Báo Mỹ “vạch mặt” Trung Quốc về Biển Đông
Tờ Nhật báo Phố Wall của Mỹ hôm nay (10/8) có bài viết vạch rõ việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Biển Đông là không có giá trị pháp lý và Mỹ là cường quốc duy nhất đủ mạnh để có thể ngăn chặn Trung Quốc.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Hồi cuối tuần trước, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng chỉ trích quyết định gần đây của Bắc Kinh trong việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” có phạm vi quản lý bao trùm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đồng thời đưa quân đến đồn trú ở đây. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, những hành động này của Trung Quốc “đi ngược lại với nỗ lực ngoại giao tập thể của các nước trong việc giải quyết bất đồng và giảm nguy cơ làm leo thang căng thẳng”.
Phát biểu trên của quan chức Mỹ lập tức vấp phải làn sóng chỉ trích đầy tức giận của giới lãnh đạo Trung Quốc cũng như báo chí nước này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ đến để bày tỏ sự phản đối trong khi báo chí Trung Quốc “góp lời” bằng những ngôn từ hết sức nặng nề như bảo Mỹ “câm miệng” lại hoặc ngừng ngay các hành động “kích động” xung đột trong khu vực.
Tại sao Trung Quốc lại thể hiện sự tức giận mạnh mẽ đến như vậy. Theo tờ Nhật Báo Phố Wall, một phần nguyên nhân là do các nhóm khác nhau ở Bắc Kinh đang cần phải chứng tỏ sự cứng rắn trong các vấn đề chủ quyền trước thềm Đại hội Đảng sắp tới. Quốc hội sẽ chọn ra thế hệ lãnh đạo mới của Đảng.
Video đang HOT
Một lý do khác khiến Trung Quốc phải thể hiện thái độ quyết liệt là vì những hành động hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đang vấp phải sự phản ứng của các nước láng giềng và làm tăng thêm quyết tâm của những nước này trong việc chống lại sự dọa dẫm, bắt nạt của Trung Quốc. Thay vì thừa nhận lỗi lầm, Bắc Kinh muốn coi Mỹ như là “bàn tay đen” đầu độc mối quan hệ của họ với các nước Đông Nam Á. Đây có thể chỉ đơn thuần là một chiến dịch tuyên truyền nhưng nguy cơ của nó là Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể sẽ gắn Mỹ là kẻ thù khu vực của họ.
Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý khi đòi chủ quyền ở Biển Đông
Trong Sách Trắng năm 2000, Bắc Kinh cho rằng, nguồn gốc “chủ quyền không thể tranh cãi” của họ đối với quần đảo Trường Sa là những ghi chép lịch sử từ thời phong kiến. Theo đó, Trung Quốc nhận mình là “nước đầu tiên phát hiện ra, đặt tên và thực hiện quyền chủ quyền” ở quần đảo Trường Sa”.
Lập luận trên của Trung Quốc đã bị phản bác. Trung Quốc có thể có một số bản đồ cổ nhất về vùng lãnh thổ đó nhưng những thổ dân Malay, Ấn Độ và Ả-rập đã thực hiện các cuộc giao dịch ở đây từ trước khi người Hán bắt đầu khám phá nơi này. Và các bản đồ do người Trung Quốc vẽ ra từ thời xa xưa đến suốt thế kỷ 20 cũng vẫn không coi quần đảo Trường Sa nằm trong chủ quyền của họ.
Có một điều nực cười là, trong bản đồ năm 1947, Trung Quốc đã vẽ ra đường 11 đoạn để đòi chủ quyền đối với hơn 90% Biển Đông. Sau đó, chính quyền của Chủ tịch Mao Trạch Đông lại vẽ lại thành đường 9 đoạn. Như vậy, ngay trong nội bộ Trung Quốc cũng không thống nhất về vấn đề đòi chủ quyền ở Biển Đông.
Bắc Kinh tiếp tục sử dụng bản đồ này để đòi chủ quyền ở Biển Đông với lập luận lúc thì là họ đòi chủ quyền dựa trên Công ước Quốc tế về Luật Biển mà Trung Quốc ký và thông qua năm 1996, lúc lại nói rằng họ dựa vào những quyền có từ trước khi Công ước ra đời. Dù thế nào, Bắc Kinh cũng đang cư xử như thể họ sở hữu toàn bộ Biển Đông. Nước này năm ngoái còn lên án Việt Nam khai thác ở những khu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Làm rõ sự mập mờ trong việc Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông không phải chỉ là vấn đề lý lẽ. Đối với Mỹ, nó cần thiết bởi vì 1/3 giao dịch thương mại của thế giới đi qua đây và tự do hàng hải nằm trong lợi ích then chốt của Mỹ. Các nước láng giềng của Trung Quốc cũng quan tâm bởi họ đang phải đối mặt với “sự lấn chiếm chủ quyền” từ phía Bắc Kinh.
Điều đáng nói nữa là, Trung Quốc chỉ bắt đầu đòi chủ quyền trên phần lớn ở Biển Đông vào những năm 1970 khi người ta khám phá được trữ lượng dầu khí lớn ở đây. Kể từ đó, Trung Quốc bắt đầu áp dụng chính sách dọa dẫm để thể hiện chủ quyền ở Biển Đông. Năm 1974, nước này đã bất ngờ tấn công Việt Nam để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1988, quân đội Trung Quốc lại tấn công Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.
Ai khiêu khích?
