm trọng, dẫn tới trong đối đầu giữa máy bay chiến đấu hai bên, họ sẽ ở vào vị trí bất lợi khi đối mặt với máy bay chiến đấu được phóng bằng hơi nước hoặc điện từ trên tàu sân bay Mỹ.
Hơn nữa, khi đó, vũ khí chống hạm của Mỹ sẽ từng bước hoàn thiện và đưa vào sử dụng, sẽ làm cho phạm vi hoạt động của Hải quân Trung Quốc giới hạn ở biển gần của nước này.
Theo bài viết, Hải quân Trung Quốc chính là một “hạm đội cứ điểm quan trọng” hiện đại, co quắp an toàn ở trong pháo đài phòng thủ biển gần, dựa vào không ngừng tăng cường hỏa lực để gây phiền phức cho đối thủ.
Trong chiến đấu, nếu hạm đội này vươn ra vùng biển quốc tế, đã mất đi “ô bảo vệ” quan trọng, sẽ phải đối mặt với số phận tàn khốc. Chỉ có cố thủ ở cửa nhà, trốn chui trốn lủi trong phạm vi chi viện hỏa lực bờ biển thì Trung Quốc mới có thể an tâm và kiêu căng.
Trung Quốc không ngừng khoe khoang họ có tên lửa dẫn đường với mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, có ý đồ đe dọa tàu sân bay động cơ hạt nhân của Hải quân Mỹ. Trong đó, nổi bật nhất là tên lửa chống hạm tầm trung Đông Phong-21D và Đông Phong-26. Đây là trụ cột vững chắc của phòng thủ “chống can thiệp/chống tiếp cận” (A2/AD) của Quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc đã làm cho rất nhiều nhà quan sát tin về điểm này, bao gồm các nhân viên làm việc lâu dài ở Lầu Năm Góc – họ đánh giá về sức chiến đấu của Trung Quốc.
Báo cáo thường niên mới nhất về sức mạnh quân sự của Trung Quốc do Lầu Năm Góc đưa ra đã thực sự cầu thị, cho rằng: Quân đội Trung Quốc hiện có thể sử dụng tên lửa Đông Phong-21 tấn công tàu chiến mặt nước (bao gồm tàu sân bay) ở ngoài 900 dặm Anh tính từ đường bờ biển Trung Quốc.
Điều này rất đáng sợ. Nhưng, Hải quân Mỹ cũng có “sát thủ tàu sân bay” của họ. Hoặc nói một cách chính xác hơn, đó là “sát thủ tàu chiến”. Những sát thủ có thể tiêu diệt và bắn chìm tàu sân bay này cũng có thể tấn công tàu chiến có kích cỡ tương đối nhỏ.
Đồng thời, sau Chiến tranh Lạnh, Hải quân Mỹ đã khôi phục sức sống, vũ khí chống hạm đều được cải thiện rất lớn về số lượng, phạm vi và khả năng sát thương. Sau khi chiến tranh trên biển bùng nổ, sát thủ tàu sân bay của ai tốt hơn sẽ đóng vai trò quyết định trên chiến trường.
Cách nói ví von “sát thủ tàu sân bay” đã nhận được đồng tình của các nhà quan sát phương Tây. Điều này có nghĩa là tên lửa của Trung Quốc có thể tiến hành tấn công siêu xa đối với sự “ngạo mạn” của Hải quân Mỹ, ngăn chặn Mỹ tiến hành chi viện cho các đồng minh châu Á.
Điều gay go hơn, điều này có nghĩa là trên cơ sở chưa điều một tàu chiến ra khơi hoặc một máy bay cất cánh, sĩ quan chỉ huy Quân đội Trung Quốc có thể giành được một “chiến thắng vĩ đại” trong lịch sử thế giới. Điều này diễn ra chỉ trong nháy mắt sau khi ấn nút bấm phóng tên lửa chống hạm.
Có lẽ là như vậy. Nhưng, tại sao chú ý tới những chi tiết kỹ thuật như tầm bắn? Một mặt, tầm bắn tiêu chuẩn của tên lửa Đông Phong-21D là 900 dặm Anh, đã vượt xa bán kính tác chiến của máy bay trên tàu sân bay.
Vì vậy, một hạm đội tàu sân bay một khi đi vào chiến trường châu Á, sẽ có một cuộc chiến quy mô lớn nổ ra. Hơn nữa, không có phối hợp về phạm vi tác chiến sẽ làm cho tình hình xấu đi.
Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D.
