Bạo lực ở V-League 2021 đang thách thức mọi giới hạn?
1 trợ lý HLV là người nhận thẻ nhiều nhất giải, 1 thủ môn bị tố hành hung trọng tài, 1 pha phạm lỗi khủng khiếp nhất thế kỷ… Bạo lực ở V-League 2021 đang thách thức mọi giới hạn của trí tưởng tượng về hình ảnh xấu xí trên sân cỏ.
Bạo lực đang là chủ đề xuyên suốt tại mùa giải bóng đá Việt Nam 2021. Tình trạng “Võ-League” đã kéo dài 5 vòng đấu liên tiếp và chưa biết có lên thành con số 6 hay không?
Hoàng Thịnh làm gãy chân Hùng Dũng ở vòng 5. Hoàng Vũ Samson đạp Tuấn Mạnh, Thế Hưng đạp Công Thành ở vòng 6. Việt Anh đá bóng vào ngực Kebe, Văn Quyết phạm lỗi thô bạo với Janclesio, Văn Trung chơi xấu Kim Dong Su ở vòng 7. Đức Huy thúc cùi chỏ Hữu Thắng, Caique đốn hạ Đình Trọng ở vòng 8. Anh Quang đánh nguội Quang Nho và vụ cầu thủ TPHCM bị tố hành hung trọng tài ở vòng 9.
Tờ Sportbibble của Anh gọi cú đạp của Hoàng Thịnh là “pha phạm lỗi khủng khiếp nhất thế kỷ”. (Ảnh: Minh Hoàng)
Các nhà quản lý chạy theo dòng sự kiện bằng việc liên tục đưa ra các án phạt. “Nghi án” thủ môn Thanh Thắng húc lung lay răng trọng tài Nguyễn Lê Nguyên Thành đang được điều tra và nhiều khả năng sẽ kèm theo án phạt nguội.
Trong bối cảnh ấy, V-League chứng kiến sự trỗi dậy của 1 “vua thẻ phạt” hy hữu. Đó là trợ lý Pena Viegas Luis Filipe của TPHCM với tổng cộng 5 thẻ vàng và 1 thẻ đỏ.
Không thi đấu nhưng ông Pena Viegas Luis Filipe đã 3 thẻ vàng trong 4 vòng đầu tiên và bị cấm làm nhiệm vụ ở vòng 5, trước khi nhận 2 thẻ vàng và bị rút thẻ đỏ trên sân Thanh Hóa ở vòng 9 vừa qua. Các thẻ phạt của vị trợ lý TPHCM đều vì lỗi phản ứng trọng tài.
Trợ lý Pena Viegas Luis Filipe đang là người nhận thẻ nhiều nhất tại V-League 2021. (Ảnh: Minh Hoàng)
Cảnh sát cơ động hộ tống tổ trọng tài rời sân sau những phản ứng thái quá của các thành viên TPHCM khi bị Thanh Hóa cầm hòa. (Ảnh: Minh Hoàng)
Thói quen lạm dụng việc phản ứng trọng tài, song hành cùng những tình huống gây tranh cãi là “truyền thống lâu đời” tại V-League. Kết quả là hình ảnh phản cảm từ những đám đông hỗn loạn vây lấy trọng tài hòng đòi công bằng.
Khi V-League nóng bỏng vì những pha bóng thô bạo, khi bảng xếp hạng liên tục biến đổi khó lường, thì những màn phản ứng trọng tài cũng tăng nhiệt lên mức thái quá. Mới nhất là những pha “quây” trọng tài trong trận HAGL 4-3 Nam Định hay sau trận Thanh Hóa 1-1 TPHCM.
Và khi “Võ-League” liên tục vượt qua những giới hạn của trí tưởng tượng về hình ảnh xấu xí trên sân cỏ, thì chưa biết “V-League” sẽ sáng tạo đến đâu để lập lại trật tự cho mùa giải 2021 của bóng đá Việt Nam?./.
Video CLB TPHCM phản ứng trọng tài
Vòng lặp của sự dung túng
Chấn thương nặng của tiền vệ Đỗ Hùng Dũng những tưởng sẽ góp phần cảnh tỉnh các cầu thủ Việt Nam về nạn bạo lực tại V-League. Thế nhưng, khi trong từng cá thể còn thiếu khả năng kiềm chế, việc các hành vi chơi xấu tiếp diễn chỉ là một sớm một chiều.
Nạn bạo lực được "dung dưỡng" bằng những tấm thẻ vàng.
