Bảo Lộc (Lâm Đồng) sẽ thanh tra tài chính 51 trường học

Theo dõi VGT trên

Từ ngày 19/12, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) sẽ tiến hành thanh tra tài chính 51 trường học thuộc các cấp bậc Mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn.

Bảo Lộc (Lâm Đồng) sẽ thanh tra tài chính 51 trường học - Hình 1

Bảo Lộc (Lâm Đồng) sẽ thanh tra tài chính 51 trường học – Ảnh minh họa

Bà Phạm Thị Thanh Hương, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD – ĐT) TP Bảo Lộc cho biết: Hiện, Phòng GD-ĐT Bảo Lộc đã thành lập đoàn kiểm tra để thanh tra tài chính các trường học trên địa bàn. Theo đó, bắt đầu từ ngày 19/12, Phòng sẽ tiến hành kiểm tra về công tác tài chính tại 51 trường học (mầm non, TH và THCS) trên toàn địa bàn. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện các sai phạm, Phòng sẽ tham mưu UBND TP Bảo Lộc để có hướng xử lý đối với các tổ chức, cá nhân liên quan. “Chúng tôi cam kết sẽ làm hết trách nhiệm, không có sự bao che cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào vi phạm để tạo niềm tin tuyệt đối với phụ huynh học sinh” – bà Hương khẳng định.

Trước đó, Báo Lâm Đồng số ra ngày 12/12/2017 đăng tải bài viết (“Lạm thu” nghiêm trọng tại một trường tiểu học) phản ánh về những khoản thu bất hợp lý tại Trường Tiểu học (TH) Lý Thường Kiệt (phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc) gây bức xúc trong phụ huynh học sinh. Liên quan đến vấn đề này, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Công văn “hỏa tốc” số 8426/UBND – VX1 ngày 13/12/2017 chỉ đạo Sở GD – ĐT Lâm Đồng và UBND TP Bảo Lộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ để xác minh, làm rõ các vấn đề liên quan. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong việc “lạm thu” tại các trường học trên địa bàn toàn tỉnh và báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 15/12/2017.

Cũng theo bà Hương, mặc dù Phòng GD-ĐT Bảo Lộc đã quán triệt và tiến hành kiểm tra rất chặt chẽ, nhưng trường hợp Trường TH Lý Thường Kiệt để xảy ra sai phạm là rất đáng tiếc. Trước mắt, Phòng đã làm việc với Trường TH Lý Thường Kiệt và yêu cầu nhà trường hoàn trả các khoản thu sai quy định cho phụ huynh; đồng thời, đang tiến hành xác minh, làm rõ mức độ sai phạm của Hiệu trưởng và các cá nhân liên quan đến vụ việc để tham mưu UBND TP Bảo Lộc có hướng xử lý theo quy định.

Theo Moitruong.net

Ba nhóm chính sách trong Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung

Theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến việc sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục hiện nay xoay quanh ba nhóm chính sách. Đó là: Hệ thống giáo dục quốc dân; Giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Một số quy định thể chế các chính sách của Đảng và pháp luật hiện hành.

Ba nhóm chính sách trong Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung - Hình 1

Video đang HOT

ảnh minh họa

Xây dựng hệ thống giáo dục mở

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến - cho rằng, Dự thảo 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện tập trung vào ba nhóm chính sách này. Tuy nhiên thực tiễn thi hành Luật Giáo dục cho thấy còn một số vấn đề quan trọng nữa cũng cần được xem xét trong việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục.

Góp ý về nội dung Khung trình độ quốc gia(KTĐQG), TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến - cho rằng, đây là một công cụ quản lý giáo dục mới được đưa vào giáo dục thế giới khoảng 20 năm nay, gắn liền với xu thế phát triển nguồn nhân lực, gắn đào tạo với sử dụng và xây dựng hệ thống giáo dục mở,học tập suốt đời.

Nếu hệ thống giáo dục quốc dân, kể cả hệ thống mô tả theo phân loại ISCED, tập trung vào các yếu tố đầu vào như nội dung chương trình và thời gian học tập thì KTĐQG tập trung vào kết quả học tập đầu ra, bất kể thời gian học, nơi học và cách học.

Vì thế, ngày nay, KTĐQG là công cụ cần thiết và không thể thiếu trong việc hoàn thiện HTGDQD trên phương diện thúc đẩy học tập suốt đời và gắn đào tạo với sử dụng. Với quan niệm như vậy, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến - cho rằng, cần bổ sung vào Điều 4 một Khoản 3 như sau: "Chuẩn đầu ra của các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân được quy định trong Khung trình độ quốc gia".

