Bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có gì mới?
So với quy định cũ thì việc bảo lưu điểm thi tại Thông tư mới đã sửa đổi, bổ sung theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn.
Vào ngày 12/3, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).
Theo đó, Quy chế này hiện đang được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020. Tuy nhiên, đến 27/4/2021 – thời điểm Thông tư 05/2021 chính thức có hiệu lực, một số quy định nêu tại Quy chế này sẽ được sửa đổi, bổ sung.
Về quy định về bảo lưu điểm thi thì tại điều 38 Thông tư 15/2020 nêu rõ: Thí sinh dự thi đủ các bài thi/môn thi quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật hủy kết quả thi thì được bảo lưu điểm thi của các bài thi hoặc các môn thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên trong kỳ thi tổ chức năm tiếp ngay sau đó để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Nhưng trong thông tư 05/2021 lại quy định, việc bảo lưu điểm thi áp dụng cho các bài thi/môn thi.
Theo đó, quy định cụ thể như sau: Ở bài thi độc lập đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên;
Bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên và các môn thi thành phần của bài thi này đều đạt trên 1,0 (một) điểm;
Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên.
Như vậy, so với quy định cũ thì việc bảo lưu điểm thi tại Thông tư mới đã sửa đổi, bổ sung theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn. Năm 2021, để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn.
Thí sinh giáo dục thường xuyên dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn. Thí sinh giáo dục thường xuyên có thể đăng ký dự thi thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.
Bộ Giáo dục và đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT năm 2021, chốt thời gian thi diễn ra trong 2 ngày, dự kiến vào ngày 7 và 8/7/2021.
Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021 như sau:
Đăng ký dự thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học làm sao để Đúng và Trúng?
Giao lưu trực tuyến: "Đăng ký dự thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học: Đúng và trúng" diễn ra tại Báo Giáo dục và Thời đại từ 14h đến 15h30 ngày 9/4.
Chương trình có sự tham gia của các khách mời:
- Ông Mai Tấn Linh, Phó GĐ Sở GD&ĐT Đà Nẵng;
- Tiến sĩ Trần Thanh Thưởng, Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác Sinh viên, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
- Thầy Phạm Phương Bình, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh).
Trao đổi giữa khách mời và bạn đọc sẽ xoay quanh việc tư vấn cho HS lựa chọn bài thi tổ hợp khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT để phù hợp với tổ hợp môn xét tuyển sinh ĐH, các mốc thời gian cần nhớ liên quan đến thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển tốt nghiệp; những điểm mới trong quy chế thi tốt nghiệp THTP như bảo lưu điểm, những vi phạm dẫn đến bị đình chỉ thi...
Về tuyển sinh đại học, khách mời sẽ trao đổi rõ hơn về những đổi mới trong quy chế thi/tuyển sinh của Bộ GD&ĐT nhằm đảm bảo các hoạt động ngày càng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả, thiết thực, giảm áp lực và tốn kém đối với thí sinh và xã hội.
Dự thảo quy chế tuyển sinh năm nay gần như không thay đổi so với năm trước.
Những sửa đổi, bổ sung của quy chế theo hướng có lợi cho thí sinh như được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần thay vì 1 lần như năm trước, thí sinh có thêm lựa chọn đăng ký trực tuyến hồ sơ xét tuyển sinh ĐH bên cạnh hồ sơ giấy....
Dự thảo Quy chế năm nay hướng tới việc tạo điều kiện cho thí sinh được chọn ngành học phù hợp với sở trường hơn là đỗ ĐH nhưng bất kỳ ngành nào.
Có như vậy khi vào học, SV mới có niềm đam mê để học tập tốt, phát huy năng lực sở trường của mình.
Vấn đề còn lại là làm thế nào để xác định được ngành nghề phù hợp, ngành nghề có nhiều cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp...
Độc giả có thể gửi câu hỏi tới các khách mời tại đây, hoặc gửi email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com, hoặc tương tác qua facebook: www.fb.com/giaoducthoidai
Nội dung buổi giao lưu trực tuyến
Thưa thầy, năm nay quy chế cho phép thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần khi đăng ký xét tuyển ĐH. Vậy thầy có lưu ý gì trong việc thí sinh điều chỉnh nguyện vọng không?
Tường Vy - Phú Thọ
TS Trần Thanh Thưởng
Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác SV, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM
Năm nay Quy chế cho phép thí sinh được điều chỉnh NV 3 lần. Khi điều chỉnh NV thì nên xem xét tổ hợp nào có điểm cao thì chọn tổ hợp đó làm điểm xét tuyển. Đồng thời, có thể điều chỉnh số lượng và thứ tự các NV cho phù hợp với điểm thi.
Hiện có những ngành học của một số trường đạt các chuẩn kiểm định của các tổ chức nước ngoài. Vậy khi học những ngành học này thì học phí có cao hơn những ngành học bình thường khác không ạ. Và học ngành đạt các chuẩn kiểm định của các tổ chức nước ngoài thì có lợi gì, thưa thầy?
Bảo Trâm - Đồng Nai
TS Trần Thanh Thưởng
Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác SV, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM
Hiện nay, tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM có 14 ngành học đạt chuẩn AUN-QA, tuy nhiên học phí cũng như những ngành khác. Lợi thế khi học những ngành đạt chuẩn kiểm định nước ngoài thì chương trình đào tạo, đội ngũ đã được chuẩn hóa, kèm theo các phòng thực hành, thí nghiệm được trang bị hiện đại theo các tiêu chí và tiêu chuẩn của tổ chức kiểm định.
Hiện nay em thấy có nhiều trường nhận đăng ký xét tuyển bằng hình thức online, vậy em gửi hồ sơ xét tuyển theo hình thức này có an toàn không, thưa thầy?
tuanhadl@...
