Bạo lực học đường: Chuyện không chỉ riêng của Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Theo số liệu của UNESCO (năm 2017), tỷ lệ trẻ em và vị thành niên là nạn nhân của bạo lực học đường hàng năm lên đến 246 triệu người trên toàn thế giới.

Bạo lực học đường: Chuyện không chỉ riêng của Việt Nam - Hình 1

Ảnh minh họa. (Nguồn: educhatter.wordpress.com)

Hiếm khi nào, thông tin về bạo lực học đường lại “ nóng” trên các diễn đàn, mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay. Những vụ việc này gây ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất, tinh thần của học sinh, suy giảm niềm tin của xã hội về môi trường học tập an toàn, lành mạnh và thân thiện.

Nhân dịp này, TTXVN giới thiệu chùm 2 bài viết về chủ đề “Báo động bạo lực học đường”, bao gồm: “ Chuyện không riêng của Việt Nam”“Hóa giải mầm mống của bạo lực” nhằm cung cấp bức tranh đầy đủ, khách quan và toàn diện hơn về vấn đề này.

Vấn đề bạo lực học đường gần đây diễn biến phức tạp, có thể xảy ra trong trường học, ngoài cộng đồng và cả trên không gian mạng. Các nghiên cứu cho biết, tỷ lệ bạo lực học đường tại các quốc gia theo từng thời điểm có thể dao động từ 10%-70% và có xu hướng gia tăng.

Tuổi học sinh tham gia các vụ bạo lực học đường có xu hướng trẻ hóa từ 10-15 tuổi.

Tại Việt Nam, tình trạng bạo lực học đường có xu hướng gia tăng cả về số vụ việc, mức độ nghiêm trọng cũng như tính chất, xảy ra tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, trở thành mối quan tâm của mọi gia đình, nhà trường, nỗi trăn trở của toàn xã hội.

Vấn nạn toàn cầu

Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ bạo lực học đường là một trong những vấn đề của toàn cầu.

Theo số liệu của UNESCO (2017), tỷ lệ trẻ em và vị thành niên là nạn nhân của bạo lực học đường hàng năm lên đến 246 triệu người trên toàn thế giới.

Số liệu của Plan International và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) khảo sát ở 5 quốc gia gồm Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal cho thấy, cứ 10 học sinh thì có 7 em từng phải chịu bạo lực học đường.

Quốc gia có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%.

Tại Trung Quốc, số liệu báo cáo do Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Trung Quốc tuyên bố, trong 11 tháng đầu năm 2016 có 2.337 học sinh bị kết tội vì gây bạo lực học đường.

Tại Nhật Bản, khảo sát năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nước này cho thấy số vụ bắt nạt ở cấp tiểu học và trung học tăng lên mức kỷ lục là 224.540 trường hợp, tăng hơn 36.400 trường hợp so với năm 2015.

Còn tại Hàn Quốc, theo khảo sát được thực hiện bởi Quỹ Phòng, chống bạo lực thanh thiếu niên Hàn Quốc (vào tháng 11 và 12 năm 2009) có đến 22% học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở bị bắt nạt ở trường.

Cho đến năm 2016, số lượng học sinh Tiểu học bị bạo lực học đường chiếm đến 67% số vụ bạo lực học đường…

Trước thực trạng bạo lực học đường diễn biến phức tạp, các nước trên thế giới đã triển khai nhiều giải pháp, chương trình, chiến lược quốc gia về vấn đề này.

