Bạo lực học đường: Hiểu đúng mới có thể đồng hành cùng học sinh
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường là sự hạn chế trong việc nắm bắt tâm lý, diễn biến tình cảm và tư tưởng học sinh của những người làm công tác giáo dục…
Ông Ngô Ngọc Hoàng Vương trò chuyện với HS Đà Nẵng trong một chương trình ngoại khóa. Ảnh: TG
Báo GD&TĐ đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Ngọc Hoàng Vương – Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Sở GD&ĐT Đà Nẵng về vấn đề này.
Ranh giới giữa vô cảm với bạo lực rất gần
- Thưa ông, các yếu tố bên ngoài môi trường xã hội có tác động như thế nào đến ứng xử văn hóa trong môi trường học đường?
- Tự xưa cho đến nay, không có một ngôi trường, một người thầy nào dạy học trò mình ứng xử thiếu văn hóa. Vì thế, những người làm công tác giáo dục cần lắm một môi trường xã hội bên ngoài nhà trường thực sự lành mạnh, sự quản lý xã hội một cách chặt chẽ, đặc biệt là sự gương mẫu của ông bà, cha mẹ, những người xung quanh.
Nói một cách công bằng thì những câu chuyện buồn về văn hóa ứng xử trong môi trường học đường những năm gần đây, không thể phủ nhận nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía nhà trường, từ phía người dạy.
Thế nhưng, cũng phải kể đến nguyên nhân khách quan bởi tác động của măt trai quá trình hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự tác động quá mạnh mẽ của các yếu tố bên ngoài nhà trường đến quá trình hình thành nhân cách của học sinh.
Video đang HOT
- Vậy theo ông, đâu la nguyên nhân của tình trạng bạo lực học đường?
- Theo tôi, có thể kể đến một số nguyên nhân như: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa mang lại hiệu quả cao, công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, về ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành quy chế, nội quy cho HS chưa được duy trì thường xuyên và đầy đủ cả về thời lượng lẫn chất lượng, chưa tạo ra được sức đề kháng đủ mạnh để học sinh phòng ngừa và tự bảo vệ mình trước những tác động tiêu cực bên ngoài nhà trường.
Một số trường học chưa tạo ra được nhiều sân chơi văn hóa, thể thao hấp dẫn để thu hút HS tham gia. Mặt khác, không thể chỉ đổ lỗi giới trẻ bị tiêm nhiễm, lây truyền cái xấu từ truyền thông, từ thế giới mạng. Vẫn còn những hành động xấu, lối cư xử không đúng chuẩn mực của người lớn, ít nhiều tác động vào thế giới quan của các em, dần dà hình thành lối hành xử thô bạo, thiếu tình thương.
Nếu xét ở góc độ sâu xa của bạo lực ở giới trẻ ngày nay còn do một bộ phận phụ huynh quá nuông chiều, bao che cho khuyết điểm của con cái. Phụ huynh thường giữ con trong nhà hoặc “lập trình” theo ý của mình.
Chính vì vậy, trẻ dễ trở thành “thế hệ gối ôm”, “gấu bông” hay “gà công nghiệp” như cách gọi của xã hội hiện nay. Nhiều em lớn lên không biết làm việc nhà, không có kĩ năng chăm sóc bản thân mình, thiếu tự tin, thiếu kĩ năng sống, không nhận thức được những giá trị sống cần thiết… Nhiều đứa trẻ dễ ích kỉ và vô cảm, mà ranh giới giữa vô cảm với bạo lực lại rất gần.
Cần phối hợp chặt chẽ
- Vậy những giải pháp nào có thể ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, thưa ông?
- Theo tôi, những biện pháp sau đây sẽ góp phần ngăn ngừa tình trạng bạo lực ở giới trẻ: Tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường để kịp thời trang bị cho HS những kiến thức nhất định về pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của HS.
Tăng cường công tác quản lý đối với những HS chây lười, thường hay trốn học. Gia đình cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường giáo dục con em trong việc thực hiện pháp luật, có biện pháp giúp đỡ những em có biểu hiện sai trái để kịp thời uốn nắn.