TS Trần Thanh Thưởng
Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác SV, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM
Đây là một trong những hình đăng ký xét tuyển tiện lợi trong mùa dịch bệnh và phù hợp với xu thế chuyển đổi số hiện nay. Đăng ký xét tuyển bằng hình thức online này an toàn nếu làm đúng theo hướng dẫn của từng trường. Em yên tâm nhé.
Em đăng ký xét tuyển bằng học bạ. Vậy nếu trúng tuyển thì có được đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT nữa không ạ?
Bình Anh - Đăk Nông
TS Trần Thanh Thưởng
Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác SV, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM
Để tăng khả năng trúng tuyển thì em nên đăng ký xét tuyển bằng nhiều phương thức khác nhau (xét tuyển bằng học bạ, xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT...). Tuy nhiên, kết quả trúng tuyển học bạ sẽ có trước, em phải làm thủ tục xác nhận nhập học (nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi). Nếu em thấy điểm thi THPT cao thì em có thể từ chối kết quả xét tuyển học bạ bằng cách không nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi.
Ông có lưu ý đặc biệt gì cho thí sinh khi làm hồ sơ đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH được "đúng và trúng" nhất?
quoctruong9X@...
Ông Mai Tấn Linh
Phó GĐ Sở GD&ĐT Đà Nẵng
Học sinh Trường THPT Phan Châu Trinh tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021
Trước hết, thí sinh phải nắm vững những quy định về quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH năm nay. Chú ý theo dõi, cập nhật các thông tin chính thống liên quan đến công tác thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH; lưu ý các mốc thời gian có liên quan như thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển, các thủ tục hồ sơ cần có...
Thí sinh cần nắm vững nguyên tắc cơ bản xét tuyển năm nay: Đối với các trường, thí sinh được xét bình đẳng dựa trên kết quả thi, không phân biệt số thứ tự nguyện vọng; còn đối với thí sinh, trong đợt xét tuyển đầu tiên, mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng cao nhất có thể trong danh sách đã đăng ký. Vì vậy, thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng và nên sắp xếp thứ tự nguyện vọng những ngành nào, trường nào mà mình yêu thích hoặc ngành nào khó, trường khó lên trên, không nên xếp theo thứ tự ưu tiên trường dễ trúng tuyển lên trên.
Thường thì HS hay phân vân mình nên theo học trường nào, học nghề gì. Nhưng kinh nghiệm là trước hết, các em phải xác định mình hợp với nghề gì, xác định đúng năng lực bản thân. Nếu các em còn phân vân trong việc xác định sở trường của bản thân thì có thể tham khảo ý kiến của người thân, thầy cô. Trên cơ sở xác định được nghề gì là phù hợp với bản thân, các em mới chọn ngành học nào để có thể làm được nghề đó rồi mới đến lựa chọn theo học trường nào, bậc học nào phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.
Chúc các em có một kỳ thi đạt kết quả tốt và chọn lựa được ngành nghề phù hợp.
Hiện em rất thích học ngành Ô-tô, nhưng bố mẹ em bảo ngành này học phí cao mà gia đình em thì điều kiện kinh tế không được khá, nhờ thầy tư vấn và gợi ý giúp em. Em cảm ơn thầy.
Vương Hà - TP. HCM
TS Trần Thanh Thưởng
Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác SV, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM
Video đang HOT
Không phải ngành Ô-tô là có học phí cao. Học phí cao tùy theo từng trường và hệ đào tạo. Ví dụ: ở ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM thì ngành Ô-tô có học phí như các ngành khác (hệ đại trà có mức học phí 20tr/năm, hệ Chất lượng cao 30tr/năm). Hiện nay, ngành Ô-tô có rất nhiều trường đào tạo và có nhiều thí sinh đăng ký học ngành này, do đó để tăng cơ hội việc làm em nên chọn thêm ngành CNKT Nhiệt (ngành này ít trường đào tạo), Năng lượng tái tạo (20 năm tới xăng dầu sẽ cạn kiệt lúc đó sẽ sử dụng nguồn năng lượng từ mặt trời, gió...). Những ngành này có triển vọng trong tương lai, lại dễ trúng tuyển.
Theo ông, điều quan trọng nhất trong công tác hướng nghiệp là gì?
Hoàng Hà - Điện Biên
Ông Mai Tấn Linh
Phó GĐ Sở GD&ĐT Đà Nẵng
Công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông phải tiến hành từ sớm, ngay từ khi HS học lớp 10 và là cả một quá trình chứ không đợi đến khi HS làm hồ sơ tuyển sinh mới bắt đầu triển khai. Công tác hướng nghiệp nếu triển khai tốt sẽ giúp cho HS có những hiểu biết căn bản về một số nghề cơ bản trong xã hội. Trên cơ sở đó, HS sẽ hình thành được hứng thú nghề nghiệp và có sự hình dung nhất định về con đường phía trước của mình. Quan trọng nhất trong công tác hướng nghiệp là phải trang bị cho HS thái độ nghiêm túc đối với nghề nghiệp. Trong chọn nghề đừng chạy theo đám đông rồi mất thời gian làm lại từ đầu. Không nhất thiết phải vào đại học nếu đó không phải là ngành nghề mình yêu thích và không phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện kinh tế của gia đình.
Thầy có lời khuyên, lưu ý nào cho học sinh khối 12 với các hình thức xét tuyển Đại học, đặc biệt với hình thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT?
Mylehoang@...