Video đang HOT

Đơn cử như Hàn Quốc đã ban hành luật chống bạo lực và bắt nạt học đường vào năm 2004, hay Philippines cũng ban hành Đạo luật chống bắt nạt (2016) đề cập đến cả bắt nạt truyền thống và bắt nạt trực tuyến, Australia có Khung chuẩn quốc gia về trường học an toàn (2004); Thụy Điển có Luật chống phân biệt (2009) và Luật Giáo dục sửa đổi (2010) cấm tất cả các hình thức phân biệt và bắt nạt ở trường học…

Ở Mỹ không có riêng một điều luật về phòng, chống bạo lực và bắt nạt, nhưng tất cả nội dung này đều được quy định trong các điều luật về nhà trường, luật về môi trường trường học an toàn và không có chất gây nghiện; đạo luật về môi trường cộng đồng an toàn thân thiện…

Ông Travis Stewart, Phó Tổng Giám đốc của Egroup nhìn nhận: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường, nhưng nguyên nhân chính vẫn là sự bỏ bê.

Những bạn nhỏ phải chịu sự thờ ơ từ người xung quanh thường có hành vi tiêu cực nhằm tìm kiếm sự chú ý hoặc gây tổn hại cho người khác vì chính họ cũng không biết cách kiểm soát nỗi đau của mình.

Một bạn nhỏ có hoàn cảnh gia đình thiếu ổn định, hoặc không được gia đình ủng hộ, sẽ cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng và coi việc sử dụng bạo lực như biện pháp để xử lý các vấn đề cá nhân.

Nguyên nhân cũng không chỉ giới hạn ở gia đình. Những khó khăn của học sinh ở trường không được giáo viên kịp thời nhận biết và thay vì thấu hiểu, đồng cảm, lại bị cư xử quá nghiêm khắc sẽ dẫn đến tình trạng ức chế và hành vi gây gổ với bạn bè.

Ngược lại, ở những học sinh đạt thành tích vượt mong đợi, nhưng chưa học được về lòng biết ơn thì lại gặp vấn đề về phức cảm tự tôn.

Đây là vấn đề phức tạp ở nhiều nước khi các phụ huynh luôn đánh giá cao con mình ở trí thông minh, chứ không phải vì con đã làm việc chăm chỉ hay vì công sức con bỏ ra để đạt được mục tiêu.

Một số phụ huynh cũng che chở con quá đà, luôn tự mình thay con giải quyết vấn đề dẫn đến trẻ chưa bao giờ trải qua khó khăn hay thất bại, ảnh hưởng đến cách nhìn nhận thế giới khi lớn lên. Vì vậy, việc xây dựng tính cách từ khi trẻ còn nhỏ là điều hết sức quan trọng.

Đến thực trạng tại Việt Nam

Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, khảo sát liên ngành của Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2011 đến hết quý 1 năm 2018, cả nước xảy ra 18.571 vụ việc vi phạm pháp luật, bạo lực học đường liên quan đến cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên với 32.418 đối tượng và 15.757 người là nạn nhân.

Bạo lực học đường: Chuyện không chỉ riêng của Việt Nam - Hình 2

Những tổn thương về tâm lý là vết thương khó có thể chữa lành khi xảy ra bạo lực học đường. (Ảnh cắt từ clip)

Trong đó, phần lớn vụ việc là đánh nhau gây thương tích, chiếm 64,01%, uy hiếp tinh thần chiếm 4,92%, xâm hại tình dục chiếm 1,37% và các hình thức khác chiếm 26,9%.

Đáng lưu ý, hơn 53% các vụ việc xảy ra trong trường học. Xét về địa bàn, 51,8% vụ việc vi phạm pháp luật, bạo lực học đường xảy ra tại khu vực nông thôn; hơn 30% xảy ra ở khu vực thành thị và gần 15% xảy ra ở khu vực miền núi, trung du.

Tình trạng cán bộ, nhà giáo phạm tội, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức nghề nghiệp tuy cá biệt nhưng vẫn xảy ra, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của ngành giáo dục.

Trong tổng số 18.571 vụ việc vi phạm pháp luật, bạo lực học đường giai đoạn 2011-2018, có 251 đối tượng là nhà giáo (chiếm 0,77%) và 163 cán bộ quản lý (chiếm 0,5%).

Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết thời gian qua, công tác xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo ban hành khá đầy đủ: Luật Giáo dục 2005, Luật Trẻ em 2016 quy định các quyền của trẻ em, trong đó có quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường.

Chính phủ ban hành Nghị định 80 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 Quyết định, 1 Chỉ thị. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành theo thẩm quyền 25 văn bản, gồm các thông tư, quyết định, chỉ thị, các văn bản chỉ đạo điều hành và văn bản hành chính khác.

Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn biến phức tạp ở một số địa phương, cơ sở giáo dục. Cá biệt, một số vụ bạo lực học đường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần học sinh, môi trường giáo dục và gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội.

Việc xảy ra tình trạng bạo lực học đường, theo ông Bùi Văn Linh, xuất phát từ một số nguyên nhân như tác động của mặt trái kinh tế thị trường và quá trình hội nhập; sự bùng nổ công nghệ thông tin, mạng xã hội.

Bạo lực học đường: Chuyện không chỉ riêng của Việt Nam - Hình 3

Để giáo dục trẻ cần sự vào cuộc của cả gia đình, nhà trường, xã hội. (Ảnh minh họa: PV/Vietnam )

Giáo dục trong một số gia đình chưa thực sự lành mạnh, nhiều bậc cha mẹ còn khoán trắng việc quản lý, giáo dục con em cho nhà trường; sự thay đổi nhanh chóng về tâm sinh lý của học sinh…

Ngoài ra, để xảy ra bạo lực học đường còn bởi một số địa phương chưa thường xuyên chỉ đạo thực hiện các quy định về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giá trị sống chưa thực sự được quan tâm và hiệu quả chưa cao. Phối hợp giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội chưa thường xuyên, chặt chẽ, đồng bộ trong việc quản lý, giáo dục học sinh.

Đặc biệt, các học sinh có hoàn cảnh éo le, khó khăn, có vướng mắc mâu thuẫn chưa được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Một số nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đôn đốc thực hiện ở cơ quan quản lý cấp trên chưa thường xuyên, kịp thời.

Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành tại các địa phương thiếu chặt chẽ; vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh.”

Nghĩa là ở trung ương và cấp tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo triển khai những vấn đề nóng, bức xúc của dư luận xã hội, nhưng ở cơ sở vẫn còn tình trạng thờ ơ, bàng quan, không quan tâm triển khai thực hiện.

Nhiều quốc gia đã có các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường và xây dựng môi trường học đường an toàn.

Trong số đó, các giải pháp phòng ngừa đa dạng như nâng cao tư duy phản biện cho học sinh, nâng cao giá trị tự trọng cho học sinh để hạn chế hành vi bạo lực; tổ chức cho cha mẹ học sinh cùng tham gia các chương trình giáo dục kỹ năng giúp trẻ phòng vệ; tổ chức các chương trình can thiệp tập trung cho các nhóm học sinh có nguy cơ cao sử dụng bạo lực… được cho là những kinh nghiệm quốc tế mà Việt Nam nên tham khảo, học hỏi để xây dựng những giải pháp thiết thực hơn./.

Việt Hà

Theo TTXVN/Vietnam

Ngăn chặn bạo lực học đường: Định vị lại vai trò người thầy

Sự việc 5 học sinh đánh bạn cùng lớp vừa xảy ra tại Trường THCS Phù Ủng (tỉnh Hưng Yên) là bài học cảnh tỉnh chung cho cả ngành giáo dục. Câu hỏi được đặt ra là làm sao để không có những sự việc đau lòng tương tự, giải pháp nào để trường học thật sự an toàn đối với học sinh?

Hoàn cảnh xã hội buộc giáo viên phải thay đổi

Theo Th.S Nguyễn Thị Tuấn Anh, giảng viên Trường Đại học Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), vài năm trở lại đây, xu hướng giáo dục trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều chú trọng đánh giá người học lẫn người dạy ở khía cạnh năng lực, tức là sự tổng hòa của các yếu tố gồm hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm, tình cảm, thái độ, động cơ của cá nhân để giải quyết nhiệm vụ gắn liền với một bối cảnh xã hội nhất định.

