Bạo lực học đường: Gia đình, nhà trường, xã hội cùng giải quyết
Đánh giá về tình trạng bạo lực học đường, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy cho rằng, đây là một hiện tượng tiêu cực không chỉ riêng ở Việt Nam mà tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Trao đổi với Tiền Phong về tình trạng bạo lực học đường đang nổi lên gần đây, anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN, cho rằng, đây là một hiện tượng tiêu cực trong đời sống, sinh hoạt của học sinh, sinh viên, và cần sự vào cuộc từ nhiều phía để ngăn chặn, giải quyết.
Anh Bùi Quang Huy – Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN
Nhiều nguyên nhân
Đánh giá về tình trạng bạo lực học đường, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy cho rằng, đây là một hiện tượng tiêu cực không chỉ riêng ở Việt Nam mà tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của cơ quan phòng, chống tội phạm Liên Hợp Quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 4-6 triệu học sinh liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường.
Theo anh Huy, tại Việt Nam, có nhiều vụ việc bạo lực học đường được phát hiện, thông tin trên báo chí, mạng xã hội. Nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố, phần lớn do sự chuyển biến mạnh mẽ về tâm sinh lý của lứa tuổi 12-17 tuổi với mong muốn được khẳng định “cái tôi” cá nhân cao, nhưng chưa có sự đồng hành của các bậc cha mẹ, nhà trường, tổ chức Đoàn, Đội trong việc định hướng.
Trong giai đoạn này, những tác động, kích thích xấu từ thế giới bên ngoài dễ khiến các em học theo. Cũng có nguyên nhân do chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục đạo đức so với giáo dục kiến thức. Có ý kiến cho rằng, đó là do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực xuất hiện trong phim ảnh, sách báo, game, đồ chơi…, trên internet, phương tiện truyền thông…
Video đang HOT
Tam giác gia đình- nhà trường-xã hội
Bí thư thường trực T.Ư Đoàn cho rằng, đề giải quyết bạo lực học đường, cần sự vào cuộc từ nhiều phía.
Về phía gia đình, cần có sự quan tâm của các bậc cha mẹ. “Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ cần phải quan tâm đến sự thay đổi tâm sinh lý của con cái và nhận ra những biểu hiện tâm lý bất thường. Bên cạnh đó, cha mẹ phải tạo lập cho con cái cuộc sống hạnh phúc, bình đẳng, không bạo lực”, anh Huy nói. Gia đình, người thân phải thấu hiểu con cái để định hướng việc học tập, rèn luyện, tránh đặt ra kỳ vọng quá cao, gây áp lực cho con cái.
Về phía nhà trường, thầy cô giáo phải là tấm gương sáng cho các em, chú trọng kỹ năng giao tiếp, ứng xử thuyết phục được học sinh. Theo anh Huy, sự tận tụy, yêu thương chân thành của người thầy sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của các em với mọi người xung quanh.
Bên cạnh đó, nhà trường cần tăng cường hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, hơn là chạy theo bệnh thành tích để áp đặt lên vai các em những ước muốn của người lớn. “Các thầy cô thực sự phải là những kỹ sư tâm hồn để giúp học sinh hình thành nhân cách sống và tâm hướng thiện”, anh nhận định.
Về phía xã hội, phải đề cao vai trò xã hội, vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, vì đó là những kênh có ảnh hưởng lớn đến các em. “Học sinh cần được giáo dục nhân cách qua các hoạt động thực tiễn, hoạt động Đoàn, Đội không chỉ qua các bài giảng. Muốn vậy, phải tạo điều kiện để các tổ chức Đoàn, Hội, Đội có thể tham gia để cùng nhà trường, gia đình giáo dục nhân cách học sinh”, anh Huy nói.
Bí thư thường trực T.Ư Đoàn cho biết, thời gian qua, để tạo môi trường học đường lành mạnh, tổ chức Đoàn, Hội, Đội các cấp đã triển khai nhiều hoạt động tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, thân thiện, cũng như giáo dục, định hướng học sinh sống đẹp, nhân ái.
Đó là đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trực quan kết hợp tuyên truyền trên mạng xã hội, chuyển tải thông tin về văn minh học đường, những hành động đẹp, những thông điệp về tình bạn đẹp, “nói không với bạo lực học đường”. Đồng thời, tổ chức các chương trình, diễn đàn về “Xây dựng tình bạn đẹp – nói không với bạo lực học đường”, các hoạt động bồi dưỡng tâm hồn đẹp cho học sinh như các diễn đàn, sân chơi “Khi tôi 18″, “Học làm người có ích”, “Lễ trưởng thành – Tri ân thầy cô”…
Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động, chương trình, diễn đàn, hội thảo… chia sẻ kiến thức pháp luật, kỹ năng xử lý tình huống, cũng như phòng vệ cho học sinh, giáo viên, tổng phụ trách đội để ngăn chặn bạo lực học đường.
Hiệu quả từ chương trình "Kỹ năng sống cho em"
Trường Dân tộc nội trú THPT số 2 tỉnh Nghệ An hiện có hơn 500 em học sinh, với sáu dân tộc thiểu số, chủ yếu là con em của các huyện miền tây xứ Nghệ.
Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 654 cắt tóc cho học sinh Trường dân tộc nội trú THPT số 2 tỉnh Nghệ An.
Gần hai năm nay, cứ đến tuần cuối tháng là Trung đoàn 654 (Cục Hậu cần Quân khu 4) lại tổ chức hành quân về Trường Dân tộc nội trú trung học phổ thông (THPT) số 2 tỉnh Nghệ An, ở xã Nghi Ân, TP Vinh, để phối hợp thực hiện chương trình "Kỹ năng sống cho em", với các hoạt động như: luyện tập văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao..., góp phần giúp các em học sinh cập nhật thêm kiến thức, kỹ năng sống, rèn luyện thể lực và tự tin hơn trong cuộc sống.
Đến thăm khu ăn ở nội trú của các em học sinh Trường Dân tộc nội trú THPT số 2 tỉnh Nghệ An, thấy chăn màn được gấp xếp vuông vức, đều nhau; quần áo, giày dép sắp đặt gọn gàng, khoa học; vườn tăng gia có nhiều loại rau: rau cải, rau dền, mồng tơi, rau muống... đều phát triển xanh tốt, mỗi loại được trồng từng nơi khác nhau, có mái che, có gắn biển, hệ thống tưới tiêu đầy đủ; khiến tôi cũng như nhiều người thoạt nghĩ đây như là trong doanh trại bộ đội.
Tiếp tục vòng qua các lớp học, thấy các em học sinh nam mái tóc gọn gàng, chân phương, các học sinh nữ đang luyện tập nhảy khiêu vũ thể thao, tốp thì luyện tập bốn bài thể dục buổi sáng trong quân đội. Một không khí học tập, rèn luyện sôi nổi, khẩn trương, nghiêm túc và văn minh, lịch sự. Thầy Nguyễn ậu Trương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: ể có sự chuyển biến tiến bộ như vậy là nhờ công sức của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 654 giúp huấn luyện, giáo dục, tập huấn cho các em.
Với phương châm "mưa dầm thấm lâu", hằng tháng, đơn vị chọn một nội dung để huấn luyện, từ đó các em ngày càng trưởng thành hơn. Từ khi Trung đoàn 654 về đây triển khai thực hiện chương trình "Kỹ năng sống cho em", đã làm thay đổi nếp sinh hoạt của nhà trường, giúp học sinh nâng cao hiểu biết, lối sống lành mạnh, khoa học, tăng gia sản xuất phát triển; thúc đẩy chất lượng dạy và học được nâng lên. Năm học 2019 - 2020 vừa qua, tỷ lệ học sinh của nhà trường đỗ các trường đại học, cao đẳng xếp thứ ba tỉnh Nghệ An.
Em Lô Thị Diễm Quỳnh, dân tộc Thái, học sinh lớp 11C2, Trường Dân tộc nội trú THPT số 2 cho biết: Từ khi có các chú bộ đội về triển khai các hoạt động thực hiện chương trình "Kỹ năng sống cho em", em thấy rất vui và thêm yêu quý các chú bộ đội.