Thầy Phạm Phương Bình
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP Thủ Đức (TPHCM)
Học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Huân đặt câu hỏi cho ban tư vấn trong ngày hội tư vấn tuyển sinh năm 2021. Ảnh NTCC
Hiện nay nhiều trường ĐH công bố phương án xét tuyển trong đó sử dụng nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức có tỷ lệ xét tuyển phù hợp. Các em học sinh cần tham khảo kỹ thông tin về đề án tuyển sinh của các trường. Nếu thấy phù hợp thì nên tham gia các hình thức như xét tuyển bằng học bạ, bằng điểm bài thi năng lực ...
Tuy nhiên phần lớn các trường vẫn dành tỷ lệ lớn chỉ tiêu cho xét tuyển bằng điểm thi THPT, do đó các em không được chủ quan và tập trung ôn tập thi THPT để đạt kết quả tốt nhất, vẫn phải tập trung vào các môn thi có tổ hợp xét tuyển theo khối, ngành các trường đã công bố.
Thầy cũng chia sẻ thêm, ở Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, hầu hết các em đăng kí xét tuyển bằng học bạ. Tuy nhiên, nhà trường vẫn luôn nhắc nhở, lưu ý các em tập trung học tập tốt nhất để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.
Việc xét tuyển học bạ là một trong những phương thức để xét tuyển vào ĐH, các em vẫn còn phương thức khác, cơ hội vẫn luôn mở cho các em, không được chủ quan. Vì vậy, phải có kế hoạch học tập, ôn tập tốt để tham gia kỳ thi và đạt kết quả tốt nhất.
Em nghe nói nếu đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH Công lập tự chủ thì học phí sẽ cao, không biết mức học phí giữa trường công lập tự chủ và trường công lập bình thường thì chênh lệch thế nào, thưa thầy?
anhkhoa2k@...
TS Trần Thanh Thưởng
Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác SV, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM
Học phí trường ĐH công lập tự chủ sẽ cao khoảng gấp đôi so với trường ĐH công lập bình thường do các trường ĐH công lập tự chủ thì không nhận ngân sách chi thường xuyên từ Nhà nước.
Để các em có thể lựa chọn "đúng và trúng" khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, tránh những sai sót..., thầy có những lưu ý gì với học sinh?
Phuongloan8@...
Thầy Phạm Phương Bình
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP Thủ Đức (TPHCM)
Năm 2021, Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT nhằm mục đích chính: lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Các trường ĐH có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh. Thí sinh có nguyện vọng sử dụng kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ phải điền đầy đủ và chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký dự thi.
Các em đặc biệt lưu ý điểm mới năm nay: Riêng ở mục số 21 của phần thông tin dùng để xét tuyển sinh vào ĐH, thí sinh chỉ được chọn một phương thức đăng ký nguyện vọng xét tuyển: hoặc trực tuyến (điểm a) hoặc bằng phiếu (điểm b).
Ở mục này học sinh nên chọn hình thức bằng phiếu để bộ phận học vụ nhập cho chính xác và kiểm dò, theo kinh nghiệm các năm, các em rất dễ nhầm lẫn và sai sót khi tự đăng ký.
Các em cần thực hiện việc sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự từ trên xuống dưới (nguyện vọng 1 là nguyện vọng ưu tiên cao nhất).
Phải sử dụng email, số điện thoại của cá nhân mình, không được mượn email và số điện thoại của người khác.
Sau khi hoàn tất dữ liệu đăng ký phải kiểm tra lại thông tin trên hệ thống và đổi mật khẩu để xác nhận và quản lý thông tin bản thân.
Nhà trường đã triển công tác khai tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ra sao trong thời gian vừa qua, thưa thầy?
vuthiminh@...
Thầy Phạm Phương Bình
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP Thủ Đức (TPHCM)
Trong những năm học qua, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân đã triển khai hướng nghiệp cho học sinh với nhiều hình thức khác nhau.
Đơn cử như, cho học sinh hướng nghiệp và tham gia trải nghiệm thực tế các trường đại học từ năm lớp 10. Các em sẽ tìm hiểu về ngành nghề đào tạo của nhà trường, cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy... tại các trường như: Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, Trường ĐH Hoa Sen, Trường ĐH FPT...
Ngoài ra, các em còn được tổ chức tham quan cơ sở sản xuất, nhà máy - xí nghiệp để định hướng ngành nghề. Ví dụ như đi nhà máy Ajinomoto, khu chế xuất Linh Trung, công ty sản xuất kính cường lực...
Để công tác hướng nghiệp hiệu quả, trường triển khai cho học sinh đăng ký phân ban từ năm lớp 10 để xác định trọng tâm và khối, ngành nghề các em sẽ lựa chọn sau này.
Bên cạnh đó, nhà trường đã mời các chuyên gia, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, các trường đại học đến để chia sẻ cho học sinh nhà trường theo chuyên đề, cụ thể như chuyên đề về ngành kiến trúc, chuyên đề về logictics - chuỗi cung ứng, chuyên đề quản trị kinh doanh, ....
Việc tư vấn hướng nghiệp được tổ chức theo hướng chuyên sâu và tạo không gian để học sinh có cơ hội trao đổi trực tiếp với chuyên gia, từ đó cung cấp cho các em kiến thức và cái nhìn chính xác về nghề nghiệp các em quan tâm.
Những hoạt động này đều được học sinh tham gia tích cực, cha mẹ học sinh cũng rất đồng tình, ủng hộ.
Thí sinh có xu hướng chọn ngành nghề theo thực tế xã hội, theo số đông, chỉ tập trung vào những ngành "hot", "việc nhẹ lương cao" khiến cho một số ngành, dù xã hội có nhu cầu cao về nhân lực nhưng vẫn không tuyển sinh được. Sở GD có phương cách gì để "điều chỉnh" hiện tượng này, thưa ông?
Maithuydung@...