Điều này thúc đẩy người giáo viên không ngừng hoàn thiện các kỹ năng đáp ứng yêu cầu đổi mới liên tục của nền giáo dục.

Ngăn chặn bạo lực học đường: Định vị lại vai trò người thầy - Hình 1

Để nâng cao chất lượng giáo dục cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa nguồn lực giáo viên.

Giáo viên Nguyễn Viết Chì, Trường THPT Châu Thành 1 (tỉnh Đồng Tháp), khẳng định "trồng người" phải có sự chung tay của các lực lượng xã hội, trong đó quan trọng nhất là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, trước những thay đổi của đời sống xã hội, các bậc cha mẹ đôi khi cũng bế tắc trong việc giáo dục con cái.

Ở một số gia đình không có sự thông hiểu lẫn nhau giữa con cái và cha mẹ, người lớn do áp lực với cơm áo gạo tiền không còn thời gian quan tâm con cái. Ngoài ra, còn trăm ngàn tình huống người giáo viên chủ nhiệm phải đối diện khi quản lý lớp học như học sinh bị thầy cô giáo bộ môn ép đi học thêm, thầy cô đối xử bất công hay hiểu lầm, bị thất tình, mâu thuẫn với bạn bè dẫn đến xô xát, muốn nghỉ học vì chán nản chuyện gia đình, hoàn cảnh khó khăn...

Đặc biệt, ở tuổi mới lớn, vì luôn muốn được quan tâm nên đôi khi các em "thổi phồng" vấn đề của mình lên quá mức, khiến việc nhỏ trở nên trầm trọng. Nếu không được giáo viên kịp thời giúp đỡ, học sinh thường có khuynh hướng tự giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực, đôi khi gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Đồng quan điểm, Th.S Nguyễn Kim Chuyên, giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp, phân tích ở độ tuổi học sinh trung học, các em chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, khả năng nhận thức chưa chín chắn và có thể sai lệch nếu không được định hướng phù hợp. Đây cũng là lứa tuổi đối mặt với rất nhiều áp lực: Trong gia đình là những yêu cầu, kỳ vọng của cha mẹ, ông bà; ở trường là áp lực về học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè; ngoài xã hội, các em phải đối mặt với những cám dỗ của các trò chơi, mạng xã hội.

Chưa kể bản thân các em cũng lúng túng trước những vấn để mới nảy sinh như thay đổi về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò, lựa chọn nghề nghiệp, thậm chí một số vấn đề nghiêm trọng hơn như lệch lạc giới tính, bạo hành gia đình, tệ nạn xã hội...

Kiến nghị thêm nhiều chính sách cho giáo viên

Mới đây, trong bài nghiên cứu "Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới", PGS-TS Hà Thanh Việt, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM, cho biết hiện nay Bộ GD-ĐT chưa có quy định, văn bản hướng dẫn cụ thể nào dành riêng cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm.

Theo đó, vị trí, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm chỉ được nêu một cách ngắn gọn tại khoản 4 Điều 10 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, và được diễn giải cụ thể hơn trong Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học. Tuy nhiên, do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, dẫn đến cách hiểu, vận dụng không giống nhau giữa các địa phương, cơ sở giáo dục.

Cụ thể, ở nhiều trường học, giáo viên chủ nhiệm được giao thực hiện nhiều nhiệm vụ ngoài quy định, tạo ra áp lực và tình trạng quá tải cho giáo viên. Trong khi đó, chính sách đãi ngộ dành cho lực lượng này hiện nay chưa tương xứng. Từ thực tế đó, nhà nghiên cứu này kiến nghị cần phải coi giáo viên chủ nhiệm là một chức danh quản lý trong nhà trường phổ thông, song song với việc xây dựng, ban hành quy định, văn bản hướng dẫn riêng về công tác chủ nhiệm.