Các chú bộ đội không chỉ vui tính, dễ gần, mà còn hướng dẫn nhiều điều bổ ích như: cách trồng rau xanh, nhảy khiêu vũ, học hát... giúp chúng em tự tin hơn trong cuộc sống. Trước đây ở bản, những việc nêu trên chúng em chưa bao giờ được học, nhưng nay được các chú bộ đội hướng dẫn chúng em biết thực hiện dần thành quen và thuần thục.
Cùng chung suy nghĩ với Quỳnh, bạn Moong Văn Thành, người dân tộc Khơ Mú, học sinh lớp 10D2, bộc bạch: So với lúc mới nhập học, đến nay em đã thay đổi được khá nhiều. ược các chú bộ đội tuyên truyền về cách ăn ở vệ sinh, khoa học, cách phòng, chống dịch Covid-19, em đã điện thoại, viết thư về nhà tuyên truyền cho cha mẹ và bạn bè ở bản thực hiện.
Tháng nào các chú bộ đội cũng hành quân về trường tổ chức cắt tóc, móng tay gọn gàng, hướng dẫn luyện tập các bài thể dục sáng, giúp chúng em rèn luyện sức khỏe. "Cũng nhờ có các chú bộ đội hướng dẫn, chỉ bảo mà đến nay em đã biết cắt tóc cho bạn bè..." - Em Thành chia sẻ.
Thượng tá Trần Văn Hội, Chính ủy Trung đoàn 654 cho biết: ơn vị và Trường Dân tộc nội trú THPT số 2 tỉnh Nghệ An đều đứng chân trên xã Nghi Ân, TP Vinh. Với đặc thù tất cả học sinh nơi đây đều là người dân tộc thiểu số như: Thái, Thổ, Khơ Mú... ở các huyện miền núi của tỉnh; các em về trường học tập còn thiếu nhiều kỹ năng giao tiếp, nếp sinh hoạt còn lạc hậu.
Từ đó, đơn vị đã ký chương trình "Kỹ năng sống cho em" với nhà trường. ể hoạt động có hiệu quả, ngay từ đầu năm học, đơn vị đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và phối hợp nhà trường để thực hiện. Thí dụ, cứ vào đầu năm học, Trung đoàn sẽ hướng dẫn các em học sinh cách gấp xếp chăn màn, sắp xếp đồ dùng cá nhân ở phòng nghỉ, luyện tập bốn bài thể dục sáng; tiếp đến là cắt tóc và dạy cắt tóc cho học sinh; dạy các em tập bơi, hướng dẫn trồng rau tăng gia sản xuất... giúp các em dần trưởng thành, làm quen với cuộc sống tự lập và môi trường đoàn kết tập thể.
Trường Dân tộc nội trú THPT số 2 tỉnh Nghệ An hiện có hơn 500 em học sinh, với sáu dân tộc thiểu số, chủ yếu là con em của các huyện miền tây xứ Nghệ. Chương trình hoạt động "Kỹ năng sống cho em" được Trung đoàn và nhà trường ký từ cuối năm 2019, đến nay hoạt động đi vào nền nếp và đạt hiệu quả thiết thực..., góp phần xây dựng tình đoàn kết quân dân trên địa bàn ngày càng gắn bó sâu nặng; để lại dấu ấn của "Bộ đội Cụ Hồ", góp phần ươm mầm xanh cho đất nước.
(ịa chỉ: HT 5NK Cục Hậu cần, số 124 Lê Duẩn, TP Vinh, Nghệ An)
Cô gái Việt nghỉ hãng hàng không ở Dubai để trở thành giáo viên Sau 3 năm gắn bó với hãng hàng không Emirates, Lan Anh quyết định rời xa bầu trời. Sau khi tốt nghiệp ĐH Hà Nội, thành thạo 2 ngôn ngữ tiếng Anh và Tây Ban Nha, Lan Anh được nhận vào làm trợ lý lãnh sự tại Đại sứ quán Chile, ở Việt Nam. "Thời gian làm việc tại đại sứ quán, tôi...