Cần có sự ý thức một cách thấu đáo về tầm quan trọng của công tác tham vấn tâm lí học đường. Nhà trường và gia đình cần phải phối hợp hết sức chặt chẽ trong việc nắm bắt, theo dõi, phát hiện những biểu hiện khác thường về mặt tâm lí, tình cảm, hành vi… của con em để kịp thời tư vấn, hỗ trợ tâm lí, “trị liệu” khi cần thiết để giúp các em vượt qua những khó khăn về tâm lí, định hướng hình thành những kĩ năng sống, giá trị sống đúng đắn.
Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống, lòng yêu nước, tinh thần tương thân tương ái, tình cảm nhân đạo, lòng vị tha cho HS. Đặc biệt, một yếu tố hết sức quan trọng để một đứa trẻ có lòng nhân ái, vị tha, biết sống đẹp, sống tốt, sống có ích là người lớn phải bảo đảm cho các em được sống và lớn lên trong một gia đình yên vui, hạnh phúc. Đã đến lúc phụ huynh nên tham khảo cách dạy con thời hiện đại.
- Những năm gần đây, Phòng Chính trị Tư tưởng, Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã tổ chức nhiều buổi nói chuyện với HS các trường học trong toàn thành phố. Từ những buổi nói chuyện này, ông có nhắn gửi điều gì đến HS cũng như GV và phụ huynh?
- Chúng tôi rất hạnh phúc là những câu chuyện xoay quanh tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn như Gọi yêu thương trở về, Xây dựng tình bạn đẹp – nói không với bạo lực học đường; Con cảm ơn, con xin lỗi cha mẹ; Sống có trách nhiệm; Bữa cơm gia đình… đã ít nhiều tác động đến các em HS. Chúng tôi nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cả GV và phụ huynh, HS về những thay đổi của HS theo chiều hướng tiến bộ.
Tâm lí, tình cảm và tư tưởng học sinh mỗi thời kỳ đều có sự chuyển biến khác nhau. Thế hệ học sinh hôm nay có sở thích, xu hướng tâm lý khác với thế hệ chung ta.
Sai lầm của một số không ít người lớn (cha mẹ, thầy cô, các nhà quản lý) là vẫn nghĩ về các em như thời chúng ta còn thơ trẻ. Cả tin và nghi ngại đều là hai hướng không phù hợp với các em hôm nay. Đã không hiểu đúng, không “đồng hành” cùng các em thì làm sao giáo dục.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Khi học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực
Căn bệnh "bạo lực học đường", "bắt nạt học đường", "đánh hội đồng" đã không còn là những trường hợp cá biệt ở một vài nơi và ngày càng lan rộng ở nhiều trường, nhiều địa phương.
Đã đến lúc cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc quản lý, giáo dục con em, bởi có một số học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực đang ngày càng trẻ hóa.
Không phải là một sự việc được các ban, ngành thông tin và những cảnh học sinh đánh nhau được quay clip và lan truyền trên mạng, đó là một câu chuyện mà chính tác giả là người chứng kiến.
Đó là vào lúc 17 giờ ngày 27-9, tại quảng trường trong khu Golden City (khóm Tây Khánh 2, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, An Giang). Đang đi tập thể dục buổi chiều, tôi thấy một nhóm học sinh đang tụ tập gần quảng trường, ban đầu cứ ngỡ các em ra chơi, tập trượt patin và thi thố với nhau.
Thế nhưng, hôm nay mọi thứ rất khác lạ. Nhiều nhóm nhỏ 5-6 em học sinh, chạy 2-3 chiếc xe gắn máy (có em còn mặc áo trắng, có em mặc đồng phục thể dục có tên trường cho biết là học sinh THPT) tụ tập lại với nhau. Các em chạy xe với tốc độ nhanh đảo đi, đảo lại toàn khu vực để tìm một địa điểm giải quyết mâu thuẫn "an toàn", nghĩa là không bị công an phát hiện.
