Báo hoa mai băng qua sông, “khúc gỗ” bất động khiến nó sợ hãi quay ngược lại
Một cuộc gặp mặt tình cờ giữa hai loài động vật ăn thịt, một kẻ là bậc thầy săn mồi trên bờ, một là bậc thầy ở dưới nước.
Ảnh: Cắt từ video trong bài
Cá sấu được xem là bá chủ ở dưới nước, chúng là loài ăn thịt đáng sợ với thói quen rình rập con mồi từ dưới nước và tấn công chớp nhoáng khiến nạn nhân trở tay không kịp. Đôi khi cá sấu còn ngụy trang như một khúc gỗ trôi sông để đánh lừa nạn nhân của mình.
Báo hoa mai đụng độ cá sấu. Ảnh: Mirror
Một con báo hoa mai khi đang đi ngang qua một con sông, nơi có những tảng đá lớn nổi lên giúp nó có thể băng qua dễ dàng thì bất ngờ đụng phải một chướng ngại vật trên đường. Đó chính là một con cá sấu!
Mặc dù cá sấu chỉ nằm yên bất động nhưng lại tạo áp lực không hề nhỏ khiến con báo cảm thấy chần chừ, sau một hồi quan sát nó quyết định quay ngược trở lại mà không đi tiếp qua bờ bên kia như ý định lúc đầu. Đoạn phim được Lymon quay tại Pilanesberg, Nam Phi.
Báo hoa mai đụng độ cá sấu khi qua sông. Nguồn: LastSightingKrugers
Nguồn: LastSightingKrugers
Theo Helino
Tin buồn: Nóng lên toàn cầu sẽ làm sản lượng năng lượng Mặt Trời giảm đáng kể
Nếu Trái Đất tiếp tục nóng lên, năng lượng sạch có được từ ánh sáng Mặt Trời sẽ không thể cứu rỗi nhân loại khỏi diệt vong.
Mặt Trời là nguồn năng lượng sạch có thể giúp nhân loại tránh phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm. Ta mong rằng qua việc ứng dụng năng lượng Mặt Trời và giảm việc đốt than và dầu, hành tinh sẽ bớt nóng, nhân loại sẽ có thêm chút thời gian để hưởng thụ sự sống trên Trái Đất.
Nhưng có một chướng ngại vật trên con đường gập ghềnh đó: việc khí hậu thay đổi sẽ ảnh hưởng nặng nề tới việc sản xuất năng lượng Mặt Trời. Một số địa điểm trên Trái Đất sẽ nhận về nhiều ánh nắng Mặt Trời hơn, trong khi đó một số nơi lại thiếu ánh nắng; mây (hay cụ thể hơn là lượng nước có trong khí quyển) là lý do chính gây nên sự khác biệt này.
Khoa học không thể tính toán rõ ràng lượng nắng mỗi vùng nhận được sẽ khác biệt ra sao. Các mô hình giả lập thời tiết không thể dự đoán trước chuyện gì sẽ xảy ra.
Nhưng khó khăn vẫn chưa dừng tại đó. Tại Viện Công nghệ Massachusetts MIT, hai nhà nghiên cứu là Ian Peters và Tonio Buonassisi công bố một yếu tố nữa ảnh hưởng được tới sản lượng năng lượng Mặt Trời: đó là nhiệt độ.
Trời càng nóng, nhiệt độ càng cao, sản lượng của pin Mặt Trời sẽ càng giảm. Ta thậm chí còn chưa rõ ảnh hưởng nặng nề tới đâu, đó là lý do Peters và Buonassisi tập trung vào nghiên cứu vấn đề mới.
Những hệ thống quang điện tạo ra dòng điện khi ánh sáng chuyển năng lượng vào các hạt electron. Quá trình này còn tạo ra những "lỗ" có điện tích dương, đi ngược hướng electron.
Có một yếu tố quan trọn thế này: hiệu năng của hệ thống quang điện dựa nhiều vào tốc độ các electron kết hợp với các lỗ nói trên, việc này sẽ khiến electron rời khói vật chất dẫn điện và làm giảm sản lượng điện sản xuất được. Quá trình này rất nhạy cảm với nhiệt độ cao, khi mà nhiệt càng lớn thì tốc độ kết hợp sẽ càng lớn, hiệu năng hệ thống sẽ càng thấp.
Trái Đất càng nóng lên thì hiển nhiên pin Mặt Trời sẽ kém hiệu quả đi. Theo tính toán của Peters và Buonassisi, cứ mỗi một độ tăng lên thì hiệu năng hệ thống quang điện sẽ giảm 0,45%.
Dựa vào mô hình giả lập do Ban Hội thẩm Biến đổi Khí hậu Quốc tế cung cấp, Peters và Buonassisi đưa ra những kết quả đáng ngoại: "Khi nhiệt độ khắp nơi tăng lên, sản lượng năng lượng giảm khắp nơi". Tệ hơn nữa, sẽ có những nơi gánh chịu hậu quả nặng nề hơn cả, như miền nam nước Mỹ, Nam Phi và Trung Á.
Hiện tại, cách thức đối phó có thể có là cải tiến công nghệ sản xuất năng lượng Mặt Trời bằng vật liệu mới. Dùng phương pháp nào đi nữa, hiện tượng nóng lên toàn cầu vẫn sẽ ảnh hưởng tới sản lượng năng lượng Mặt Trời. Nếu không sớm tìm ra phương cách giải quyết, lối thoát duy nhất của ta trong thời kỳ khủng hoảng năng lượng sẽ bị chặn lại bởi cái nóng kinh người.
Theo Trí thức trẻ
Vì sao phải tiêm thuốc độc vào sừng tê giác? Để bảo vệ tê giác khỏi nạn săn bắt lấy sừng, người ta đã tiêm thuốc độc vào sừng loài động vật này. Tuy nhiên, hiện có nhiều phương pháp bảo vệ tê giác khác đã được các khu bảo tồn ở Nam Phi sử dụng thay thế. Theo Báo Thanh Niên