Hiện giờ, Bắc Kinh cáo buộc các nước láng giềng đang khuấy động căng thẳng ở Biển Đông. Tuy nhiên, trong tháng 6, nước này chính là nước gây ra hành động khiêu khích lớn nhất kể từ năm 1994 đến giờ. Đó là, Trung Quốc đã mời thầu trên các lô dầu khí hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn sử dụng hải quân và lực lượng dân quân để làm leo thang căng thẳng trong khu vực. Trong cuộc đụng độ với Manila hồi tháng 4 và 5 ở bãi cạn Scarborough, gần 100 tàu cá Trung Quốc đã cùng lúc dồn về khu vực để gây áp lực với Philippines. Trước đó hồi năm ngoái, tàu của Trung Quốc còn ngang nhiên cắt cáp thăm dò của hai tàu Việt Nam. Và mới đây, hồi tháng 6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn trắng trợn thông báo, nước này đã bắt đầu các chuyến tuần tra “sẵn sàng chiến đấu” ở những vùng lãnh hải của Việt Nam.
Trong ý nghĩ của Bắc Kinh, việc đòi chủ quyền ở những vùng xa xôi và vi phạm luật quốc tế là đặc quyền của một cường quốc lớn. Đó chắc chắn là thông điệp mà Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đưa ra trong Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội hồi tháng 7 năm ngoái. Ông này miêu tả Biển Đông là “lợi ích then chốt” của Trung Quốc và sau đó nói rằng: “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ. Đó là một thực tế”.
Theo tờ Nhật báo Phố Wall, cơ hội tốt nhất để tránh một cuộc xung đột ở Biển Đông là phản ứng mạnh của Mỹ. Washington đã duy trì sự mập mờ trong vấn đề Biển Đông bằng cách tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp nhưng có lợi ích quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề Biển Đông theo con đường hòa bình.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã thể hiện rằng, nước này không quan tâm đến việc tìm kiếm một giải pháp trên bàn đàm phán và sẽ sử dụng vũ lực nếu cần. Washington cần phải khẳng định đường 9 đoạn của Trung Quốc là trái với luật pháp quốc tế và tuyên bố rõ Mỹ sẽ chiến đấu để duy trì sự tự do giao thương ở Biển Đông.
Theo VNMEdia
ICG: Cảnh báo nguy cơ xung đột trên Biển Đông
Căng thẳng ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang bị "tích tụ" quá nhiều đến mức nó sắp có nguy cơ bùng nổ thành một cuộc xung đột vũ trang. Đây là nhận định vừa được đưa ra trong một báo cáo của Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG).
"Nguy cơ leo thang là rất cao và... áp lực trong khu vực có nguy cơ bùng nổ", bản báo cáo có tên "Khuấy động Biển Đông: Phản ứng của khu vực" đã viết như vậy.
Theo bản báo cáo của ICG, "tất cả xu hướng hiện nay ở Biển Đông đều không đi đúng hướng và viễn cảnh về khả năng tìm ra được một giải pháp đang ngày càng mờ nhạt".
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, một cựu quan chức Liên Hợp Quốc ở Trung Quốc và cũng là người viết bản báo cáo của ICG, cho biết, Biển Đông đang trở thành "thùng thuốc súng sắp phát nổ". "Có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại. Các nước đang ra sức đòi chủ quyền và không có quy tắc xung đột trong khu vực để giải quyết những cuộc tranh chấp đó một cách hòa bình".
Kết luận bi quan trên được đưa ra đúng một ngày sau khi Trung Quốc có những hành động gây hấn khi củng cố sự kiểm soát về mặt chính trị và quân sự trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Trước đó mấy ngày, Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III đã tuyên bố sẽ không lùi bước hay nhân nhượng trước Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Ông này còn thông báo kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự cho Philippines để đối phó với Trung Quốc.
Biển Đông là nơi chứng kiến nhiều cuộc đối đầu nóng bỏng nhất giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực. Hiện tại, Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông với một loạt nước gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Biển Đông vốn là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Vì tầm quan trọng của Biển Đông, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm khu vực biển này. Điều đó đã được thể hiện rõ qua lập trường, chính sách và những hành động của Trung Quốc trong thời gian vài năm trở lại đây.
Mới đây, hồi tháng 4, người ta đã chứng kiến một cuộc đối đầu quyết liệt kéo dài gần 2 tháng giữa Philippines và Trung Quốc xung quanh bãi cạn Scarborough. Đây là vùng lãnh hải ở Biển Đông mà cả Manila và Bắc Kinh đều nhận là thuộc chủ quyền của mình.
Sau cuộc đối đầu với Philippines, Trung Quốc tiếp tục có những hành động hiếu chiến, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Những động thái của Trung Quốc đã "đốt nóng thêm" tình hình căng thẳng ở Biển Đông.
Theo VNMedia
Vì sao TQ dùng chiến lược 'mơ hồ' ở Biển Đông? Trung Quốc đã tung ra những hồ sơ lịch sử để củng cố tuyên bố chủ quyền về một bãi cạn tranh chấp ở gần Philippines tại Biển Đông. Theo các chuyên gia hàng hải, trong khi chiến dịch tuyên truyền rõ ràng thể hiện việc Bắc Kinh sẽ có quan điểm cứng rắn với Manila ở cuộc đụng độ tại bãi cạn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Châu Phi: 'Mỏ vàng' khoáng sản quyết định tương lai năng lượng toàn cầu