"Như vậy, việc hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân gắn liền với hai khái niệm mới là giáo dục mở và KTĐQG. Vì Luật Giáo dục không có Điều về giải thích từ ngữ nên việc làm rõ và quy định chi tiết về hai khái niệm này cần được thể hiện trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Điều đó có nghĩa là cuối Điều 4 cần bổ sung khoản 4 như sau: " Chính phủ quy định chi tiết về hệ thống giáo dục mở và KTĐQG" - TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến đề xuất.

Cũng theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, việc xây dựng hệ thống giáo dục mở sẽ có tác động toàn hệ thống lên các yếu tố của giáo dục. Điều này sẽ được cụ thể hóa trong NĐ hướng dẫn thi hành luật.

Ba nhóm chính sách trong Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung - Hình 2

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến: Việc sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục hiện nay xoay quanh ba nhóm chính sách

Học trình độ nào thì được cấp bằng của trình độ đó

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, hiện nay Điều 8 về văn bằng quy định như sau: "Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của Luật này".

Mà tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục hiện hành nghĩa là học hết chương trình của bậc trình độ đó, có đủ điều kiện thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được công nhận tốt nghiệp (xem các điều 37 và 43).

Quy định này hiện không còn phù hợp. Trong quy định hiện nay về KTĐQG cũng đã thay đổi như sau: "Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của bậc trình độ nào thì được cấp bằng của bậc trình độ đó".

Dự thảo 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH cũng đã sửa đổi lại quy định về văn bằng như sau: "Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của một trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành các nghĩa vụ, trách nhiệm của người học thì được hiệu trưởng cơ sở GDĐH công nhận học vị và cấp bằng ở trình độ đào tạo tương ứng".

"Xét như vậy thì để đảm bảo tính nhất quán trong hệ thống pháp luật giáo dục, cần sửa lại câu đầu của Điều 8 như sau: "Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của bậc trình độ theo quy định của Luật này". Cùng với việc sửa Điều 8, cần có việc sửa tương ứng các quy định của Điều 37 và 43" - TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến trao đổi.

Ba nhóm chính sách trong Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung - Hình 3

Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đao tao. Ảnh minh họa/internet

Tăng quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục

Về quản nhà nước về giáo dục, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến - nhấn mạnh: Nghị quyết 29 đã có những quy định rất rõ trong lĩnh vực này, tập trung vào một số nội dung chính sau đây:

Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đao tao; xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương; phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo. Theo tinh thần đó, cần xem xét chỉnh sửa, bổ sung các điều có liên quan trong Luật Giáo dục như sau:

Điều 14, cần bổ sung vào cuối điều này mệnh đề sau: "phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở giáo dục".

Về khoản 4 Điều 100, cần bổ sung vào cuối khoản này mệnh đề sau: "chịu trách nhiệm giải trình về kết quả thực hiện chiến lược, kế hoạch và quy hoạch phát triển giáo dục của địa phương".

Để thực hiện chương trình GDPT mới, một trong các yêu cầu đảm bảo là nhà trường phải được tự chủ về chuyên môn, tài chính và nhân sự. Vì vậy cần sửa Điều 60 theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho các nhà trường như sau:

"Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình. Trường phổ thông, trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình trong các hoạt động chuyên môn, tổ chức, tài chính và nhân sự theo quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường". - TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến.

Theo Giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

HOT: Nàng hậu Vbiz sắp cưới, chú rể không phải người bị "ném đá" bấy lâu nay!
17:51:03 25/09/2024
Vì sao 'Anh trai vượt ngàn chông gai' ngày càng giảm nhiệt?
17:22:21 25/09/2024
Hoàng Hường kể tội hậu đám cưới của Phúng Phính, HH Phương Lê liền ra mặt
17:23:55 25/09/2024
Người đàn ông mất cả GĐ nói lý do bật khóc, ôm chia tay chiến sĩ rời Làng Nủ
20:23:33 25/09/2024
Ly Kute xinh đẹp trên bàn đẻ, nhìn cách chồng săn sóc vợ con mà ai cũng mừng thay: "Lần này chọn đúng người rồi"
19:44:23 25/09/2024
Prang Kannarun: Ngọc nữ Tbiz đi lên bằng thực lực, bé ba khiến Jespipat bỏ Vill?
19:27:16 25/09/2024
Sốc: Leonardo DiCaprio xuất hiện trong "Bữa tiệc trắng" của ông trùm âm nhạc Diddy
20:08:14 25/09/2024
Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt
17:53:57 25/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ân nhân của Mỹ Tâm: Tưởng sắp đi, cưa chân xong thay đổi 180 độ cuộc đời

Sao việt

23:18:08 25/09/2024
Mới đây, vợ nhạc sĩ Lê Quang là ca sĩ Cam Thơ đã hé lộ đoạn clip quay lại cảnh chồng cô đứng trước cửa tử khi mắc bệnh nặng và chưa được phẫu thuật cưa chân.