Ông Mai Tấn Linh
Phó GĐ Sở GD&ĐT Đà Nẵng
Hướng nghiệp cho HS từ những trải nghiệm thực tế cũng là một cách làm thiết thực của các trường phổ thông trong việc "điều chỉnh" hiện tượng HS chọn ngành hot hay chọn theo số đông. Ví dụ như từ một buổi học thực tế tại trang trại rau sạch, HS từ chỗ có những trải nghiệm trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng rau sạch như sử dụng phân bón làm từ hữu cơ, cải tạo đất... sẽ có cái nhìn khác về nghề kỹ sư nông nghiệp, hóa môi trường... Các em cũng hình dung được nghề nông không như hình ảnh "chân lấm tay bùn" mà còn nhiều "phân khúc" cần những lao động có kiến thức chuyên môn để đáp ứng yêu cầu về một nền nông nghiệp sạch.
Việc gắn kết với các trường ĐH, CĐ, trung tâm đào tạo nghề cũng sẽ giúp các trường phổ thông và HS có nhiều thông tin hơn về đầu ra của ngành học, các vị trí việc làm có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, Đoàn thanh niên các trường THPT cũng đều thu thập thông tin liên quan đến thị trường lao động, nhu cầu nhân lực của một số ngành nghề... để cung cấp cho phụ huynh và HS. Từ đây, HS và phụ huynh có thêm kênh tham khảo về thị trường lao động và nhu cầu việc làm của các ngành nghề để có thể có lựa chọn ngành nghề phù hợp.
Xin thầy cho biết, song song với việc làm hồ sơ đăng kí thi tốt nghiệp THPT, hiện nhà trường đã triển khai kế hoạch học tập, ôn tập cho khối 12 như thế nào?
Ngân Anh - Vũng Tàu
Thầy Phạm Phương Bình
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP Thủ Đức (TPHCM)
Học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Huân trong một hoạt động ngoại khoá môn tiếng Anh
Ngay từ khi vào lớp 10, nhà trường đã cho học sinh chọn ban học phù hợp. Sau đó, qua công tác hướng nghiệp hằng năm, các em sẽ có những điều chỉnh để phù hợp với năng lực học tập, sở thích, xu hướng nghề nghiệp.
Đến năm lớp 12, các em sẽ được đăng kí tổ hợp và khối xét tuyển ĐH. Dựa trên đăng kí của học sinh đã tiến hành xếp lớp ôn tập và triển khai kế hoạch ôn tập chuyên sâu theo nhóm môn/ tổ hợp ban - khối xét tuyển ĐH.
Các em sẽ được ôn tập theo chuyên đề, chủ đề dựa trên cấu trúc đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2021 của Bộ GD-ĐT vừa công bố.
Học sinh sẽ bắt đầu ôn tập sau khi kết thúc kiểm tra học kỳ 2 của năm học 2020-2021 và cụ thể là bắt đầu từ tháng 5/2021 sẽ tiến hành cho đến đầu tháng 7/2021.
Khó khăn lớn nhất của các trường THPT trong công tác tư vấn hướng nghiệp, không phải ở khâu tổ chức mà là tài liệu chưa được cập nhật thường xuyên. Các GV chủ nhiệm gần như phải tự tìm hiểu mà không có một tài liệu chính thống nào về nhu cầu nguồn nhân lực của các ngành, của địa phương. Theo ông, làm thế nào để có thể "gỡ khó" cho các trường?
levietcuong66@...
Ông Mai Tấn Linh
Phó GĐ Sở GD&ĐT Đà Nẵng
Học sinh THPT Đà Nẵng trải nghiệm chương trình Một ngày làm SV tại Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng
Đúng là các trường phổ thông gần như tự chủ động trong khâu tìm tài liệu, cập nhật thông tin về nghề nghiệp, xu hướng việc làm... thông qua báo chí và tài liệu mà các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp cung cấp. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác hướng nghiệp, phân luồng, Sở GD&ĐT Đà nẵng có kế hoạch phối hợp với Sở LĐTBXH và các ban ngành có liên quan để cung cấp cho các trường phổ thông về thông tin tuyển dụng, cơ cấu ngành nghề cũng như quy hoạch, dự báo nhu cầu nhân lực của địa phương để cung cấp cho các trường phổ thông.
So với những năm trước, công tác tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh năm nay có một số thay đổi do bị tác động từ tình hình dịch bệnh Covid - 19. Một số ngành nghề và lĩnh vực kinh tế bị tác động sâu sắc như du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải... Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự lựa chọn ngành nghề của HS.
Sở GD&ĐT cũng có định hướng đến các trường THPT, trong tư vấn hướng nghiệp cho HS phổ thông, phải cập nhật những dự báo nguồn nhân lực cho trung hạn. Vì cũng phải ít nhất từ 2 đến 4 năm sau, các em mới bước vào thị trường lao động. Lúc đó, sự phát triển của các ngành bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19 chắc chắn đã có sự thay đổi. Chẳng hạn như du lịch ở Đà Nẵng cũng bắt đầu ầm dần. Đây là một tín hiệu cho thấy trong tương lai gần, ngành này sẽ cần một lực lượng lao động có tay nghề thay thế cho số lao động hiện đã chuyển đổi việc làm.
Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất lớn trong hướng dẫn HS thực hiện đăng ký dự thi và xét tuyển Đại học. Nhà trường đã có những biện pháp gì để nâng cao chất lượng tư vấn của đội ngũ này?
Lelunglinh9x@...
Thầy Phạm Phương Bình
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP Thủ Đức (TPHCM)
Giáo viên chủ nhiệm hiện nay có vai trò cực kỳ quan trọng, vì là người gần gũi với các em học sinh nhiều nhất.
Thầy cô hiểu rõ năng lực và khả năng của học sinh, hiểu tính cách và những vấn đề cần khắc phục. Thầy cô là những chuyên gia tư vấn để giúp các em trong việc chọn ngành nghề, giải quyết mâu thuẫn cá nhân giữa học sinh và phụ huynh khi có bất đồng quan điểm (nếu có), hướng dẫn và chịu trách nhiệm về triển khai văn bản từ Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, nhà trường đến phụ huynh và học sinh...
