Báo lãi ngàn tỷ, thời điểm thử thách vị thế ông lớn ngân hàng
Nhiều ngân hàng có lợi nhuận quý 1/2020 tăng bất chấp đại dịch và nỗ lực bơm hàng trăm ngàn tỷ đồng vốn rẻ ra thị trường. Sự mở rộng về quy mô, đa dạng về sản phẩm và dịch vụ,… là cứu cánh cho lĩnh vực này.
Nhiều ngân hàng báo lãi
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương – Techcombank (TCB) công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2020 với lợi nhuận trước thuế tăng 19,2%, lên 3.100 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý 1 của Techcombank đạt 2.506 tỷ đồng, cũng cao hơn mức 2.092 tỷ đồng trong quý 1/2009.
Đây cũng là quý thứ 18 liên tiếp ngân hàng của ông Hồ Hùng Anh ghi nhận doanh thu tăng ( 37,3% lên 6.000 tỷ đồng). Đặc biệt, Techcombank ghi dấu ấn với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trong 12 tháng gần nhất đạt 3,0%, chỉ số CAR theo Basel II đạt mức 16,6%, cao hơn gấp đôi so với mức quy định
Tổng tài sản đạt 391,8 nghìn tỷ đồng, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm ngoái, và tăng 2,1% so với thời điểm cuối 2019. Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng tại 31/3/2020 đạt 265,4 nghìn tỷ, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,9% so với cuối năm 2019. Với kết quả này, Techcombank vẫn vững ở top đầu hệ thống cùng với 4 ông lớn quốc doanh.
Cùng ngày, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) công bố BCTC Hợp nhất quý 1/2020 với nhận lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 779 tỷ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý 1/2020, thu nhập lãi thuần của SHB đạt 1.684 tỷ đồng, tăng 24,5% so với cùng kỳ. Đến cuối tháng 3/2020, tổng tài sản của ngân hàng đạt 368.982 tỷ đồng, tăng 1% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng tới 6,41% lên 282.160 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP An Bình cũng cho biết, đến 31/03/2020 đạt 362 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tổng tài sản đạt 95.285 tỷ đồng. Huy động từ khách hàng đạt 71.635 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2019; Dư nợ tín dụng đạt 59.205 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ 2019. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2% tổng dư nợ
Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển TP.HCM – HDBank của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo có doanh thu hoạt động hợp nhất quý 1 tăng 27,8% lên 3.150 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng 13,5% lên 1.251 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,08%.
Lợi nhuận các ngân hàng có xu hướng giảm trong quý 1/2020.
Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) thậm chí còn ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 1/2020 tăng khá so với cùng kỳ, lên 1.075 tỷ đồng, với đóng góp chính vẫn từ lãi thuần từ hoạt động cho vay. Còn lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) của ông Ngô Chí Dũng cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ lên gần 1.660 tỷ đồng.
Cũng trong quý 1/2020, bất chấp đại dịch Covid-19, nhiều ngân hàng vẫn ồ ạt tuyển dụng và không cắt giảm lương nhân viên, thậm chí ở một số ngân hàng mức lương bình quân còn tăng so với quý 1/2019. Theo báo cáo, một số ngân hàng tuyển dụng thêm trong kỳ gồm có: TPBank, Vietcombank, ACB, LienVietPostBank, NamABank, VPBank, VIB,…
Video đang HOT
Nhiều ngân hàng báo lợi nhuận tăng trưởng trong quý 1/2020 là diễn biến khá bất ngờ. Trước đó, nhiều dự báo cho rằng, các ngân hàng sẽ chứng kiến lợi nhuận giảm ngay từ quý 1 và trong cả năm 2020 do dịch Covid-19.
