Bạo lực học đường: Phụ huynh thiếu kiểm soát và thấu hiểu con
“Gần như không khi nào tôi hỏi con về các sự việc đánh nhau hay to tiếng gây gổ có xảy ra ở lớp hay không. Vì tôi nghĩ nếu có xảy ra việc hư hỗn của con thì cô giáo chủ nhiệm đã gọi điện ngay lật tức cho phụ huynh, nên tôi bỏ qua vấn đề này”.
Là chia sẻ của phụ huynh khi được hỏi về việc đã dạy con trẻ cách phòng chống bạo lực học đường (BLHĐ) ra sao khi thời gian gần đây không ít những vụ ẩu đả học đường liên tiếp xảy ra, phổ biến các hình thức đánh bạn hội đồng, bắt phạt quỳ xin lỗi và quay video tung lên các trang mạng xã hội…
Khoảng trống từ phụ huynh
Các sự việc bạo lực liên tiếp xảy ra, hàng ngày, hàng giờ, thế nhưng không ít bậc phụ huynh vẫn xem nhẹ vấn nạn này và đôi khi lại biện hộ cho những hành động đó “xuất phát từ sự bồng bột của trẻ con, lớn lên sẽ tự ngoan”.
Chị Nguyễn Thị Quỳnh (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, sau mỗi giờ tan học, đón con về nhà, tôi thường hỏi con ‘ngày hôm nay ở trường thế nào?’, ‘có gì vui không?’, ‘con chơi với các bạn ra sao?’… gần như không khi nào tôi hỏi về các sự việc đánh nhau hay to tiếng gây gổ có xảy ra ở lớp con hay không. Vì tôi nghĩ nếu có xảy ra việc hư hỗn của con thì cô giáo chủ nhiệm đã gọi điện ngay lật tức cho phụ huynh, nên tôi bỏ qua vấn đề này.
Phụ huynh lúng túng dạy con phòng chống bạo học đường (ảnh minh họa).
Anh Hà Quốc Trị (Đoan Hùng, Phú Thọ) có hai cậu con trai học cấp 1 cho rằng, bố mẹ thường ít hỏi con cái về những việc như to tiếng, hay giận hờn bạn nào ở lớp; thay vào đó sẽ lặng lẽ quan sát diễn biến tâm lý và sức khỏe của con mỗi ngày để xét tình hình. Ví dụ ngày nào đi học về thấy con buồn, con chán nản không hào hứng với trò chơi, không muốn ăn cơm, ít trò chuyện với bố mẹ… như vậy là con đã gặp phải vấn đề ở lớp.
Video đang HOT
Đối với phụ huynh có con lớn tuổi hơn như anh Bùi Tiến Dũng (Kiến Xương, Thái Bình) cho biết, con cái trong và sau độ tuổi dậy thì diễn biến tâm lý rất phức tạp, bố mẹ rất khó để hiểu được tâm sinh lý ấy. Thường ngày, gia đình chỉ hỏi việc học hành, điểm số, thời khóa biểu của con. Chúng tôi không hay nói chuyện về những chủ đề bạo lực học đường; thi thoảng cả nhà ngồi ăn cơm tối, tivi có chiếu về các vụ việc đánh nhau thì gia đình cũng chỉ nhắc nhở cháu không học theo các thói hư tật xấu.
Chị Nguyễn Phương Thảo (Đống Đa, Hà Nội) tâm sự, gia đình vẫn thường xuyên chỉ bảo con không được đánh bạn, không được tụ tập bỏ học và đua theo thói hư của các bạn trong lớp… Nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ chỉ bảo, răn đe bằng cách biện pháp trừng phạt nếu con vi phạm.
Phần đa những lời chia sẻ của các bậc phụ huynh, dễ dàng để thấy việc quan tâm và giáo dục con cái trước bạo lực học đường đang bị mơ hồ và bỏ trống; tạo ra một lỗ hổng lớn cho con trong cách ứng biến khi chẳng may gặp phải sự cố bạo lực ở trường.
Bố mẹ là người hiểu con cái nhất
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, chuyên gia tư vấn tâm lý nhận định, hiện nay dù toàn ngành giáo dục và cả xã hội đang quyết liệt lên án các vụ bạo lực học đường (BLHĐ) nhưng về phía phụ huynh lại rất lúng túng trong việc chỉ dạy và khuyên con trước phòng chống vấn nạn này.
Theo nhiều nghiên cứu về tâm lý cho thấy sự ảnh hưởng của gia đình và những nhóm xã hội lân cận quyết định phần lớn tới hành vi của các em. Nhưng thời gian bố mẹ dành cho việc trò chuyện với con không có, điều kiện để uốn nắn cũng không.
