Bạo lực sinh viên náu mình cạnh thiên đường mua sắm Thái Lan
Những băng đảng xuất thân từ cac trường dạy nghề ở Thái Lan không phải chuyện lạ lẫm, nhưng mức độ bạo lực, kể cả giết người, đã gia tăng trong thời gian gần đây.
Kamonwich Suwanthat chỉ còn vài tháng nữa là tốt nghiệp. Cậu thực tập tại một công ty đa quốc gia chuyên về giao nhận. Bố mẹ Kamonwich chắc rằng tấm bằng con trai sắp có sẽ thay đổi cuộc sống của cả gia đình.
Tối 12/10/2018, khi Kamonwich đang phụ mẹ bán mì ở tiệm ăn ven đường, một người lạ bắn vào cậu 4 phát, từ khoảng cách rất gần, rồi bỏ trốn.
Kamonwich chết trước mặt mẹ mình.
Ba sinh viên bị bắt một tháng sau đó đã khai rằng Kamonwich không có xích mích cá nhân gì với họ, cậu bị chọn chỉ vì “cậu ta có thể bị giết như cách bạn cùng trường cậu ta giết đàn anh của chúng tôi”.
Những sinh viên này đến từ Viện Kỹ thuật Pathumwan, nằm cách trường Kỹ thuật Rajamangala của Kamonwich khoảng 1 km.
Những vụ đụng độ dẫn đến chết người giữa những sinh viên trường nghề tại Thái Lan diễn ra khá phổ biến. Chỉ riêng ở Bangkok đã có nhiều thời điểm chỉ vừa nửa năm mà có hơn 1.000 vụ gây lộn được trình báo.
Cái chết oan uổn của Kamonwich đến từ mối “thâm thù” hơn 70 năm qua giữa hai trường nghề tại khu MBK Centre, một tổ hợp mua sắm nổi tiếng với nhiều du khách đến Thái Lan. Channel NewsAsia vừa có phóng sự điều tra về nguyên nhân của nạn bạo lực ở các trường nghề tại Thái Lan.
MBK Centre, khu mua sắm nổi tiếng với du khách nhưng quanh đó là những vụ bạo lực thường nổ ra của sinh viên hai trường “cừu thù”. Ảnh: Channel NewsAsia.
Chào mừng đến với rắc rối
Theo Channel NewsAsia, khi những đứa trẻ Thái Lan rời trường trung học, chúng có thể vào các đại học hoặc trường nghề. Những người chọn con đường thứ hai sẽ bước vào một trong 416 trường nghề trên khắp nước để học các kỹ năng cụ thể. Viện Kỹ thuật Pathumwan là một trong số đó.
Ngôi trường 87 năm tuổi này dạy nghề y, kỹ sư và một số nghề khác. Mặc cho tiếng tăm bạo lực của ngôi trường, Nim, 19 tuổi, vẫn chọn học vì “nó giúp tôi tìm được việc ở quê”.
Học kỳ đầu tiên dạy cho Nim rắc rối dễ đến như thế nào. Cô tham gia vào một hội trại chào đón, nhưng rốt cuộc phải thực hiện một loạt nghi thức nhấn mạnh lòng trung thành với trường, điều được cho sẽ mang các sinh viên lại gần nhau.
Các hội trại này, do các sinh viên lớn tổ chức và không hề bị quan chức của trường kiểm soát, rất phổ biến ở nhiều trường nghề của Thái, kéo dài từ một tuần đến một tháng. Tại Pathumwan, thậm chí có những hoạt động được duy trì trong cả học kỳ.
Nim bỏ cuộc sau 2 tuần. Nhưng những người tham gia đến cuối sẽ được nhận một chiếc áo thun “đặc biệt”. Họ mặc nó như đeo một tấm mề đay danh dự. Và chiếc áo cũng mời gọi cả hiểm nguy.
Benz, một sinh viên năm tư, nói rằng: “Khi chúng tôi mặc chiếc áo với logo trường, rất dễ để nhận biết ai muốn đánh nhau với chúng tôi”.
