Bao lì xì muộn…
Không biết từ một động lực vô hình nào đó đã thôi thúc nó đặt bút ghi danh tham gia chiến dịch xuân tình nguyện.
Trước nay nó chỉ biết cặm cụi học hành, rất ít khi tham gia các hoạt động tình nguyện. Thi xong, nó hồ hởi đặt vé xe và vô cùng tự hào vì được về trước lũ bạn cùng phòng. Nó đã rất háo hức mua quà tết cho ba mẹ và đứa em. Nó đã thu dọn hầu như mọi thứ. Nhưng….
Tình cờ, nó gặp một cô bé bán vé số trong một cửa hàng nọ. Cô bé chăm chăm nhìn nó khiến nó rất bối rối.
- Em nhìn gì vậy bé?
- À… không. Em nhìn những xấp bao lì xì. Trước giờ chưa ai lì xì cho em cả.
Nó bán tín bán nghi. Không biết đây có phải là một chiêu lừa hay một nỗi buồn miên man của một bé gái kém may mắn. Nhưng nhìn đôi mắt long lánh ấy, nó biết rằng nó đang đối diện với một mảnh đời kém may mắn hơn nó rất nhiều. Nó loay hoay cho tiền vào bao lì xì. Đắn đo mãi, nó quyết định bỏ vào đó một đồng xu 200.
- Chị lì xì cho em nè. Tuy đồng xu này không chẳng giúp em mua được món hàng gì nhưng chị tin nó sẽ giúp em giữ vững ước mơ của mình. Cố gắng lên em nhé!
Con bé rưng rưng nước mắt. Nó vội quay đi vì biết mình cũng sắp khóc mất rồi.
Video đang HOT
Hãy để những bao lì xì thêm ý nghĩa trong ngày Tết này bạn nhé.
Nó hồi hộp chờ đợi cho lần đầu tiên làm tình nguyện viên. Suốt đêm trước khi lên đường, nó cứ trằn trọc mãi. Nó cứ sợ không biết mình có làm tốt nhiệm vụ không và nhất là bọn trẻ nơi nhà mở có thân thiện không. Nhưng khi nghĩ đến hình ảnh cô bé mà nó gặp tháng trước, nó thấy vững tin hơn rất nhiều.
Trong chiến dịch này, nó cùng các bạn trong đội phụ trách dẫn các em thiếu nhi chơi trò chơi ở Đầm Sen. Mỗi người sẽ được chọn bởi hai bé và sẽ chịu trách nhiệm dẫn dắt hai bé đó trong suốt buổi đi chơi. Nó hồi hộp chờ đợi xem có bé nào chọn mình không.
Một bé trai chạy đến bên nó, nắm tay nó một cách rất tự nhiên “Chị dẫn em đi chơi”. Nó sung sướng đến phát khóc, bế bổng thằng nhóc trên tay. Một bé gái lớn hơn một chút cũng đến bên “Chị ơi, em muốn chơi tàu lượn kia kìa”. Thế là nó đã có hai người bạn mới.
Suốt buổi hôm đó, thằng nhóc đôi lúc lại khóc ré lên vì không được chơi trò chơi mình mong muốn. Nhưng nó chẳng phiền lòng chút nào. Nó nhớ đến đứa em ở nhà và dỗ dành thằng nhóc như em của mình.
Bé gái kia thì ít nói hơn, nhưng cũng tỏ vẻ quý người chị ngang hông này ra phết. Lúc chia tay, ba chị em rưng rưng nước mắt. Thậm chí thằng nhóc còn khóc ré lên, không chịu buông tay nó ra. Nhìn chiếc xe đưa các em về trở lại nhà mở, mắt nó nhòe đi.
Hôm nay nó về quê. Nhưng hành trang trên vai nó không chỉ là những món quà tết đơn thuần như mọi năm mà còn có một món quà rất vô giá. Nó mở bóp ra, ngắm nhìn tấm hình đã chụp chung với hai đứa trẻ. Nó tự nhủ “Nhất định qua tết, mình sẽ đến nhà mở đó để lì xì cho bọn trẻ”.
Theo Mực Tím
Báo động đỏ văn hóa nhận lì xì Tết của teen
Vừa nhận tiền lì xì của người lớn liền móc ra đếm, rồi nói cạnh nói khoáy, chê ỉ chê ôi nếu ai không "xì" ra thêm thì... liền quay mặt. Thậm chí, nhiều bạn coi việc lì xì Tết là một cơ hội kiếm chác...
Canh người cho nhiều, bỏ liều người cho ít?
Chuyện ai cho nhiều tiền thì thích, ai cho ít thì chê bai là chuyện rất thường xảy ra trong cách cư xử thiếu lịch sự của rất nhiều bạn teen. Thậm chí, nhiều bạn ngoảnh mặt làm ngơ, chẳng thèm lấy tiền của những người cho ít, hay khi ai cho ít thì mặt mũi chẳng mấy vui, lúc nào cũng "nhăn nhó", nói ngả nói nghiêng. Không ít bạn còn cầm tiền rồi quay mặt đi chê ít, cố tình để "khổ chủ" nghe mà cảm thấy nhột.