Mặt khác, phụ huynh cũng đang quá nuôi chiều con quá mức, chỉ biết cung cấp, đáp ứng về tiền bạc, giải trí mà thiếu kiểm soát, quan tâm đến suy nghĩ, hành động của con trẻ. Mặc nhiên nghĩ rằng nhu cầu giáo dục phòng chống BLHĐ là việc của nhà trường và các thầy cô giáo cần làm đối với học sinh.
Chính vì sự chủ quan như vậy mà các phụ huynh vẫn luôn có suy nghĩ “cháu ở nhà rất ngoan và chăm chỉ; đi học về đều chào hỏi lễ phép và ít khi đi chơi về muộn”. Điều này cần được thay đổi ngay lật tức trước khi quá muộn; giáo dục cho con phòng chống BLHĐ là việc làm liên tục, mỗi ngày thông qua lời nói, cử chỉ, hành động của bố mẹ với hàng xóm và mọi người xung quanh sẽ là tấm gương phản chiếu cho con trẻ noi theo.
PGS Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh, “tôi cho rằng trong giáo dục phòng chống bạo lực, phụ huynh chiếm 50% sự định hướng, kiểm soát và thấu hiểu con cái trước những hành vi, lời nói, thái độ sau mỗi giờ học trên lớp. Do đó, bản thân các bậc làm bố, làm mẹ cần tự ý thức được trách nhiệm dạy dỗ để mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu các hình thái và hướng xử lý của BLHĐ.
Hà Cường
Theo Dân trí
Vĩnh Phúc: UBND tỉnh ban hành Chỉ thị nhằm phòng chống bạo lực học đường
UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Chỉ thị về tăng cường giải pháp đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa. Báo Vĩnh Phúc
Theo Chỉ thị này, để tăng cường các giải pháp bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho sở GD&ĐT, sở Lao động - Thương binh và xã hội; sở Y tế; sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; sở Thông tin và Truyền thông; sở Tư pháp; Công an tỉnh; Tỉnh Đoàn thanh niên; UBND các huyện, thành phố; Ủy ban MTTQ các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội.
Riêng với sở GD&ĐT chủ trì, UBND tỉnh giao chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn ngừa, can thiệp hỗ trợ kịp thời không để xảy ra tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, học sinh vi phạm nội quy trường, lớp.
Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho CBQL, giáo viên, người lao động về tư tưởng chính trị, đạo đức, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm, kiến thức pháp luật, các quy định của ngành, trách nhiệm cá nhân trong việc xây dựng và thực hiện nền nếp, kỷ cương, kỷ luật tích cực trong trường học; nguyên tắc là vì lợi ích của học sinh, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần, khích lệ và tôn trọng, phù hợp với đặc điểm và sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện tốt quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; triển khai theo thẩm quyền việc hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại.
Xử lý nghiêm các giáo viên, nhân viên có hành vi vi phạm đạo đức, hành vi bạo hành thể chất, tinh thần học sinh; người đứng đầu cơ sở giáo dục nếu để xảy ra vụ việc vi phạm.
Đối với trường hợp giáo viên, nhân viên vi phạm, tùy theo mức độ, quy định của pháp luật liên quan, tạm dừng việc giảng dạy, bố trí làm công việc khác để chờ xử lý hoặc xem xét đưa vào diện tinh giản biên chế, chấm dứt hợp đồng lao động.
Xây dựng các biện pháp xiết chặt kỷ cương, nền nếp nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh, đánh nhau ở trong và ngoài trường học; học sinh xúc phạm, nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, nhân viên của nhà trường; giáo viên có hành vi thiếu chuẩn mực sư phạm với học sinh, bạo lực, bạo hành, xâm hại học sinh.
Nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức, nền nếp, kỷ cương trường học; có biện pháp ngăn, ngừa, can thiệp hỗ trợ kịp thời không để xảy ra tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.
Yêu cầu giáo viên phải nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và xử lý tình huống sư phạm; trong quá trình giáo dục, cần tôn trọng sự khác biệt, phù hợp đối tượng, giảm áp lực cho học sinh...
Hải Bình
Theo GDTĐ
Đề cao vai trò nêu gương của các thầy cô giáo để phòng chống bạo lực học đường Khẳng định ngành GD đã có cơ sở pháp lí vững chắc trong việc phòng chống bạo lực học đường, Bộ GD&ĐT mong muốn các thầy cô giáo thực hiện tốt vai trò nêu gương trong cơ sở GD và trong môi trường XH. Học sinh Trường THPT chuyên Hưng Yên Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, lãnh đạo...