Ngoài ra, theo bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TPHCM, ngoài sự chăm lo về vật chất, giáo viên hiện nay cần được quan tâm về sức khỏe tinh thần, bởi áp lực nghề đặt ra quá lớn. Hiện nay, ở một số đơn vị ngoài công lập đã có thêm quy định lương phụ cấp trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, về lâu dài vẫn cần sự quan tâm căn cơ hơn từ phía cơ quan quản lý, giúp người thầy được chắp thêm đôi cánh trong hành trình đổi mới giáo dục.

Liên quan đến vụ cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền, giáo viên dạy Toán kiêm giáo viên chủ nhiệm lớp 8A1 Trường THCS Long Toàn (Bà Rịa - Vũng Tàu) dùng thước đánh vào chân 22 học sinh lớp 8A1 do các em mất trật tự, Hội đồng kỷ luật nhà trường đã họp và thông qua quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cô Huyền trong 15 ngày. Theo Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngoài việc tạm đình chỉ giáo viên đánh học sinh, Hiệu trưởng nhà trường cũng bị xem xét xử lý tránh nhiệm quản lý nhà trường theo quy định của pháp luật.
Về vụ một nhóm học sinh Trường THCS Diễn Hùng và THCS Diễn Kim (huyện Diễn Châu, Nghệ An) đánh bạn, quay clip tung lên mạng vì cho rằng bị tố mang bầu, Hội đồng kỷ luật 2 trường đã quyết định đuổi học 1 tuần đối với em Trần Thị Huyền Tr. cùng nhóm 3 học sinh khác trực tiếp đánh bạn; khiển trách em Hồ Thị Phương Th. vì nói bạn có bầu cùng 1 học sinh khác cùng tham gia vụ việc.

MINH QUÂN

Theo SGGP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khởi tố TikToker Nam 'Birthday'Khởi tố TikToker Nam 'Birthday'
07:33:41 24/01/2025
Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?Hoa hậu Tiểu Vy bị co giật bất tỉnh, tình trạng hiện tại ra sao?
11:13:12 24/01/2025
Dựng cây nêu đón Tết, nhiều người bị điện giật nằm la liệtDựng cây nêu đón Tết, nhiều người bị điện giật nằm la liệt
07:17:43 24/01/2025
Vừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồngVừa nhận thưởng Tết, con dâu chưa kịp vui đã choáng với yêu cầu của mẹ chồng
08:52:34 24/01/2025
Không phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh HằngKhông phải Trấn Thành - Hà Hồ, đây mới là người đứng sau tiết mục gây bão mạng của Minh Hằng
06:52:25 24/01/2025
Thêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốcThêm 1 cặp sao Việt bị đồn phim giả tình thật, công khai khóa môi trước hàng trăm người khiến ai cũng sốc
07:30:24 24/01/2025
Uống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịchUống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịch
10:06:57 24/01/2025
Dân tình "kêu trời" vì đặt mua lightstick của Jack gần nửa năm không thấy tăm hơi, thêm phẫn nộ vì 1 động tháiDân tình "kêu trời" vì đặt mua lightstick của Jack gần nửa năm không thấy tăm hơi, thêm phẫn nộ vì 1 động thái
09:06:09 24/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất

Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất

Pháp luật

13:51:16 24/01/2025
Ngày 24/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Đình Chiến
Trung Quốc ra mắt drone vừa bay và lặn, phóng từ tàu ngầm

Trung Quốc ra mắt drone vừa bay và lặn, phóng từ tàu ngầm

Thế giới

13:48:43 24/01/2025
Các nhà khoa học tại Trung Quốc đã phát triển loại drone có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ trên không và dưới nước.
Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Cách làm tai heo ngâm chua ngọt, giòn sần sật cho bữa cơm Tết

