Bạo lực ở Chile trong ngày tưởng nhớ các nạn nhân của chế độ độc tài Pinochet
Người Chile đã đụng độ với cảnh sát hôm Chủ nhật và thực hiện hành vi đốt phá ở Santiago trong cuộc tuần hành để tưởng nhớ các nạn nhân của chế độ độc tài quân sự Pinochet.
Người dân và cảnh sát đã đụng độ bên ngoài Dinh Tổng thống La Moneda, nơi Tổng thống Salvador Allende bị lật đổ vào ngày 11/9/1973, và tại nghĩa trang nơi có đài tưởng niệm các nạn nhân của chế độ độc tài Pinochet.
Người dân Chile đụng độ với cảnh sát. Ảnh: AP
Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông. Ba người đã bị bắt và ba sĩ quan đã bị thương.
Video đang HOT
Tổng thống đương nhiệm Gabriel Boric đã lên án tình trạng vô pháp sau khi những người biểu tình vượt qua hàng rào an ninh tại La Moneda và làm hư hại mặt tiền của tòa nhà.
“Với tư cách là Tổng thống của nước Cộng hòa, tôi cực lực lên án những sự kiện này”, ông viết trên nền tảng X.
Nửa thế kỷ sau cuộc đảo chính, Chile vẫn bị chia rẽ giữa những người bảo vệ chế độ độc tài và những người phản đối.
Ông Boric vào Chủ nhật (10/9) đã trở Thành tổng thống đầu tiên tham gia lễ kỷ niệm hàng năm kể từ khi kết thúc chế độ độc tài vào năm 1990.
Bên trong nghĩa trang, một số lăng mộ đã bị hư hại sau các cuộc đụng độ.
“Ngày 11/9 là một ngày tràn ngập ký ức nhưng cũng mang lại cho chúng tôi một số nỗi thống khổ, bởi vì thay vì tiến lên, chúng tôi lại thụt lùi”, bà Patricia Garzon, 76 tuổi, một cựu tù nhân chính trị, cho biết.
“Với cuộc tuần hành này, chúng tôi nhớ lại rằng năm 1973 đã phá vỡ nền dân chủ ở Chile và giờ đây chúng tôi tiếp tục đấu tranh để duy trì và củng cố nó”, ông Luis Pontigo, 72 tuổi, một giáo viên đã nghỉ hưu, nói thêm.
Theo thống kê, hơn 3.200 người đã bị lực lượng an ninh của Pinochet giết chết hoặc được báo cáo là “mất tích”, và khoảng 38.000 người đã bị tra tấn.
Biểu tình bên ngoài trụ sở quốc hội Israel phản đối cải cách tư pháp
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 13/2, hàng chục nghìn người Israel đã kéo tới bên ngoài trụ sở Quốc hội (Knesset) nhằm phản đối kế hoạch cải cách tư pháp gây tranh cãi của chính phủ nước này.
Người biểu tình đi qua hàng rào an ninh tiến về Tòa nhà Quốc hội.
Bên ngoài trụ sở Knesset, đoàn người biểu tình vẫy cờ Israel và các tấm biển có nội dung "Cứu nền dân chủ Israel", "Cứu quốc gia khởi nghiệp của chúng tôi", "Cả thế giới đang theo dõi". Ước tính chỉ riêng Jerusalem đã có khoảng 80.000 người tham gia biểu tình. Cùng ngày, các nhà tổ chức cũng kêu gọi người lao động trên cả nước đình công để phản đối kế hoạch cải cách của chính phủ.
Trong khi đó, bên trong trụ sở Knesset, dự luật đầu tiên bao gồm một số nội dung cơ bản của kế hoạch cải cách tư pháp đã được Ủy ban Hiến pháp, Luật pháp và Tư pháp thông qua. Tuy nhiên, trong quá trình tranh luận, tình trạng hỗn loạn đã diễn ra sau khi một số nghị sĩ la hét, thậm chí nhảy lên bàn họp.
Phát biểu trong một đoạn video ngắn sau đó, Thủ tướng Netanyahu đã cáo buộc lãnh đạo phe đối lập "cố tình đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn". Kêu gọi các nhà lãnh đạo cần thể hiện trách nhiệm, ông Netanyahu khẳng định: "Hầu hết các công dân Israel không muốn có sự hỗn loạn. Họ muốn một cuộc tranh luận tập trung, và cuối cùng họ muốn sự thống nhất".
Dòng người biểu tình tiến về phía Tòa nhà Quốc hội Israel để phản đối thông qua dự luật.
Trước sức ép xã hội và các nghị sĩ đối lập, phe liên minh cánh hữu đã có sự nhân nhượng ban đầu khi lùi phiên bỏ phiếu toàn thể Knesset sang ngày 15/2 hoặc 20/2, sau khi dự luật đã qua được vòng đầu tiên. Cùng ngày, Bộ trưởng Tư pháp Yariv Levin và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Simcha Rothman cho biết đã bắt đầu liên hệ với một số lãnh đạo của phe đối lập để thảo luận các nội dung của kế hoạch cải cách tư pháp.
Trước đó, tối 12/2, Tổng thống Israel Isaac Herzog đã trình bày một bài diễn văn đặc biệt trước người dân, trong đó ông cảnh báo đất nước "đang ở bên bờ vực sụp đổ về Hiến pháp và xã hội". Tổng thống Herzog hối thúc chính quyền cánh hữu theo đường lối cứng rắn của Thủ tướng Benjamin Netanyahu tạm dừng quy trình lập pháp và tiến hành thương lượng với phe đối lập với hy vọng đạt được thỏa hiệp.
Tòa án Tối cao Brazil đình chỉ chức vụ của người đứng đầu chính quyền thủ đô Chiều 8/1 (giờ địa phương), thẩm phán Tòa án Tối cao Brazil Alexandre de Moraes đã ra phán quyết định tạm đình chỉ chức vụ của người đứng đầu chính quyền thủ đô Brasilia Ibaneis Rocha trong 90 ngày do để xảy ra các sai sót an ninh dẫn tới việc người biểu tình tràn vào phá phách các tòa nhà chính quyền....