Trong các cuộc trò chuyện ngắn ngủi đầy ngôn ngữ "tuổi teen" trên mạng, có đoạn nêu được lý do cần đánh dằn mặt đối phương vì dám miệt thị một người bạn ở huyện mới chuyển trường đến TP. Long Xuyên. Phút chốc xuất hiện một vài tên lớn tuổi hơn được phụ huynh gần đó nhận diện là các tay giang hồ đi theo để kích động các em. Nhận thấy sắp có một trận đánh xảy ra vì lực lượng 2 bên đã hơn 40 em, thái độ rất hung hăng và có thủ sẵn dao trong người nên một phụ huynh gần đó đã báo công an địa phương đến can thiệp.
Anh S. (phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) sau giờ tan tầm chứng kiến tình cảnh trên cũng hết sức lo sợ. Anh quan sát xem con mình có tham gia trong nhóm sắp đánh nhau ấy không. Anh S. nói: "Từ ngày con lớn, mỗi tối con đi đâu muộn mà chưa về tôi không ngủ được, phải đi rong ruổi để tìm con". Một phụ huynh khác là anh N. (phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên) cũng đau đáu: "Tôi biết con mình như thế nào chứ, thích tụ tập bạn bè rong chơi, rất bốc đồng, luôn thể hiện mình là người trưởng thành, giải quyết mọi chuyện nhỏ nhặt bằng bạo lực. Mỗi lần khuyên con đừng sống ảo với hư danh được người khác tôn sùng, con tôi không nghe mà còn cãi lại, làm tôi rất đau khổ".
Từ câu chuyện thực tế đến các câu chuyện gây nhức nhối dư luận hiện nay như nữ sinh lớp 10 tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên TP. Bến Tre (Bến Tre) bị bạn đánh hội đồng, xé áo dài hay nữ sinh ở Hưng Yên, Quảng Ninh... cũng bị tương tự dường như đã dấy lên "báo động đỏ" về tình trạng bạo lực học đường diễn ra khắp nơi, đánh bạn ngay lớp học, ngay sân trường, đánh nhau có kế hoạch sau khi không giải quyết được mâu thuẫn trên mạng xã hội hay tranh giành người yêu, hay hơn thua nhau những việc vặt vãnh.
Các em còn quá trẻ để trả giá cho những sai lầm khi làm thương tổn người khác bằng lời nói và hành vi lỗ mãng, để rồi sau đó các nạn nhân phải đối mặt những sang chấn tâm lý, các em đánh nhau đối diện với các hình thức kỷ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tương lai các em sẽ về đâu, người thân các em sẽ đau khổ đến mức nào nếu các em vướng vào vòng lao lý?
Trong cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố, hiệu trưởng các trường học, vấn đề bạo lực học đường được đưa ra bàn luận thẳng thắn. Trong các giải pháp được nêu, căn bản nhất vẫn là chiếc kiềng 3 chân "Nhà trường - gia đình và xã hội".
Ngay khi ở trường, trường học phải có những biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh, có những hoạt động giáo dục thương yêu bạn bè, thầy cô, kỹ năng sống, cách ứng xử giữa bạn bè cùng trang lứa, giữa học sinh và thầy cô. Còn ở nhà, cha mẹ phải quan tâm, giáo dục phẩm chất đạo đức cho con em ngay từ nhỏ, khi con không ngoan phải tìm cách phối hợp nhà trường trong việc uốn nắn, dạy dỗ con, không phó mặc cho nhà trường.
Các tổ chức, ban, ngành, xã hội cùng nâng cao trách nhiệm, quản lý các kênh thông tin phim, ảnh, game, video có nội dung bạo lực, độc hại, không để học sinh tiêm nhiễm mà thay vào đó là những câu chuyện, bài học về những tấm gương sáng, nhân tố tích cực trong trường học, cộng đồng để các em noi theo.
Nâng cao kiến thức phòng chống bạo lực học đường cho 500 học sinh Chiều 27/9, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, vừa phối hợp cùng Trường THCS Bình Thắng B (tọa lạc phường Bình Thắng, TP Dĩ An, Bình Dương) tổ chức buổi tuyên truyền kiến thức pháp luật cho 500 em học sinh. Cán bộ Công an sẻ chia kiến thức pháp luật, phòng chống bạo lực học đường Tại sân trường, cán bộ,...