Ẩm thực

13:42:36 24/01/2025
Tai heo ngâm mắm cùng rau củ rất dễ làm, có thể bảo quản lâu, vừa tiết kiệm thời gian chuẩn bị, vừa giúp bữa cơm ngày Tết thêm phong phú và tròn vị.
Camera ghi lại diễn biến hãi hùng khi xe máy phóng tốc độ kinh hoàng ngay ngã tư

Camera ghi lại diễn biến hãi hùng khi xe máy phóng tốc độ kinh hoàng ngay ngã tư

Netizen

13:40:00 24/01/2025
Đoạn clip trích xuất từ camera an ninh ghi lại tình huống tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại ngã tư đường bê tông vào lúc 10 giờ 56 phút ngày 23/1 khiến nhiều người rùng mình.
Sao Việt 24/1: Vợ Hồ Quang Hiếu sinh con trai đầu lòng

Sao Việt 24/1: Vợ Hồ Quang Hiếu sinh con trai đầu lòng

Sao việt

13:33:55 24/01/2025
Người mẫu Tuệ Như - vợ ca sĩ Hồ Quang Hiếu - sinh mổ con trai nặng 2,9 kg. Khi thấy con chào đời, Hồ Quang Hiếu bất ngờ vì sao em bé hơi tím, da nhăn nheo.
Yoo Yeon-seok: Từ diễn viên sân khấu đến ngôi sao triệu đô

Yoo Yeon-seok: Từ diễn viên sân khấu đến ngôi sao triệu đô

Sao châu á

13:30:22 24/01/2025
Yoo Yeon-seok, một cái tên không còn xa lạ với người hâm mộ điện ảnh và truyền hình Hàn Quốc, đã trải qua một hành trình sự nghiệp đáng ngưỡng mộ.
Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Xót xa bé gái vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước nhà dân những ngày giáp tết

Tin nổi bật

13:13:06 24/01/2025
Một bé gái nặng 3,2 kg bị bỏ rơi trước cổng nhà dân ở Quảng Trị lúc rạng sáng vào ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Tử vi tuổi Sửu 2025: Hứa hẹn nhiều đột phá, hạnh phúc ngập tràn

Trắc nghiệm

12:36:25 24/01/2025
Tử vi tuổi Sửu 2025 cho biết, sự hòa hợp giữa năm Sửu và Tỵ sẽ mang lại một năm tràn ngập hạnh phúc và tiến bộ cho con giáp này. Mặc dù vẫn có một số khó khăn nhưng cũng tiến triển rõ rệt.
Không khí xuân ngập tràn với những bộ cánh đa sắc màu

Không khí xuân ngập tràn với những bộ cánh đa sắc màu

Thời trang

12:09:04 24/01/2025
Nếu bạn đang theo đuổi phong cách an toàn với những gam màu trầm nhàm chán thì những thiết kế đa sắc màu dưới đây sẽ là gợi ý lý tưởng giúp bạn có sự bứt phá, linh hoạt và đầy phá cách cho năm mới.
Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?

Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bất ngờ can thiệp thẩm mỹ, nhan sắc thay đổi thế nào ngày giáp Tết?

Sao thể thao

11:53:40 24/01/2025
Tối 23/1, trên trang Instagram cá nhân, bà xã hậu vệ Đoàn Văn Hậu - nàng WAG Doãn Hải My gây choáng khi bất ngờ công khai chuyện can thiệp thẩm mỹ, làm đẹp để đón Tết.
NPH ban lệnh cấm 100 năm, game thủ hoan hỉ, mừng rỡ trước quyết định nghiêm khắc

NPH ban lệnh cấm 100 năm, game thủ hoan hỉ, mừng rỡ trước quyết định nghiêm khắc

Mọt game

11:13:39 24/01/2025
Tựa game đang được nhắc tới trong câu chuyện lần này là Marvel Rivals - một trong những bom tấn nổi bật nhất giai đoạn cuối năm 2024 vừa qua.