Để làm tốt được vai trò đó, thầy cô cần được tin tưởng, cần tạo môi trường làm việc tốt nhất, cần hỗ trợ từ ban giám hiệu. Và quan trọng nhất thầy cô phải đồng hành với học sinh trong mọi hoạt động, nhất là hoạt động hướng nghiệp của nhà trường. Khi thầy cô tham gia cùng với học sinh, thầy cô sẽ nắm rõ thông tin và hướng dẫn lại khi học sinh có nhu cầu.
Em muốn đăng ký xét tuyển vào ngày CNTT nhưng sức học của em chỉ ở mức trung bình khá. Vậy xin thầy tư vấn cho em đăng ký như thế nào để có thể đạt được nguyện vọng?
lanhuonghn@...
TS Trần Thanh Thưởng
Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác SV, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM
Theo kinh nghiệm của thầy, em nên chọn nhiều NV ở trường tốp trên trước (Trường: ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Bách Khoa TPHCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM...).
NV1 em vẫn chọn ngành CNTT hệ đại trà, NV2 - CNTT hệ chất lượng cao, NV3 - CNKT máy tính hệ đại trà, NV4-CNKT máy tính hệ CLC, NV5-KT dữ liệu... Sau đó, em chọn ngành CNTT ở một trường có điểm trúng tuyển thấp hơn.
Có một vài ý kiến cho rằng, để tỷ lệ đậu ĐH đẹp, nhiều trường phổ thông tư vấn cho HS vào những trường, ngành dễ hay các trường ĐH có quan hệ tốt với mình để lấy thành tích, quảng bá hình ảnh. Thầy nghĩ thế nào về hiện tượng này?
Quang Anh - quận 12 Tp.HCM
Thầy Phạm Phương Bình
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP Thủ Đức (TPHCM)
Xin cảm ơn câu hỏi rất hay của bạn. Thầy xin chia sẻ như sau, với Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, việc chọn ngành nghề, định hướng chọn trường căn cứ trên năng lực, nguyện vọng và khả năng của học sinh, của gia đình.
Bản thân học sinh sẽ là người quyết định. Nhà trường chỉ làm công tác định hướng, tổ chức và cung cấp thông tin và hỗ trợ học sinh. Việc này sẽ giúp các em thấy thoải mái, thấy được tin tưởng và được quyết định.
Tương lai của các em phải do chính các em lựa chọn và các em phải "tập chịu trách nhiệm" trước quyết định của chính mình. Việc lựa chọn sai sẽ đánh mất tương lai, thời gian, tiền bạc, công sức và cả ý chí của các em sau này.
Thầy nghĩ rằng, các trường THPT cũng sẽ thực hiện như trường Nguyễn Hữu Huân, còn trường hợp như câu hỏi bạn đề cập là rất hiếm.
Em nghe nói Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM có đào tạo hệ sư phạm. Vậỵ, tốt nghiệp xong thì có thể đi dạy học đúng không ạ? Nếu học xong mà không đi dạy thì có thể làm trong lĩnh vực gì, thưa thầy?
lengocanh@...
TS Trần Thanh Thưởng
Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác SV, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM
Hiện nay, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM chỉ duy nhất có một ngành sư phạm Tiếng Anh là đào tạo sư phạm được miễn học phí trong vòng 4 năm. Các ngành còn lại đào tạo theo hướng kỹ sư - công nghệ, lý thuyết gắn liền với thực hành, do đó SV tốt nghiệp có lý thuyết chuyên sâu và tay nghề rất vững, đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu em muốn đi dạy thì học thêm khóa bồi dường nghiệp vụ sư phạm từ 3-6 tháng.
Thầy có thể chia sẻ về tỷ lệ vào Đại học của học sinh nhà trường trong những năm gần đây với các phương thức tuyển sinh?
Vân Anh - quận Tân Bình, Tp. HCM
Thầy Phạm Phương Bình
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP Thủ Đức (TPHCM)
Thầy Phạm Phương Bình giao lưu cùng độc giả báo GD&TĐ tại điểm cầu TPHCM. Ảnh; Tuấn Anh
Hằng năm, tại Trường Nguyễn Hữu Huân, tỷ lệ đậu vào ĐH của học sinh khối 12 là 100%. Các em đậu vào các trường ĐH công lập tốp trên như: Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), Trường ĐH Y Dược, Trường Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM...
Riêng năm 2020 tỷ lệ đậu ĐH của trường THPT Nguyễn Hữu Huân cụ thể: khoảng 20% các em trúng tuyển bằng xét học bạ, 20% bằng điểm bài thi đánh giá năng lực, 60% các em trúng tuyển bằng điểm thi THPT.
Năm 2020, với các tổ hợp khối xét tuyển truyền thống thì trên 50% học sinh của trường đạt từ 24 điểm trở lên (tính điểm tổng của 3 môn xét tuyển ĐH).
Các em vẫn lựa chọn nhiều hình thức cùng lúc như xét tuyển học bạ, thi đánh giá và thi THPT. Khi có kết quả, hình thức nào tốt nhất các em sẽ sử dụng để quyết định chọn trường ĐH.
Thưa Tiến sĩ, em có lực học loại Khá thì nên đăng ký chọn nguyện vọng vào khối ngành kinh tế ở nhóm trường top nào là phù hợp?