Những trường nghề tại Thái Lan thường được trợ giá nhiều, vì thế đây là nơi thu hút những sinh viên đến từ các vùng nông thôn nghèo của Thái Lan. Họ thường là những đứa trẻ phải rời nhà sớm, đến sống tại thành phố. Ở những ngôi trường này, họ tìm thấy sự đồng cảm.
“Trở thành một phần của nơi này khiến tôi vượt qua mặc cảm mình thấp kém”, Benz nói.
Chiếc áo có in logo trường Pathumwan. Ảnh: Channel NewsAsia.
Pae, một sinh viên năm ba, nói thêm: “Chúng tôi như một gia đình. Vào giây phút tôi bước vào đây, một người đã hỏi tôi ăn chưa… ‘Có tiền tiêu không? Tao cho mày một ít nhé’”.
Đôi khi, chính sự trung thành và cảm giác thân thuộc đã đẩy những sinh viên vào con đường bạo lực.
Sompode Subpradit, một “lão thành” ở trường và là cựu quân nhân, biết rõ cảm giác đó. Ông bị đuổi khỏi trường 50 năm trước cũng vì tham gia những vụ bạo lực.
Giờ đây Subpradit đã nghỉ hưu, ông về trường như một “anh lớn” và lắng nghe những sinh viên trẻ.
“Đôi khi tình cảm giữa họ là nguyên nhân bạo lực. Nếu một sinh viên năm dưới bị đánh bởi người từ trường khác, những sinh viên lớn hơn sẽ trả thù cho em mình”.
Video đang HOT
“Là nơi duy nhất tôi thấy mình có giá trị”
Nhiều năm qua, giới chức Thái Lan đã tìm đủ cách để ngăn chặn các băng đảng trường học, từ việc buộc những sinh viên vi phạm phải cải tạo tại doanh trại quân đội đến tổ chức các chương trình giáo dục. Thậm chí một triệu sinh viên trường nghề đã tuyên thệ sẽ chung sống hòa bình để tỏ lòng biết ơn Quốc vương Bhumibol Adulyadej, khi ông qua đời năm 2016. Nhưng bạo lực vẫn không dứt.
Cảnh sát vẫn phải vào cuộc để chặn đứng những vụ đánh nhau.
“Trong quá khứ, chúng thường dùng dao đâm nhau. Túm cổ và đâm đối thủ “, Channel NewsAsia dẫn lời đội trưởng Sarun Ausub của cảnh sát quận Pathumwan. “Nếu cảnh sát không ở đó, chúng sẽ đâm nhau đến chết”.
Sau vụ một sinh viên bị đâm chết bên ngoài MBK Centre vào tháng 8/2017, cảnh sát và hai nhà trường đã phải lên kế hoạch chặn đứng những vụ đánh nhau.
Vào buổi sáng, khi các sinh viên đến lớp, và tới buổi chiều, khi họ ra về, cảnh sát tuần tra để mắt gắt gao đến những sinh viên “đầu sỏ” từ hai trường, cố gắng ngăn họ chạm mặt.
Nim tại lớp học của mình. Ảnh: Channel NewsAsia.
“Chúng tôi chỉ nhắm vào sinh viên từ hai trường đó”, cảnh sát trưởng quận Pathumwan, ông Thobthorn Jitmun nói.
“Chúng tôi có một thỏa thuận với các trường về việc ngay lập tức tiếp cận các nhóm sinh viên đang tụ tập. Chúng tôi tìm vũ khí và yêu cầu họ rời đi”.
Cảnh sát khuyến cáo các cựu học sinh nên bị cấm tiếp cận khuôn viên trường vì họ có “dạy sinh viên về những giá trị lệch lạc”.
Sompode nói rằng chưa từng có ai ngăn ông về trường.
“Không ai ngăn cản được tôi. Đây là nhà tôi”, ông nói. “Viện Kỹ thuật Pathumwan là nơi duy nhất khiến tôi cảm thấy mình có giá trị”.
“Cảnh sát nghĩ tôi đến để kích động sinh viên… Việc đó không đúng. Tôi nói chuyện với chúng như bạn bè”.
Vì các hành vi gây gổ thường bị phạt nặng, sinh viên thường tránh xa những nơi họ có thể đụng phải sinh viên trường khác, như MBK Centre. Và những vụ đụng độ lại chuyển đến nơi khác.