Thử thách và phân hóa mạnh
Ông Lê Hải – Quyền Tổng Giám đốc ABBANK nhận định, ngân hàng vẫn có sự tăng trưởng và khả quan trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như thế giới gặp nhiều khó khăn. Với tình hình dịch bệnh kéo dài, ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của nhiều ngành nghề và doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng đã xây dựng các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp như miễn/giảm lãi/phí, hạ lãi suất, cơ cấu lại các khoản nợ…
Xét tổng thể, trong quý 1/2020, kết quả hoạt động của phần lớn ngân hàng không còn tươi sáng như trong năm 2019. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cũng không còn đồng đều đạt mức 30-50%/năm. Các ngân hàng sẽ gặp khó khăn, xu hướng tăng trưởng mạnh có dấu hiệu chậm lại bởi tăng trưởng cho vay gặp khó khăn do dịch bệnh, nợ xấu tăng lên và nguyên nhân chính là do các ngân hàng cắt giảm lãi suất cho vay.
Trong 4 năm trước đó, ông lớn Vietcombank (VCB) ghi nhận tăng trưởng bình quân quý 1 lên tới 43%. Nhưng năm nay đã khác, lợi nhuận của VCB giảm 11%. Vietinbank (CTG) cũng ghi nhận lợi nhuận giảm nhẹ. Ngân hàng Sacombank báo cáo lợi nhuận trước thuế giảm 7% sau 3 năm tăng liên tục.
Nợ xấu có thể gia tăng và các ngân hàng chứng kiến sự phân hóa mạnh trong quý 2.
Theo NHNN, dư nợ tín dụng 3 tháng đầu năm tăng 1,3%, thấp hơn cùng kỳ năm trước. Dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng bởi Covid-19 khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro với hoạt động ngân hàng.
Trong một báo cáo gần đây, CTCK SSI ước tính các ngân hàng đã dồn nguồn vốn rẻ khoảng 600 ngàn tỷ (khoảng 25 tỷ USD) ra thị trường qua 2 gói ưu đãi khủng. Với mức lãi suất giảm từ 0,5-4,5 điểm %, các ngân hàng có thể hụt lãi cả tỷ USD.
Theo một báo cáo đánh giá của NamABank, cũng như thế giới, nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động nặng nề từ đại dịch Corona, qua đó ảnh hưởng tới hoạt động ngành ngân hàng. Do vậy, ngân hàng sẽ chọn giải pháp an toàn, đặt kế hoạch phát triển ở mức vừa phải.
Mặc dù quý 1 chưa chứng kiến nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh, song khoảng thời gian này nhiều doanh nghiệp, khách hàng của ngân hàng, đã đình trệ sản xuất, xuất khẩu nhất là sang thị trường lớn Trung Quốc. Các nhà băng cũng chủ động khi trích lập dự phòng lớn hơn.
Như Techcombank đã tăng vọt trích lập dự phòng từ mức 167 tỷ đồng quý 1/2019 lên 772 tỷ đồng trong quý 1/2020. Dù thận trọng nhưng TCB vẫn khá may mắn khi giữ được vị trí số 1 về tỷ suất lợi nhuận và vị thế vốn vững chắc qua chỉ số CAR theo Basel II đạt mức 16,6%, cao hơn gấp đôi so với mức quy định.
Có thể thấy, sự phân hóa trong quý 1 đã bắt đầu, trong khi nhiều ngân hàng giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối thì nhiều ngân hàng đã có dấu hiệu suy giảm. Từ quý 2, sự phân hóa có thể sẽ rõ ràng hơn khi khả năng chi trả, thanh toán yếu kém của các doanh nghiệp, khách hàng bắt đầu lộ diện và nợ xấu sẽ lên cao. Điều các ngân hàng trông đợi là khách hàng sẽ sớm hồi phục và nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh trở lại vào nửa cuối năm.
Mặc cho nhóm ngân hàng đỏ lửa, cổ phiếu SHB của bầu Hiển vẫn tăng gần 39%
Trong khi nhiều cổ phiếu trong nhóm ngân hàng giảm điểm trong phiên 28/2 nói riêng và trong cả tuần giao dịch 24-28/2 nói chung thì cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội lại nổi lên như một ngôi sao sáng.