Minh Tú - Hải Dương
TS Trần Thanh Thưởng
Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác SV, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM
Học sinh tìm hiểu ngành nghề tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
Hiện tại phần mềm xét tuyển theo nguyên tắc 'lọt sàng xuống nia' (không phân biệt NV1 hay n) nên với học lực của em có thể chọn trường tốt nhất làm NV1 và những trường tiếp theo vào NV2,3... Ví dụ: em (NV5) và bạn em (NV1) được 24 điểm đều chọn ngành Kế toán cùng một trường, bạn em trúng tuyển thì đương nhiên em cũng trúng tuyển, nếu NV1-4 em bị trượt.
Trong xu hướng nhiều trường ĐH, CĐ, trung tâm dạy nghề... bằng các hình thức khác nhau, đã tìm cách tiếp cận trực tiếp với phụ huynh, học sinh và đem đến cho thí sinh nhiều cơ hội tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, không phải HS nào cũng có khả năng chọn đúng "điểm rơi" nếu không có sự tư vấn, hỗ trợ từ phía thầy cô. Sở GD&ĐT đã hỗ trợ những gì cho GV để thực hiện tốt công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông, thưa ông?
Quốc Tuấn - Thái Bình
Ông Mai Tấn Linh
Phó GĐ Sở GD&ĐT Đà Nẵng
Có một thực tế là càng nhiều thông tin thì HS càng dễ bị nhiễu và khó để có lựa chọn đúng. Thường thì HS hay phân vân mình nên theo học trường nào, học nghề gì. Cùng với phụ huynh thì thầy cô giáo là một kênh để các em tham khảo để quyết định chọn ngành chọn nghề. GV là người hiểu được thế mạnh của từng HS.
Trong tập huấn, bồi dưỡng cho GV về công tác hướng nghiệp, phân luồng HS trong trường học, Sở GD&ĐT Đà Nẵng luôn quán triệt đến các GV nguyên tắc trong tư vấn hướng nghiệp. Đó là phải căn cứ trên năng lực học tập, sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và truyền thống ngành nghề của bố mẹ HS cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Chúng tôi có giới thiệu cho các trường một số phần mềm để GV có hướng dẫn cho HS làm các bài test về năng lực bản thân, qua đó có thể giúp các em phần nào đó định hướng được lựa chọn của mình. Kết nối với một số cơ quan báo chí để tổ chức tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp cho HS cũng là một cách giúp cho GV có thêm thông tin trong công tác hướng nghiệp.
Tình hình chọn nguyện vọng xét tuyển của HS ở trường thầy những năm qua ra sao? Theo thầy, HS nên chọn mấy nguyện vọng là hợp lý?
Tường Vy - Thủ Đức, Tp HCM
Thầy Phạm Phương Bình
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP Thủ Đức (TPHCM)
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, ở Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, học sinh khối 12 bình quân chọn 6 nguyện vọng xét tuyển ĐH, cá biệt có vài trường hợp chọn 10 nguyện vọng. Điều này là do tâm lý các em sợ rớt khi xét tuyển.
Với các em thì phải tìm hiểu thật kỹ chỉ tiêu, ngành nghề, cơ hội việc làm, môi trường học tập, học phí... Sau khi tìm hiểu kỹ, các em nên chọn nguyện vọng phù hợp nhất, dễ trúng tuyển và xác định sẽ nhập học nếu trúng tuyển.
Không đăng kí nguyện vọng theo kiểu ghi đại cho có, nếu trúng tuyển không biết có học hay không, đăng kí nguyện vọng theo nhóm bạn thân... Theo tôi, mỗi em đăng kí từ 3 đến 5 nguyện vọng là hợp lý.
Phụ huynh thường quyết định 40 - 50% việc chọn trường, ngành nghề của học sinh. Trong khi không phải tất cả cha mẹ đều có đầy đủ các thông tin về nghề nghiệp và chưa căn cứ vào năng lực và nguyện vọng của các em. Sở GD&ĐT Đà Nẵng có định hướng gì trong việc phối hợp với phụ huynh để tổ chức hướng nghiệp cho HS, thưa ông?
Hoangtrang79@...
Ông Mai Tấn Linh
Phó GĐ Sở GD&ĐT Đà Nẵng
Đúng là phụ huynh có ảnh hưởng nhất định đến việc lựa chọn ngành nghề của HS lớp 12. Thông thường, gần như phụ huynh sẽ định hướng cho con theo ngành nghề của bố mẹ. Bởi lẽ, ngoài hiểu biết về chính ngành nghề đó thì các mối quan hệ của phụ huynh sẽ thuận lợi cho con em trong lựa chọn cơ quan công tác sau khi ra trường. Thế nhưng, không phải tất cả phụ huynh đều có đầy đủ các thông tin về nghề nghiệp và chưa chắc những quyết định về tương lai của con em mình là căn cứ vào năng lực và nguyện vọng của các em.
Chính vì vậy, các trường THPT ở Đà Nẵng tư vấn nghề nghiệp cho khối 12 song song cả hai kênh phụ huynh và HS. Những đổi mới trong công tác tuyển sinh cũng như hướng nghiệp đều được chuyển tải đến phụ huynh HS qua buổi họp riêng của phụ huynh khối 12 vào đầu năm học và trước đợt HS làm hồ sơ dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH.
Thưa thầy, chúng em khá lo lắng với việc chọn trường Đại học. Vậy khi đăng ký xét tuyển thì nên chọn bao nhiêu nguyện vọng là phù hợp và để chắc có suất học Đại học trong kỳ tuyển sinh tới?
myhadn@...