Mùa thu năm 2015, Quân đội Trung Quốc đã công bố tên lửa đạn đạo Đông Phong-26 trong Lễ duyệt binh quy mô lớn tại Bắc Kinh, nghe nói loại tên lửa này có tầm bắn tối đa là 1.800 – 2.500 dặm Anh.
Video đang HOT
Nếu công nghệ này thành công, tên lửa đạn đạo Trung Quốc có thể đe dọa bất cứ tàu chiến nào của Mỹ và đồng minh hoạt động ở các vùng biển trong chuỗi đảo thứ hai ở châu Á. Ngoài ra, số liệu tầm bắn của tên lửa Đông Phong-26 nói trên sẽ làm cho phạm vi tấn công của tên lửa chống hạm vượt xa chuỗi đảo.
Nhìn từ góc độ Đại Tây Dương, từ khu vực duyên hải Trung Quốc tấn công tàu chiến ở phía đông Guam sẽ tốt hơn so với từ căn cứ tên lửa ở trung tâm thành phố Washington tấn công tàu thuyền đi lại ở phía đông đảo Greenland.
Có thể tấn công Guam là một mối đe dọa tiềm tàng đối với lực lượng thực hiện nhiệm vụ ở Hawaii hoặc bờ biển phía tây nước Mỹ.
Trong khi đó, các căn cứ tiền tiêu ở Guam, Nhật Bản hoặc các khu vực khác ở Thái Bình Dương sẽ luôn bị phủ bóng đen bởi các cuộc tập kích tên lửa.
Đến nay, do hơn 5 năm qua tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D được biên chế cho Quân đội Trung Quốc, nhưng chưa từng tiến hành thử nghiệm trên biển, vì vậy, nó chưa có bất cứ giá trị nào. Trong khi đó, tên lửa Đông Phong-26 được thử nghiệm trong điều kiện chiến tranh thì càng ít.
Đây chính là nguyên nhân dừng lại để suy tính kỹ càng. Chính như có một quan điểm cho rằng, nếu trong thời bình không nắm chắc kỹ thuật, thì trong thời chiến sẽ thể hiện một cách đáng thất vọng.
Tuy nhiên, nếu nhân viên kỹ thuật Trung Quốc có thể thực hiện được “danh” xứng với “thực”, thì tên lửa chống hạm sẽ là một thủ đoạn tấn công rất có hiệu quả. Quân đội Mỹ cho biết họ không có vũ khí đáp trả tên lửa chống hạm của Trung Quốc.
Theo VietTimes
5 chiến đấu cơ tốt nhất mọi thời đại
Tạp chí National Interest đã lựa chọn 5 chiến đấu cơ tốt nhất mọi thời đại dựa trên khả năng chiến đấu, độ ổn định và chi phí mua sắm.
Theo đó, khả năng chiến đấu được đánh giá dựa trên việc liệu những chiến đấu cơ này có vượt trội không chỉ so với các chiến đấu khác mà còn các máy bay ném bom và hệ thống phòng không của đối phương hay không.
Chiến đấu cơ F-15 Eagle. Ảnh Boeing
Độ ổn định của các chiến đấu cơ nói trên được xác định bằng việc liệu chúng có đủ tin cậy khi tham gia các chiến dịch bất kỳ lúc nào cũng như liệu thời gian bay của chúng có nhiều hơn thời gian bảo trì hay không.
Cuối cùng, chi phí mua sắm những chiếc chiến đấu cơ này được tính dựa trên những gì các quốc gia phải chi trả [bao gồm cả nhiên liệu và phí bảo trì-ND] để các chiến đấu cơ này có thể hoạt động hiệu quả.
Dựa trên 3 tiêu chí nói trên, National Interest đã lựa chọn ra 5 chiến đấu cơ tốt nhất mọi thời đại:
Spad S.XIII
Trong buổi sơ khai của ngành hàng không quân sự [bắt đầu Thế chiến 1], công nghệ thay đổi nhanh đến mức một chiếc chiến đấu cơ tối tân sẽ trở thành "loại máy bay vô dụng" chỉ trong vòng chưa đầy một năm.
Các kỹ sư Pháp, Anh, Đức và Italy đã làm việc cật lực để đánh bại đối thủ cạnh tranh của mình và mỗi năm họ lại tung ra những chiếc chiến đấu cơ mới để tham chiến.
Một chuếc Spad S.XIII. Ảnh Wikimedia
Chính vì thế, việc chọn ra một mẫu chiến đấu cơ "thống trị" thời kỳ này là cực kỳ khó khăn. Mặc dù vậy, Spad S.XIII vẫn nổi bật nhờ khả năng chiến đấu cũng như việc chiến đấu cơ này rất dễ chế tạo.