Trung vệ Raphael Varane cân nhắc treo giày vĩnh viễn

Sao thể thao

23:07:33 25/09/2024
Dính chấn thương trong trận ra mắt đội bóng mới Como ở Serie A và rời sân chỉ sau 20 phút, Raphael Varane có khả năng bị hủy hợp đồng và dự định giải nghệ luôn ở t.uổi 31.

Taylor Swift bị b.uộc t.ội khiến bạn trai thi đấu sa sút, mải mê làm ngôi sao

Sao âu mỹ

23:05:28 25/09/2024
Cầu thủ bóng bầu dục người Mỹ Travis Kelce được các chuyên gia và khán giả khuyên giải nghệ sau khi anh có biểu hiện sa sút phong độ.

Phim hoạt hình kinh dị 'Uzumaki' khởi chiếu sau 5 năm

Phim châu á

22:38:04 25/09/2024
Sáng 25.9, Adult Swim tung đoạn xem trước của tập 1 miniseries (loạt phim ngắn) hoạt hình (anime) kinh dị Uzumaki (Vòng xoắn ốc).

DJ Wukong biểu diễn tại lễ hội âm nhạc hàng đầu thế giới

Nhạc quốc tế

22:30:39 25/09/2024
Wukong trở thành DJ người châu Á thứ ba, sau Steve Aoki và Peggy Gou biểu diễn tại lễ hội âm nhạc điện tử Tomorrowland Ibiza.

Xuân Hinh dạy Anh Thơ diễn hài

Nhạc việt

22:21:40 25/09/2024
Danh hài Xuân Hinh không tiết lộ bất cứ chi tiết nào trong tiểu phẩm mình sẽ diễn cùng ca sĩ Anh Thơ trong liveshow Nàng Thơ trở về của nữ ca sĩ (tổ chức tại Thanh Hóa vào 26.10).

Cựu danh thủ Hồng Sơn: Tiếc nuối khi con trai không nối nghiệp đá bóng

Tv show

22:06:39 25/09/2024
Trong chương trình Kính đa chiều , cựu danh thủ Hồng Sơn có dịp ôn lại những dấu mốc đáng nhớ trong sự nghiệp, đồng thời bày tỏ niềm tiếc nuối khi con trai không nối nghiệp.

Đi giữa trời rực rỡ: Chải cùng quý bà đi bắt "bé ba", Pu ra sao?

Phim việt

22:02:34 25/09/2024
Trong Đi giữa trời rực rỡ vừa lên sóng, Chải (Long Vũ) nhận một cuốc xe đầy sóng gió khi chị khách yêu cầu chặn đầu xe ô tô để bắt gian chồng và nhân tình. Chải từ chối nhưng chị khách đề nghị trả nhiều t.iền.

Lisa có cách "trị bệnh" đặc biệt, chỉ cần 1 bài hát có thể cứu được vô số người

Sao châu á

21:32:44 25/09/2024
Theo truyền thông Hàn Quốc, Lisa của Blackpink không chỉ là một trong những nghệ sĩ châu Á hàng đầu của thập kỷ này mà cô còn trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người trẻ trên khắp thế giới.

Hải Dương: N.am s.inh liều lĩnh "thông chốt", tông bị thương 1 thiếu tá CSGT

Xã hội

21:21:10 25/09/2024
Mới đây, một n.am s.inh đã bất chấp tín hiệu dừng xe của lực lượng CSGT, tăng ga bỏ chạy rồi tông trúng một thiếu tá công an. Hậu quả, người này bị thương nặng phải nhập viện điều trị.

Sự gia tăng chưa từng có của máy bay Nga trong không phận Triều Tiên

Thế giới

21:09:46 25/09/2024
Mối quan hệ này đã được củng cố vào tháng 6/2024 khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ký thỏa thuận phòng thủ chung với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm hiếm hoi của ông tới Bình Nhưỡng.