“Ước mơ của tôi là được học ở đây”
Dù vậy, Hiệu phó Suebpong Moungchoo của trường Pathumwan nói rằng bạo lực đã giảm đáng kể so với trước kia, tính cả thời ông học ở đây. Ông nói rằng không nên đánh giá bằng một vài vụ đánh nhau.
“Khi tôi là sinh viên ở đây, tôi cũng là kẻ gây rắc rối. Lúc tốt nghiệp rồi, tôi không bao giờ dùng bạo lực ở nơi làm việc”, ông nói.
Các nhân viên phúc lợi của trường cố gắng tiếp cận sinh viên để làm bạn với họ và thuyết phục những người nổi loạn không lao vào những trận đánh đấm.
Sompode, cựu học sinh, ngồi nghe Pae kể những vấn đề của mình. Ảnh: Channel NewsAsia.
Giáo dục nghề đóng vai trò quan trọng trong tham vọng của Thái Lan nhằm trở thành một nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2027. Đất nước hiện vẫn thiếu thốn công nhân kỹ thuật lành nghề, trong khi bạo lực ở trường nghề có thể khiến các gia đình ngăn con cái mình vào đó học, dù cho nghề nông không còn nuôi sống họ tốt như xưa.
Pae bị đình chỉ học 1,5 năm nhưng vẫn tiếp tục đến trường, “dù cậu ấy là đứa nổi loạn đến mức nào”.
“Ước mơ của tôi là được học ở đây”, Pae nói. “Tôi nghèo. Mẹ tôi nghèo. Nếu tôi không cố gắng, tôi sẽ không thể sống được”.
Kamonwich, cậu bé bị giết khi đang bán mì cùng mẹ, đã không còn cơ hội đó.
Theo Channel NewsAsia/Zing
Bạo lực sinh viên náu mình cạnh thiên đường mua sắm Thái La
Những băng đảng xuất thân từ cac trường dạy nghề ở Thái Lan không phải chuyện lạ lẫm gì, nhưng mức độ bạo lực, kể cả giết người, đã gia tăng trong thời gian gần đây.
Kamonwich Suwanthat chỉ còn vài tháng nữa là tốt nghiệp. Cậu thực tập tại một công ty đa quốc gia chuyên về giao nhận. Bố mẹ Kamonwich chắc rằng tấm bằng con trai sắp có sẽ thay đổi cuộc sống của cả gia đình.
Tối 12/10/2018, khi Kamonwich đang phụ mẹ bán mì ở tiệm ăn ven đường, một người lạ bắn vào cậu 4 phát, từ khoảng cách rất gần, rồi bỏ trốn.
Kamonwich chết trước mặt mẹ mình.
Ba sinh viên bị bắt một tháng sau đó đã khai rằng Kamonwich không có xích mích cá nhân gì với họ, cậu bị chọn chỉ vì "cậu ta có thể bị giết như cách bạn cùng trường cậu ta giết đàn anh của chúng tôi".
Những sinh viên này đến từ Viện Kỹ thuật Pathumwan, nằm cách trường Kỹ thuật Rajamangala của Kamonwich khoảng 1 km.
Những vụ đụng độ dẫn đến chết người giữa những sinh viên trường nghề tại Thái Lan diễn ra khá phổ biến. Chỉ riêng ở Bangkok đã có nhiều thời điểm chỉ vừa nửa năm mà có hơn 1.000 vụ gây lộn được trình báo.
Cái chết oan uổn của Kamonwich đến từ mối "thâm thù" hơn 70 năm qua giữa hai trường nghề tại khu MBK Centre, một tổ hợp mua sắm nổi tiếng với nhiều du khách đến Thái Lan. Channel NewsAsia vừa có phóng sự điều tra về nguyên nhân của nạn bạo lực ở các trường nghề tại Thái Lan.
MBK Centre, khu mua sắm nổi tiếng với du khách nhưng quanh đó là những vụ bạo lực thường nổ ra của sinh viên hai trường "cừu thù". Ảnh: Channel NewsAsia.