Tổng thống Trump cân nhắc tham gia đàm phán hòa bình Nga - Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã

Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

Ấn Độ - Pakistan tổn thất lớn sau 4 ngày đối đầu ở điểm nóng Kashmir

Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine

Anh thắt chặt các quy định về nhập cư

Bước ngoặt trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Lý do Đức ngừng công khai thông tin viện trợ quân sự cho Ukraine

Thủ tướng Pháp sắp tham gia phiên điều trần mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp chính trị

Khảo sát quốc tế ghi nhận sự suy giảm tín nhiệm toàn cầu đối với Mỹ

'Lá chắn' phòng không Ấn Độ khác với Vòm Sắt của Israel thế nào?
Có thể bạn quan tâm

Mẹ biển - Tập 39: Lụa phát hiện mẹ nghiện ma túy, bản thân không phải con ruột của bố
Phim việt
12:05:03 13/05/2025
Sao nữ đình đám hé lộ mặt tối "tài trợ" trong showbiz: Lên đến 1,6 tỷ đồng cho 3 tiếng gặp gỡ riêng tư?
Sao châu á
11:58:12 13/05/2025
Những cách biến tấu với khăn lụa để mùa hè thêm phong cách
Thời trang
11:50:49 13/05/2025
Yamal, Raphinha tăng tốc trong cuộc đua Quả bóng vàng
Sao thể thao
11:50:16 13/05/2025
Pha Lê: đàn em thân thiết CEO Hồ Nhân, 13 lần hư thai, khuyên hội chị em 1 câu?
Sao việt
11:25:19 13/05/2025
Nấu và ăn nhiều 4 món rau bổ gan: Làm giảm chứng nóng gan, giúp ngủ ngon, vừa bổ dưỡng lại rẻ tiền
Ẩm thực
11:09:46 13/05/2025
Thùng bồn của xe đầu kéo bất ngờ bốc cháy trên cao tốc
Tin nổi bật
10:58:53 13/05/2025
Honda CR-V có thêm phiên bản mới siêu hầm hố, 'đe nẹt' Mazda CX-5, Hyundai Tucson
Ôtô
10:47:58 13/05/2025
Nhiều mẫu xe máy ở Việt Nam có nguy cơ bị ' khai tử' khỏi thị trường
Xe máy
10:38:11 13/05/2025
Cơ quan điều tra kiến nghị chấn chỉnh tình trạng "chạy thầu" vì "kẽ hở" qua vụ Thuận An
Pháp luật
10:33:58 13/05/2025