Kết phiên 28/2, cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB) có giá 9.600 đồng/cp, xác lập mức tăng trần trong 3 phiên từ 26-28/2, tương ứng tăng hơn 39% trong vòng 1 tuần qua.
Đà tăng của SHB diễn ra trong bối cảnh hầu như các cổ phiếu trong ngành đều giảm sút. Tính trong 1 tuần qua, từ phiên 24-28/2, cổ phiếu VCB giảm gần 8%, cổ phiếu BID giảm hơn 11%,...
Diễn biến giá cổ phiếu của SHB tuần 24-28/2. Nguồn: VietstockFinance.
Trước đó, cổ phiếu SHB cũng có phiên tăng trần trong ngày chốt danh sách cổ đông để phát hành cổ phiếu trả cổ tức (phiên 5/2).
Theo kết quả phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB), hơn 251 triệu cp đã được phân phối cho 33.452 cổ đông hiện hữu, nâng số cổ phiếu đang lưu hành của SHB lên gần 1.455 triệu cp.
Đây là số cổ phiếu dùng để trả cổ tức năm 2017 và 2018 cho cổ đông của SHB với tỷ lệ 20,9%, và được dự kiến giao dịch trong tháng 3/2020.
Như vậy, sau khi phát hành 251 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ của SHB tăng từ 12.036 tỷ đồng lên hơn 14.550 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành văn bản chấp thuận việc SHB tăng vốn điều lệ hơn 3.000 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Phương án tăng vốn điều lệ này đã được Đại hội đồng cổ đông SHB thông qua tại Nghị quyết số 01/NQ-ĐHĐCĐ ngày 23/4/2019. Để thực hiện tăng vốn, ngân hàng SHB sẽ phát hành gần 300,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Như vậy, từ việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu ra công chúng, SHB sẽ tăng vốn điều lệ thêm 5.500 tỷ đồng lên mức hơn 17.500 tỷ đồng (tương đương mức tăng hơn 45%). Mục đích tăng vốn của SHB nhằm đạt chuẩn Basel II vào năm 2020.
Sắp được tăng vốn, cổ phiếu SHB leo đỉnh?
Ngoài việc được tăng vốn điều lệ thì tình hình kinh doanh trong năm 2019 của Ngân hàng khá khả quan khi ghi nhận tới 7.890 tỷ đồng thu nhập lãi thuần trong năm, tăng mạnh 42% so với năm 2018.
Trong khi các nhà băng khác giảm hoặc tăng trưởng kém ở mảng kinh doanh ngoại hối thì SHB báo tăng vọt 153% lên mức 156 tỷ đồng. Tương tự, mua bán chứng khoán đầu tư cũng khả quan với 471 tỷ đồng, tức tăng 69%. Hoạt động khác đạt 192 tỷ đồng lãi thuần, tăng 47%.
Riêng hoạt động dịch vụ suy giảm gần 3% xuống 694 tỷ đồng.
Đổi lại, chi phí hoạt động của SHB cũng tăng mạnh 23% khi chiếm 3.959 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của SHB cũng là vấn đề đáng lo ngại khi tăng cao hơn 66% lên mức 2.369 tỷ đồng.
Sau khi trừ các chi phí khác, SHB lãi ròng 2.458 tỷ đồng, tăng khá 47% so với năm 2018. Ghi nhận mức lãi lớn nhất từ trước đến nay mà nhà băng này đạt được.
Năm 2019, SHB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.068 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả đạt được là 3078 tỷ đồng, nhà băng này cũng vừa đủ hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Cận Tết, lãi suất ngân hàng GPBank và một số ngân hàng lớn tăng hay giảm? Mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng GPBank là 8% áp dụng cho kì hạn gửi 13 tháng với số tiền gửi từ 3 tỉ đồng trở lên. Bên cạnh đó, một số ngân hàng khác lãi suất cũng có những thay đổi nhất định. Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân...