Bao lâu nên gội đầu là đúng nhất?
Nhiều người nghĩ gội đầu cũng giống như đánh răng, nên được thực hiện hằng ngày. Tuy nhiên, tần suất gội đầu lại phụ thuộc vào một vài yếu tố như loại tóc và cấu trúc tóc, hoặc mức độ hoạt động hằng ngày, theo The Healthy.
Cách ngày hoặc ba ngày gội một lần là tần suất hợp lý cho hầu hết các loại tóc – SHUTTERSTOCK
Nên gội đầu bao lâu một lần?
Tần suất gội đầu tùy thuộc vào loại và cấu trúc tóc.
Nếu da đầu nhờn hoặc tóc mỏng, tốt nhất nên gội đầu hằng ngày.
Trong khi đó, tóc thô hoặc khô chỉ nên gội một lần một tuần để tránh hư tổn thêm.
Cách ngày hoặc 3 ngày một lần là tần suất hợp lý cho hầu hết các loại tóc.
Sau khi gội đầu, hãy nhẹ nhàng lau khô bằng khăn vì tóc yếu nhất khi ướt. Chà xát mạnh có thể làm rụng tóc. Điều này cũng có thể làm thô lớp ngoài cùng của tóc khiến tóc bị xoăn cứng.
Bạn cũng nên hạn chế sử dụng các dụng cụ nhiệt như máy sấy và nên để tóc khô tự nhiên. Nếu phải sấy khô, hãy sử dụng sản phẩm tạo kiểu tóc có chất bảo vệ nhiệt, theo The Healthy.
Có nên dùng dầu xả không?
Sau khi xả sạch dầu gội đầu, bạn nên tiếp tục sử dụng dầu xả. Nếu tóc không bị dầu, bạn có thể sử dụng dầu xả vào những ngày không gội đầu để cung cấp thêm độ ẩm cho tóc.
Video đang HOT
Khi xoa dầu xả, hãy tập trung xoa lên phần thân tóc, đặc biệt là phần gần ngọn tóc và không bôi dầu xả lên da đầu. Xả nước thật sạch để tránh làm bết tóc hoặc tích tụ dầu xả trên da đầu. Dùng nước lạnh để xả giúp đóng lớp biểu bì của tóc và giúp tóc bóng mượt hơn.
Sau khi gội đầu, hãy nhẹ nhàng lau khô bằng khăn để tránh rụng tóc – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Cách chọn dầu gội và dầu xả
Việc lựa chọn dầu gội và dầu xả phụ thuộc vào loại và cấu trúc tóc. Nếu tóc đã nhuộm, khô, hư tổn hoặc mỏng thì phải chọn các sản phẩm dành riêng cho những đặc điểm này để giữ cho mái tóc luôn sáng bóng và không bị hư tổn, theo The Healthy.
Nếu tóc rất khô, không nên sử dụng các loại dầu gội quá mạnh như sản phẩm “làm sạch” nhiều hơn 1 lần một tuần.
Nên hạn chế dùng các sản phẩm dầu gội và dầu xả 2 trong 1, đặc biệt đối với da đầu nhờn.
Gàu hoặc các tình trạng khác
Tình trạng này thường có thể được khắc phục bằng Head & Shoulders và Selsun Blue, nhưng tốt nhất nên đến gặp bác sĩ da liễu nếu không cải thiện.
Ngoài ra, nếu đang bị ngứa da đầu và có vảy nhờn, các bác sĩ da liễu khuyên nên gội đầu thường xuyên hơn và tránh các sản phẩm có chứa sulfat mạnh.
Việc chà mạnh tay có thể gây kích ứng, vì vậy khi gội đầu, chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng dầu gội vào da đầu bằng đầu ngón tay chứ không phải móng tay, theo The Healthy.
Vừa ăn cơm xong, chớ dại mà uống ngay 4 loại nước này để "ôm họa" cho các bộ phận của cơ thể
Nhiều người khi ăn no xong thường có thói quen thưởng thức vài tách trà, một cốc nước mát lạnh... mà không biết thói quen này có thể gây hại cho chính sức khỏe của cả gia đình.
Ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản của con người bởi nó chính là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong khoảng thời gian 30 phút - 1 tiếng sau khi ăn cơm là lúc cơ thể dễ bị tổn thương nhất, do lúc này hệ tiêu hóa đang tiến hành công việc tiêu thụ thức ăn, nếu bạn hoạt động mạnh hoặc bổ sung thêm các thực phẩm không phù hợp thì có thể gây hại cho dạ dày và ruột.
30 phút - 1 tiếng sau khi ăn cơm là lúc cơ thể dễ bị tổn thương nhất.
Các chuyên gia về dinh dưỡng cho rằng, sau bữa ăn bạn không chỉ cần tránh đi ngủ, đi tắm ngay mà còn nên từ chối 4 loại nước uống sau đây.