Vỏn vẹn ba vòng đấu từ pha vào bóng kinh hoàng trên sân Thống Nhất, danh sách các vụ việc bạo lực được Ban kỷ luật thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) xử lý ngày một dài thêm. Ngoài Hoàng Thịnh (TP Hồ Chí Minh) bị phạt 40 triệu đồng và đình chỉ thi đấu đến hết năm, các cầu thủ nhận quyết định treo giò ba trận, nộp 15 triệu đồng còn có Thế Hưng (Nam Định), Hoàng Vũ Samson (Thanh Hóa), Việt Anh (Hà Nội). Còn Văn Trung (Hải Phòng) và Văn Quyết (Hà Nội) bị cấm thi đấu hai trận bên cạnh khoản tiền phạt tương đương các cầu thủ trên. Liên tiếp các Câu lạc bộ (CLB) như Viettel, Hà Nội và SHB Đà Nẵng bị kỷ luật do có tới năm cầu thủ lĩnh thẻ vàng trong hơn 90 phút bóng lăn.
Điển hình như CLB Hà Nội, tập thể vốn cần làm gương, nay lại trở nên điêu đứng vì hai cá nhân thiếu kiềm chế. Thông điệp chống nạn bạo lực sân cỏ mới được phát đi hôm nào, giờ chẳng thấy tăm hơi. Trong nỗ lực nhằm ngăn chặn vấn đề này, ông Trần Anh Tú, Chủ tịch Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) khẳng định: "Cần xem xét đầy đủ các yếu tố như ý thức cầu thủ, trọng tài xử lý kiên quyết, đội bóng và Ban kỷ luật VFF phải đưa ra những án phạt nghiêm khắc".
Hai quyết định treo giò mới nhất khiến người hâm mộ đặt dấu hỏi về hình ảnh chuyên nghiệp và ý thức thật sự của tập thể Hà Nội. Đội bóng Thủ đô sau án phạt nặng không có động thái gì thêm. Thậm chí, ông thầy Chu Đình Nghiêm (khi tại vị) còn bảo vệ học trò: "Quyết chỉ nhảy lên tránh bóng". Từ CLB, Huấn luyện viên (HLV) tới cầu thủ, sự thống nhất về tư tưởng giúp Quả bóng vàng Việt Nam 2020 "tự tin" hướng gầm giày tới đối phương, cũng như đĩnh đạc giơ tay xin lỗi giảng hòa, khi đội bạn lao tới phản ứng.
Thực tế, một phần sự dung túng cho hành vi bạo lực còn được "xây đắp" bằng tiếng còi của các ông "vua" sân cỏ. Ngoài tấm thẻ đỏ (được sửa sai khi chứng kiến chấn thương của Hùng Dũng), tất cả cầu thủ nhận án phạt nguội từ VFF đều được ưu ái gửi tặng thẻ vàng. Ở tình huống tài năng trẻ Việt Anh sút thẳng vào người Kebe Papa Ibou dù trọng tài đã cắt còi tạm dừng trận đấu, Trưởng ban Trọng tài VFF Dương Văn Hiền khẳng định đây là "hành vi phi thể thao". Nếu Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Việt Nam 2020 khi ấy nhận thẻ đỏ, liệu Quả bóng vàng Văn Quyết có dám lao cả hai chân, hướng thẳng gầm giày vào trung vệ Đà Nẵng lúc cuối trận?
Các cầu thủ chơi xấu được đội ngũ trọng tài "bao dung" châm chước, lại thêm sự thương tình của CLB chủ quản. Khi ấy, VFF đành phải áp dụng các biện pháp cứng rắn, nhằm chấm dứt vòng xoáy tệ nạn kia. Hai đến ba trận treo giò không nhẹ nếu xét theo tỷ lệ thi đấu năm nay. Vậy, tại sao nạn này vẫn ngang nhiên tái diễn?
Chấn thương của Hùng Dũng và án phạt của Việt Hoàng, Văn Quyết trong vỏn vẹn ba tuần, đã phản ánh rõ ràng, lý do người hâm mộ Việt Nam vẫn quay lưng với V-League.
Bóng đá Việt Nam lên chuyên nghiệp ngoại trừ trọng tài là không? Liên tại các trận đấu vừa qua của bóng đá Việt Nam tại V-League 2021 cũng như hạng Nhất, Nhì các trọng tài luôn mắc lỗi bỏ qua những tình huống nguy hiểm và phải cần đến án phạt nguội, điều này vô tình tạo ra sự hoài nghi về chuyên môn của các trọng tài. Liên tiếp nhận định sai tình huống...