TS Trần Thanh Thưởng
Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác SV, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM
TS Trần Thanh Thưởng (bên trái) trả lời câu hỏi của độc giả báo GD&TĐ trong buổi Giao lưu trực tuyến tại điểm cầu TPHCM. Ảnh: Tuấn Anh
Hiện nay theo Quy chế, thí sinh được chọn "n" nguyện vọng, do đó để tăng khả năng trúng tuyển thì em nên chọn nhiều nguyện vọng. Trong đó, những nguyện vọng nào ưu tiên thì đặt lên đầu. Lưu ý, khi đã trúng tuyển nguyện vọng 1 thì những nguyện vọng sau sẽ không được xét. Ví dụ, em yêu thích ngành Công nghệ may thì NV1 em chọn CN may hệ đại trà, NV2 chọn CN may hệ chất lượng cao (Điểm chuẩn trúng tuyển hệ chất lượng cao thường thấp hơn hệ đại trà từ 1 đến 2 điểm, do hệ CLC có học phí cao nên ít người đăng ký).
Đến thời điểm này, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân dự kiến tổ chức hướng dẫn cho học sinh làm thủ tục dự thi ra sao, thưa thầy?
vanlethuy2k1@...
Thầy Phạm Phương Bình
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP Thủ Đức (TPHCM)
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân có 15 lớp 12 với hơn 600 học sinh, đến thời điểm này, nhà trường đã hướng dẫn và cho học sinh đăng ký mua hồ sơ dự thi (trung bình mỗi học sinh 5 bộ).
Bên cạnh đó, nhà trường phổ biến thông tư của Bộ GD-ĐT và hướng dẫn về tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2021.
Đặc biệt, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân triển khai cho các em khối 12 đăng ký tổ hợp thi, điền thông tin cá nhân để nhập dữ liệu trên hệ thống và hướng dẫn học sinh cách viết phiếu đăng ký dự thi đúng và trúng. Đồng thời hướng dẫn học sinh về miễn thi ngoại ngữ, điểm ưu tiên...
Các trường học ở Đà Nẵng có xu hướng tư vấn hướng nghiệp sớm và cho HS trải nghiệm thực tế trong công tác hướng nghiệp. Để làm được điều này, các trường phổ thông và GV chủ nhiệm cần những hỗ trợ gì từ Sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, thưa ông?
Minh Hằng - Bình Phước
Ông Mai Tấn Linh
Phó GĐ Sở GD&ĐT Đà Nẵng
Ông Mai Tấn Linh chia sẻ thông tin cùng độc giả báo GD&TĐ tại điểm cầu Đà Nẵng
Để giúp HS có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp mình sẽ lựa chọn cùng những yêu cầu, đặc thù cần có, thì không có gì hiệu quả hơn là tạo điều kiện cho các em có những trải nghiệm từ thực tế thì mới biết mình phù hợp nhất với nghề gì. Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học, Sở GD&ĐT khuyến khích các trường có những giờ học trải nghiệm thực tế, có thể là tiết học trên đồng ruộng, ở nhà máy, xí nghiệp,... tùy vào điều kiện tổ chức của trường. Những tiết học này sẽ giúp cho các em có những cái nhìn thực tế và định hình được một số ngành nghề nhất định. Như làm nông nghiệp công nghệ cao, hướng dẫn du lịch, công nghệ thực phẩm, cơ khí....
Các trường ĐH, CĐ, trung tâm dạy nghề ở Đà Nẵng cũng đã có sự chủ động kết nối với các trường phổ thông, tạo điều kiện cho HS lớp 11, 12 có những trải nghiệm về môi trường giáo dục sau phổ thông.
Đây là những chuẩn bị rất cần thiết để HS lớp 12 có được những thông tin về vị trí việc làm sau khi ra trường cùng như những yêu cầu công việc đòi hỏi người lao động phải đáp ứng. Từ những thông tin này, HS sẽ có sự điều chỉnh giữa yêu cầu của công việc với sở thích, năng lực cá nhân để có những lựa chọn phù hợp.
Xin thầy điểm lại những lưu ý (mốc quan trọng), bắt buộc phải nhớ đối với các em khối 12 liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
Lethuanh@...
Thầy Phạm Phương Bình
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP Thủ Đức (TPHCM)
Cảm ơn em đã đặt câu hỏi, thầy xin tóm tắt cho em những mốc thời gian quan trọng mà em cần lưu ý liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Theo đó, từ ngày 27/4 đến hết ngày 11/5/2021, thí sinh sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trước ngày 15/6/2021, các trường sẽ in và trả giấy báo dự thi cho học sinh.
Các em cần in lịch thi ra và dán ở góc học tập để ghi nhớ, cụ thể như sau:
Ngoài ra các em cũng cần lưu ý đến ngày công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 là 26/7/2021.
Đặc biệt sau khi có điểm thi, các em cần nhớ mốc thời gian nộp đơn phúc khảo bài thi (nếu có nhu cầu) là từ 26/7 đến 5/8/2021. Trước 20/8/2021 sẽ công bố kết quả phúc khảo.
Sau đó, trước ngày 2/8/2021 các trường THPT sẽ cấp giấy chứng nhận Tốt nghiệp tạm thời và phiếu điểm để học sinh nộp xét tuyển ĐH. Các em sẽ đến trường THPT nơi mình học để nhận các giấy tờ này.
Theo dự thảo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, năm nay, ngoài hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng giấy, thí sinh có thể đăng ký trực tuyến (online). Vậy, ông có thể cho biết, trong tập huấn cho cán bộ thu nhận hồ sơ, Sở có những lưu ý gì để thí sinh lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp và đảm bảo tối đa quyền lợi?
huonganh68@...
Ông Mai Tấn Linh
Phó GĐ Sở GD&ĐT Đà Nẵng
Ông Mai Tấn Linh, Phó GĐ Sở GD&ĐT Đà Nẵng
Dự thảo quy chế tuyển sinh năm nay, ngoài đăng ký hồ sơ xét tuyển bằng giấy, thí sinh có thể đăng ký trực tuyến. Với đăng ký trực tuyến, ngoài phần giấy đã nộp, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần trong thời gian do Bộ GD&ĐT quy định. Nếu nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng giấy, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần sau khi đăng ký. Tuy nhiên, thí sinh chỉ được điều chỉnh bằng hình thức trực tuyến.