Chào mừng đến với rắc rối
Theo Channel NewsAsia, khi những đứa trẻ Thái Lan rời trường trung học, chúng có thể vào các đại học hoặc trường nghề. Những người chọn con đường thứ hai sẽ bước vào một trong 416 trường nghề trên khắp nước để học các kỹ năng cụ thể. Viện Kỹ thuật Pathumwan là một trong số đó.
Ngôi trường 87 năm tuổi này dạy nghề y, kỹ sư và một số nghề khác. Mặc cho tiếng tăm bạo lực của ngôi trường, Nim, 19 tuổi, vẫn chọn học vì "nó giúp tôi tìm được việc ở quê".
Học kỳ đầu tiên dạy cho Nim rắc rối dễ đến như thế nào. Cô tham gia vào một hội trại chào đón, nhưng rốt cuộc phải thực hiện một loạt nghi thức nhấn mạnh lòng trung thành với trường, điều được cho sẽ mang các sinh viên lại gần nhau.
Các hội trại này, do các sinh viên lớn tổ chức và không hề bị quan chức của trường kiểm soát, rất phổ biến ở nhiều trường nghề của Thái, kéo dài từ một tuần đến một tháng. Tại Pathumwan, thậm chí có những hoạt động được duy trì trong cả học kỳ.
Nim bỏ cuộc sau 2 tuần. Nhưng những người tham gia đến cuối sẽ được nhận một chiếc áo thun "đặc biệt". Họ mặc nó như đeo một tấm mề đay danh dự. Và chiếc áo cũng mời gọi cả hiểm nguy.
Benz, một sinh viên năm tư, nói rằng: "Khi chúng tôi mặc chiếc áo với logo trường, rất dễ để nhận biết ai muốn đánh nhau với chúng tôi".
Những trường nghề tại Thái Lan thường được trợ giá nhiều, vì thế đây là nơi thu hút những sinh viên đến từ các vùng nông thôn nghèo của Thái Lan. Họ thường là những đứa trẻ phải rời nhà sớm, đến sống tại thành phố. Ở những ngôi trường này, họ tìm thấy sự đồng cảm.
"Trở thành một phần của nơi này khiến tôi vượt qua mặc cảm mình thấp kém", Benz nói.
Chiếc áo có in logo trường Pathumwan. Ảnh: Channel NewsAsia.
Pae, một sinh viên năm ba, nói thêm: "Chúng tôi như một gia đình. Vào giây phút tôi bước vào đây, một người đã hỏi tôi ăn chưa... 'Có tiền tiêu không? Tao cho mày một ít nhé'".
Đôi khi, chính sự trung thành và cảm giác thân thuộc đã đẩy những sinh viên vào con đường bạo lực.
Sompode Subpradit, một "lão thành" ở trường và là cựu quân nhân, biết rõ cảm giác đó. Ông bị đuổi khỏi trường 50 năm trước cũng vì tham gia những vụ bạo lực.
Giờ đây Subpradit đã nghỉ hưu, ông về trường như một "anh lớn" và lắng nghe những sinh viên trẻ.
"Đôi khi tình cảm giữa họ là nguyên nhân bạo lực. Nếu một sinh viên năm dưới bị đánh bởi người từ trường khác, những sinh viên lớn hơn sẽ trả thù cho em mình".
"Là nơi duy nhất tôi thấy mình có giá trị"
Nhiều năm qua, giới chức Thái Lan đã tìm đủ cách để ngăn chặn các băng đảng trường học, từ việc buộc những sinh viên vi phạm phải cải tạo tại doanh trại quân đội đến tổ chức các chương trình giáo dục. Thậm chí một triệu sinh viên trường nghề đã tuyên thệ sẽ chung sống hòa bình để tỏ lòng biết ơn Quốc vương Bhumibol Adulyadej, khi ông qua đời năm 2016. Nhưng bạo lực vẫn không dứt.
Cảnh sát vẫn phải vào cuộc để chặn đứng những vụ đánh nhau.
"Trong quá khứ, chúng thường dùng dao đâm nhau. Túm cổ và đâm đối thủ ", Channel NewsAsia dẫn lời đội trưởng Sarun Ausub của cảnh sát quận Pathumwan. "Nếu cảnh sát không ở đó, chúng sẽ đâm nhau đến chết".