Dựa trên những tư vấn của các phi công Pháp như Georges Guynemer, Spad S.XIII dù không có khả năng né tránh linh hoạt như một vài chiến đấu cơ cùng thời nhưng lại có tốc độ bay vượt trội so với chúng.
Ngoài ra Spad S.XIII dễ chế tạo đến mức có tới 8.500 chiếc chiến đấu cơ loại này được tung ra chiến trường. Độ ổn định của Spad S.XIII ngày càng được cải thiện và đạt đến độ hoàn thiện vào cuối Thế chiến 1.
Không chỉ phục vụ cho phi đội của Pháp, Spad S.XIII còn được quân đội các nước Đồng minh sử dụng. Phi công hàng đầu của Mỹ Eddie Rickenbacker đã bắn hạ 20 máy bay địch nhờ lái Spad S.XIII. Đây là con số rất ấn tượng so với mẫu Fokker D.VII của Đức.
Ngoài ra, Spad S.XIII còn giúp quân Đồng minh duy trì thế trận trước sự tấn công của Đức trong Chiến dịch Ludendorff và kiểm soát hoàn toàn bầu trời nước Pháp trong suốt chiến dịch phản công sau đó của quân Đồng minh.
Sau Thế chiến 1, Spad S.XIII vẫn được sử dụng tại Pháp, Mỹ và một vài quốc gia khác và Spad S.XIII đã trở thành chuẩn mực cho các chiến đấu cơ khác sau đó.
Grumman F6F Hellcat
Dù không thể so với các chiến đấu cơ Spitfire, P-51 hay Bf 109 trong các nhiệm vụ chiến đấu cơ bản, F6F Hellcat lại được chú ý do khả năng cất cánh từ tàu sân bay và hoạt động rất ổn định. Đây cũng là mẫu chiến đấu cơ mở đường cho thắng lợi của nhiều chiến dịch của Hải quân Mỹ trong Thế chiến 2.
Grumman F6F Hellcat. Ảnh Flickr
Được đưa vào sử dụng từ tháng 9/1943, F6F Hellcat đã giành tới 75% tổng số chiến thắng trên không của Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương. Phi công hàng đầu của Hải quân Mỹ David McCampbell đã lái F6F Hellcat hạ tới 9 máy bay của Nhật Bản chỉ trong 1 ngày.
Được trang bị các loại vũ khí hạng nặng, F6F Hellcat dễ dàng gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho các máy bay địch. Tổng cộng F6F Hellcat đã bắn hạ 5.200 máy bay địch, trong khi chỉ mất có 270 chiếc.
Cùng với máy bay ném bom bổ nhào Douglas SBD Dauntless và máy bay thả ngư lôi Grumman TBF Avenger, F6F Hellcat đã hủy diệt hoàn toàn hỏa lực của Hải quân Hoàng gia Nhật Bản và thực hiện nhiều cuộc không kích gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhật Bản.
Messerschmitt Me 262 Swallow
Nếu phát xít Đức không phạm phải quá nhiều sai lầm, chiến đấu cơ Me 262 Swallow hoàn toàn có đủ khả năng ngăn chặn Chiến dịch Ném bom chung của quân Đồng minh.
Số phận của Me 262 Swallow cũng khá long đong khi cả Chính phủ và Không quân Đức đều tìm cách trì hoãn việc sản xuất mẫu máy bay này để dành nguồn lực thí nghiệm một loại mẫu máy bay khác có vai trò rất mập mờ.
Messerschmitt Me 262 Swallow. Ảnh Wikimedia
Chỉ đến khi quá cần một mẫu máy bay đánh chặn có tính năng vượt trội so với quân Đồng minh thì Me 262 Swallow mới có cơ hội thể hiện mình. Me 262 Swallow đã chứng tỏ mình là "cơn ác mộng" của các chiến đấu cơ Mỹ.
Tuy nhiên, Me 262 Swallow cũng bộc lộ điểm yếu của mình là không linh hoạt bằng các máy bay đánh chặn hàng đầu của Mỹ và các phi công Anh và Mỹ dần dần cũng phát triển được nhiều chiến thuật để đối phó với Me 262 Swallow.
Dù gặp nhiều khó khăn ban đầu trong quá trình sản xuất do lỗi động cơ, việc sản xuất Me 262 Swallow sau đó khi Thế chiến 2 sắp kết thúc dễ dàng đến mức phát xít Đức đã sản xuất hàng loạt Me 262 Swallow trong các cơ sở với trang thiết bị rất sơ sài của mình.