Để quyết định chọn hình thức đăng ký xét tuyển online hay bằng giấy, thí sinh cần tham khảo thêm thông tin từ các cơ sở giáo dục đại học mà mình dự định nộp hồ sơ. Hai phương thức đăng ký này đều đảm bảo công bằng cho thí sinh vì đây mới chỉ là bước 1 để đăng ký ban đầu. Thí sinh còn có thời điểm thứ 2 nữa là điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi THPT.
Những điểm mới này, Sở GD&ĐT Đà Nẵng sẽ đặc biệt lưu ý trong tập huấn phổ biến quy chế thi và tuyển sinh để GV chủ nhiệm và cán bộ thu nhận hồ sơ giải thích thấu đáo cho HS lớp 12 giúp các em có lựa chọn hình thức nộp hồ sơ phù hợp.
Mới đây, Bộ GD&ĐT đã công bố những thông tin quan trọng về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Nhà trường đã triển khai, thông tin và hướng dẫn tới học sinh ra sao?
Hương Trà - Hooc Môn
Thầy Phạm Phương Bình
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP Thủ Đức (TPHCM)
Thầy Phạm Phương Bình - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP Thủ Đức (TPHCM). Ảnh: Tuấn Anh
Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố những thông tin quan trọng về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, Ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Hữu Huân đã thực hiện các công tác như: đăng tải các thông tin chính thống trên website trường, trang fanpage của trường, đồng thời in các văn bản dán vào bảng tin của các lớp về lịch thi, điều kiện dự thi, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ cá nhân, cách viết phiếu đăng ký dự thi, cách tính điểm xét tốt nghiệp, chọn môn thi... để học sinh đọc và nắm rõ.
Ngay sau đó, trường đã tổ chức họp cha mẹ học sinh cho khối 12 để chuyển tải những thông tin quan trọng liên quan đến kỳ thi này đế cha mẹ học sinh. Trường cũng yêu cầu các giáo viên triển khai nội dung này cho học sinh trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần.
Song song với đó, hiện bộ phận học vụ của trường đã kiểm dò hồ sơ của học sinh khối 12 và chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu để học sinh chủ động trong đăng ký dự thi. Trường cũng tiến hành cho học sinh điền thông tin cá nhân vào file mẫu để chuẩn bị dữ liệu thí sinh đăng ký dự thi.
Thưa thầy, trong bối cảnh hiện nay, có thêm vô số ngành nghề và cơ hội mới, làm sao để chọn được một ngành học đúng và trúng?
Thuỳ Anh - Tp. HCM
TS Trần Thanh Thưởng
Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác SV, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM
Để chọn một ngành học đúng và trúng, việc đầu tiên nên chọn ngành phù hợp với năng lực và sở thích, đồng thời phải xem xét đến yếu tố ngành học đó có nhu cầu về cơ hội việc làm trong tương lai. Tiếp đến là chọn những trường có đào tạo ngành học đó và chọn nhiều nguyện vọng tương ứng với hệ đại trà, hệ chất lượng cao. Ngoài ra, cũng cần lưu ý chọn thêm một số nguyện vọng về một số ngành có nhu cầu việc làm cao trong tương lai nhưng ít trường đào tạo, ví dụ: ngành CN kỹ thuật In, Kỹ nghệ và nội thất, Năng lượng tái tạo, CN kỹ thuật nhiệt... (đây là những ngành có điểm chuẩn thấp dễ trúng tuyển).
Xin ông chia sẻ một số kinh nghiệm của Sở GD&ĐT Đà Nẵng trong tập huấn phổ biến quy thi và hướng dẫn cho HS làm hồ sơ, thu nhận hồ sơ để hạn chế tối đa những sai sót trong đăng ký thông tin của HS?
Quỳnh Hương - quận Hải Châu, Đà Nẵng
Ông Mai Tấn Linh
Phó GĐ Sở GD&ĐT Đà Nẵng
Hàng năm, Sở GD&ĐT Đà Nẵng đều tổ chức tập huấn riêng cho hai đối tượng: bộ phận thu nhận, nhập hồ sơ ở các trường THPT và các Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Các GV chủ nhiệm và bộ phận giám thị đều được tập huấn Quy chế thi và tuyển sinh 2 vòng do Sở GD và nhà trường tổ chức. Trong đó, chúng tôi nhấn mạnh cán bộ thu nhận hồ sơ chú ý rà soát mã ngành, mã trường cũng như bài thi tổ hợp.
Cán bộ làm công tác thu nhận hồ sơ, hướng dẫn kỹ cho HS, đặc biệt là những điểm mới trong quy chế tuyển sinh để hạn chế tối đa những sai sót trong đăng ký thông tin ở hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ. Một số trường đã điều động thêm giáo viên đảm nhiệm việc kiểm tra, rà soát hồ sơ để tránh những sai sót đáng tiếc, ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh.
Ngoài việc chú trọng công tác hướng dẫn, rà soát hồ sơ, Sở GD&ĐT Đà Nẵng cũng sẽ tổ chức hai đợt kiểm tra, trong đó có một đợt kiểm tra chéo để hạn chế tối đa những sai sót khi nhập dữ liệu.
Trường hợp thí sinh được đặc cách thi tốt nghiệp THPT năm học 2021 Trong quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Bộ GD&ĐT quy định cụ thể các trường hợp thí sinh được miễn thi và đặc cách tốt nghiệp. Ảnh minh họa Theo đó, những trường hợp thí sinh bị tai nạn, bị ốm, có việc đột xuất đặc biệt trước ngày diễn ra kỳ thi 10 ngày hoặc ngay trong buổi thi...