4 loại nước tuyệt đối KHÔNG nên uống sau khi ăn cơm
1. Không uống trà xanh sau khi ăn cơm no
Với người Việt Nam, trà xanh có thể nói là loại nước uống dân dã và quen thuộc nhất. Vị thơm của trà giúp chúng ta có một tinh thần thoải mái. Đồng thời, trà xanh còn được chứng minh là đem lại nhiều lợi ích cho tim mạch.
Tuy nhiên, thói quen uống nước trà ngay sau bữa ăn là một thói quen gây hại cho hệ tiêu hóa mà rất nhiều người Việt Nam đang mắc phải.
Theo ThS.BS. Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), mọi người cần phải bỏ ngay thói quen uống trà ngay sau bữa ăn vì trong trà có chứa chất tannin có thể gây rối loạn tiêu hóa . Đồng thời, chúng sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Đặc biệt, nếu bạn ăn nhiều đồ dầu mỡ, đạm mà uống trà xanh thì sẽ gây ra tình trạng táo bón, khó tiêu. Những người đang mắc viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản mà uống trà sau bữa ăn thì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
2. Không uống nước lạnh khi ăn no
Uống đồ lạnh sau bữa cơm là thói quen của nhiều người trẻ, tuy nhiên nếu đồ uống lạnh quá mức có thể khiến các vi mạch trong dạ dày và ruột co thắt lại từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa tức thì.
Với người trung niên, cao tuổi, dạ dày và ruột thường nhạy cảm với đồ lạnh hơn. Việc uống đồ lạnh ngay sau khi ăn có thể gây ra co thắt dạ dày , gây đau bụng, tiêu chảy hoặc khó tiêu. Hơn nữa, việc bạn uống nước sau khi ăn cũng sẽ làm loãng axit trong dạ dày, cản trở quá trình tiêu hóa và gây đầy hơi. Nếu muốn uống, bạn nên chờ ít nhất 1 giờ sau khi ăn cơm.
3. Không uống nước trái cây
Nước ép trái cây rất có lợi cho sức khỏe bởi chúng cung cấp lượng chất xơ, vitamin dồi dào. Thế nhưng uống nước ép khi đang no lại gây ra những hậu quả khó lường. Nước ép trái cây chứa một số lượng lớn các loại axit, đường, glucose, fructose, tinh bột...điều này sẽ khiến cơ quan tiêu hóa làm việc quá sức.
Hơn nữa, khi đang ăn no mà uống nước ép trái cây lạnh sẽ khiến nhiệt độ dạ dày thay đổi đột ngột gây co mạch, ảnh hưởng đến tiêu hóa và nhu động ruột của dạ dày, thậm chí có thể gây co thắt dạ dày.
4. Uống nước dừa sau bữa cơm tối
Nước dừa là một trong những thức uống thiên nhiên lành mạnh nhất hành tinh. Trong nước dừa có chứa nhiều axit lauric, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, khởi động quá trình trao đổi chất của bạn và giúp giảm cân hiệu quả.
Chúng sẽ rất tốt khi được uống vào ban ngày. Nhưng do loại nước này có tác dụng lợi tiểu, việc uống nước dừa vào sau bữa tối có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Hơn nữa, uống nước dừa khi đang no cũng sẽ tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa.
Theo NDTV, thời điểm tốt nhất để uống nước dừa là vào bữa ăn sáng. Ngoài ra, bạn nên nhớ không uống nhiều hơn 3-4 trái một ngày hoặc uống liên tục trong nhiều ngày. Uống nước dừa cần tránh pha thêm đường, đá và các hóa chất khác.
Vậy nên uống nước như thế nào là tốt cho sức khỏe?
Thay vì uống nước sau bữa ăn, tại sao bạn không hình thành thói quen uống 300ml nước ấm trước bữa ăn để tăng cường trao đổi chất, từ đó hệ tiêu hóa sẽ xử lý thực phẩm một cách trơn tru và nhanh chóng, hạn chế nguy cơ tích mỡ.
Thói quen uống 300ml nước ấm trước bữa ăn sẽ giúp tăng cường trao đổi chất.
Theo Healthline, nếu chúng ta hình thành thói quen uống nước khi bụng rỗng thì có thể làm giảm sự thèm ăn và giúp giảm cân hiệu quả. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những người uống 2 ly nước trước bữa ăn sẽ tiêu thụ ít hơn 75-90 calo khi ăn.
6 sai lầm nhiều người mắc phải khi sử dụng thực phẩm đông lạnh Đông lạnh là một cách tuyệt vời để tích trữ thực phẩm trong thời gian dài. Tuy nhiên, chúng ta cũng hay mắc phải một số sai lầm khi sử dụng thực phẩm đông lạnh, theo Web MD. Nên làm sạch lò vi sóng sau mỗi lần sử dụng để không tích tụ vi khuẩn. - ẢNH: SHUTTERSTOCK Rã đông không an toàn...