Nếu được điều ra mặt trận sớm hơn chút nữa, Me 262 Swallow hoàn toàn có thể đánh bại Chiến dịch Ném bom chung của quân Đồng minh. Me 262 Swallow được cho là sẽ gây tổn thất lớn cho các máy bay ném bom của quân Đồng minh vào năm 1943 khiến Anh và Mỹ buộc phải giảm quy mô chiến dịch của mình.
Phát xít Đức cần một "lá bài" để thay đổi cục diện- một loại máy bay khiến cho chi phí duy trì Chiến dịch Ném bom chung của quân Đồng minh trở nên quá đắt đỏ. Dù xuất hiện muộn nhưng thật khó có thể tưởng tượng nổi có loại máy bay nào có thể "tiệm cận" được vai trò của Me 262 Swallow.
Mikoyan-Gurevich MiG-21 Fishbed
Đây là một lựa chọn khá bất ngờ bởi MiG-21 (NATO gọi là Fishbed) thường bị đánh giá là "cái bóng" của nhiều loại chiến đấu cơ nổi trội khác trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, MiG-21 là loại máy bay có chi phí sản xuất và bảo trì thấp trong khi lại có tốc độ bay nhanh và linh hoạt. Ngoài ra, MiG-21 là loại máy bay rất dễ lái nhưng để lái giỏi không dễ chút nào.
Mikoyan-Gurevich MiG-21 Fishbed. Ảnh Wikipedia
Dù đã ra đời được 55 năm, MiG-21 vẫn tiếp tục hiện diện trên bầu trời. Nếu tính cả phiên bản Chengdu J-7 [do Trung Quốc chế tạo], đã có tới 13.000 chiếc MiG-21 được đưa vào sử dụng trên toàn thế giới.
Nói cách khác, MiG-21 được ví như tiểu liên AK-47 hoặc tăng T-34 [những thứ vũ khí huyền thoại được sử dụng trên khắp thế giới]. MiG-21 hiện vẫn đóng vai trò quan trọng đối với Không quân của 26 quốc gia, trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và Romania. Sẽ không quá bất ngờ nếu MiG-21 có thể tiếp tục bay đến tận năm 2034.
Trong Chiến tranh Việt Nam, MiG-21 nhận được rất nhiều lời ngợi khen của các phi công Mỹ nhất là sau chiến tích ấn tượng của một trong những phi công hàng đầu của Việt Nam là Nguyễn Văn Cốc.
Theo các phi công Mỹ, MiG-21 đã đóng vai trò quan trọng trong việc "thiết lập lại" những tiêu chuẩn đối với Không quân Mỹ để có thể duy trì ưu thế vượt trội trên không bởi nếu được lái bởi một phi công lão luyệt, MiG-21 sẽ trở thành một đối thủ rất khó chịu.
McDonnell Douglas F-15 Eagle
Không có nhiều điều để nói về chiếc F-15 Eagle này bởi khi được đưa vào sử dụng vào năm 1976, nó đã ngay lập tức được công nhận là chiến đấu cơ tốt nhất trên thế giới.
McDonnell Douglas F-15C Eagle. Ảnh Không quân Mỹ
Ngày nay, đây vẫn là một chiếc chiến đấu cơ tốt và có chi phí hợp lý nhất dù các mẫu máy bay khác như Su-27 và F-22 có thể vượt mặt F-15 Eagle ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Nếu cần lựa chọn một chiếc chiến đấu cơ để trở thành biểu tượng quốc gia của Mỹ, F-15 hoàn toàn xứng đáng. F-15 Eagle được chế tạo sau khi Mỹ đã rút ra được nhiều bài học từ Chiến tranh Việt Nam và hoàn toàn vượt trội so với các chiến đấu cơ cùng thời và đặt ra những tiêu chuẩn mới cho các mẫu máy bay chiến đấu hiện đại. Việc sản xuất F-15 có thể kéo dài đến ít nhất là năm 2019 và có thể lâu hơn nếu Boeing vẫn bán được mẫu máy bay này./.
Theo Trần Khánh
vov.vn
Bom diệt khủng bố SBD II của Mỹ lợi hại thế nào? Theo tạp chí National Interest, không quân Mỹ đang hợp tác cùng nhà thầu quân sự Raytheon để phát triển và thử nghiệm bom đường kính nhỏ II (SBD II) có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết. Do có khả năng tấn công chính xác nên đây được cho là loại bom thích hợp để tham gia...