Chuyện buồn lòng như của anh chàng tên Minh Quang (sn1995). Chuyện là Tết đến, với tính vô tâm, Minh Quang chỉ thích chăm chú đợi lì xì. Ai vừa đến cửa là anh chàng tíu tít "nhắc khéo", thậm chí "vòi" thẳng thừng. Thế nhưng chẳng phải xin lấy may, Minh Quang còn muốn xin lấy "doanh số". Nhưng chẳng khéo léo hay tế nhị, nhiều khách của gia đình đến mà cho ít, Minh Quang cố tình nói bóng nói gió rồi tỏ vẻ coi thường.
Thậm chí ai vừa đưa là anh chàng đếm ngay trước mặt để người kia thấy ngại. Chẳng vậy mà Minh Quang làm bố mẹ "xấu hổ" và ngại ngùng phải xin lỗi khách suốt những ngày Tết. Nhiều bạn bè biết chuyện, cũng "cười kểnh" về cách cư xử "lớn mà không khôn" của Quang.
Không chỉ có thái độ sỗ sàng như Quang, một số teen còn "xem thường" thậm chí không thèm lấy lì xì của những người "hầu bao mỏng". Ngược lại, đối với những người cho nhiều lại "xum xuê". Việc này khiến nhiều người cảm giác mất tự tin khi lì xì ít, thậm chí ấn tượng không mấy tốt.
Chê... thẳng mặt
Ngoài chuyện khéo léo né chẳng thèm nhận "tiền lẻ", nhiều bạn nhận rồi quay sang nói thẳng luôn là "ít quá" và đề nghị cho thêm, Không lạ gì chuyện teen nhà mình vừa cầm tiền, liền đếm rồi cười kểnh, nói giọng xem thường: "Tưởng năm nay cô/ chú xộp cho tăng thêm, chứ thế này chẳng đủ tiền cafe cho cháu". Toàn những lời lẽ chẳng thể chấp nhận chút nào.
Cô nàng Mỹ Linh (sn1994) là một trong những trường hợp giống như thế. Nhà giàu, thế nên đến Tết, nhân viên của bố mẹ đến nhà, Linh rất xem thường. Mỗi khi có ai đến "mừng tuổi" mà cho ít, Linh không ngại nói thẳng: "Cô/ Chú mừng tuổi cho con sếp mà thế này thì coi sao được". Không thì khi khách về còn đứng cửa mà cho chẳng bao nhiêu, Linh liền mỉa mải: "Đến ăn uống, bày bừa cho đã rồi tay không đi về, thế mà cũng làm được".
Nhiều bạn "ghét quá" nên cứ nói thẳng mặt chẳng ngại. Bởi bố mẹ mình làm "sếp", chẳng ai dám nói gì. Thêm vào đó là các bạn ấy đều cho rằng việc, ăn xong phải lì xì là lẽ... đương nhiên, ai không như vậy thì bị chửi cũng đáng. Thế nhưng, các bạn í đâu biết rằng càng như thế, càng làm mất mặt bố mẹ vì... không biết dạy con.
Vòi thêm cho bằng được
Một hành động xấu xí không kém nữa là việc bám theo người này người kia vòi tiền Tết cho bằng được. Nghĩa là ai không cho thì xin cho bằng được, ai cho ít thì đeo theo vừa xin vừa than khổ, còn ai cho nhiều thì tìm cách xin thêm nữa càng tốt. Nhiều bạn vẫn cứ thế, nhỏ không bỏ, lớn chẳng tha, Tết đến "hoạt động", chúc Tết, đeo đẳng người khác liên tục nhằm "kiếm tiền" chơi Tết.
Với "chiêu" vòi tiền này, nhiều bạn khiến khách khứa vừa ngại vừa sợ, thực sự chẳng mấy ai "ưa" được cái cách đòi dai. Nhiều người thậm chí "ngán" nên... cho đại luôn cho đủ thủ tục rồi về.
Lì xì - mừng tuổi là một phong tục của nước ta từ lâu đời. Tiền mừng tuổi được xem là một nét đẹp truyền thống trong mỗi dịp Tết của người dân Việt Nam. Việc tặng tiền mừng tuổi cho người thân có ý nghĩa chúc phúc chân thành đến nhau. Thế nhưng nhiều bạn lại tận dụng nó như một cơ hội kiếm chác hợp lí, "móc tiền" có lí do từ túi người khác. Quả thật là một hành động đáng lên án và chẳng hay ho chút nào. Nếu đã từng "một thời" vướng phải, thì cần bỏ ngay bạn nhé!
Theo PLXH
Cận Tết, đồng 2 USD 'đẹp' bị săn lùng Với quan niệm đồng 2 USD mang lại may mắn, hạnh phúc, nhiều người Việt thích sưu tầm tờ tiền này. Đặc biệt, trong dịp Tết thì đổi 2 USD để lì xì đã trở thành một xu hướng của người dân. Xôn xao mua "đồng đô-la may mắn" Càng gần Tết, người dân càng có nhu cầu cao về đổi tiền lẻ....