Sau vụ một sinh viên bị đâm chết bên ngoài MBK Centre vào tháng 8/2017, cảnh sát và hai nhà trường đã phải lên kế hoạch chặn đứng những vụ đánh nhau.
Vào buổi sáng, khi các sinh viên đến lớp, và tới buổi chiều, khi họ ra về, cảnh sát tuần tra để mắt gắt gao đến những sinh viên "đầu sỏ" từ hai trường, cố gắng ngăn họ chạm mặt.
Nim tại lớp học của mình. Ảnh: Channel NewsAsia.
"Chúng tôi chỉ nhắm vào sinh viên từ hai trường đó", cảnh sát trưởng quận Pathumwan, ông Thobthorn Jitmun nói.
"Chúng tôi có một thỏa thuận với các trường về việc ngay lập tức tiếp cận các nhóm sinh viên đang tụ tập. Chúng tôi tìm vũ khí và yêu cầu họ rời đi".
Cảnh sát khuyến cáo các cựu học sinh nên bị cấm tiếp cận khuôn viên trường vì họ có "dạy sinh viên về những giá trị lệch lạc".
Sompode nói rằng chưa từng có ai ngăn ông về trường.
"Không ai ngăn cản được tôi. Đây là nhà tôi", ông nói. "Viện Kỹ thuật Pathumwan là nơi duy nhất khiến tôi cảm thấy mình có giá trị".
"Cảnh sát nghĩ tôi đến để kích động sinh viên... Việc đó không đúng. Tôi nói chuyện với chúng như bạn bè".
Vì các hành vi gây gổ thường bị phạt nặng, sinh viên thường tránh xa những nơi họ có thể đụng phải sinh viên trường khác, như MBK Centre. Và những vụ đụng độ lại chuyển đến nơi khác.
"Ước mơ của tôi là được học ở đây"
Dù vậy, Hiệu phó Suebpong Moungchoo của trường Pathumwan nói rằng bạo lực đã giảm đáng kể so với trước kia, tính cả thời ông học ở đây. Ông nói rằng không nên đánh giá bằng một vài vụ đánh nhau.
"Khi tôi là sinh viên ở đây, tôi cũng là kẻ gây rắc rối. Lúc tốt nghiệp rồi, tôi không bao giờ dùng bạo lực ở nơi làm việc", ông nói.
Các nhân viên phúc lợi của trường cố gắng tiếp cận sinh viên để làm bạn với họ và thuyết phục những người nổi loạn không lao vào những trận đánh đấm.
Sompode, cựu học sinh, ngồi nghe Pae kể những vấn đề của mình. Ảnh: Channel NewsAsia.
Giáo dục nghề đóng vai trò quan trọng trong tham vọng của Thái Lan nhằm trở thành một nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2027. Đất nước hiện vẫn thiếu thốn công nhân kỹ thuật lành nghề, trong khi bạo lực ở trường nghề có thể khiến các gia đình ngăn con cái mình vào đó học, dù cho nghề nông không còn nuôi sống họ tốt như xưa.
Pae bị đình chỉ học 1,5 năm nhưng vẫn tiếp tục đến trường, "dù cậu ấy là đứa nổi loạn đến mức nào".
"Ước mơ của tôi là được học ở đây", Pae nói. "Tôi nghèo. Mẹ tôi nghèo. Nếu tôi không cố gắng, tôi sẽ không thể sống được".
Kamonwich, cậu bé bị giết khi đang bán mì cùng mẹ, đã không còn cơ hội đó.
Theo Zing/Channel NewsAsia
Ba nguyên tắc gợi ý để bạn trở thành người phụ nữ bản lĩnh Ngày nay, phụ nữ thành đạt không hiếm. Họ giỏi giang, xinh đẹp, khí chất khiến chúng ta ngưỡng mộ họ. Cái gì làm nên bãn lĩnh của một người phụ nữ? "Muốn chồng "ngoan" thì mình phải là vợ "khôn" trước đã" - là lời chia sẻ của chị Thu, Trưởng phòng một công ty đa quốc gia, là mẹ của hai...