Bảo hiểm y tế chưa phải “bùa hộ mệnh” cho người dân
Sáng nay, 22-5, thảo luận tại hội trường Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, nhiều đại biểu cho rằng, chất lượng dịch vụ y tế ở Việt Nam chưa đồng đều, nhiều người có bảo hiểm y tế nhưng sẵn sàng bỏ tiền ra để khám dịch vụ. Do vậy, cần có chính sách để người dân thực sự được hưởng dịch vụ tốt của bảo hiểm.
Trước khi tham gia thảo luận, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
Theo đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tập trung vào một số nội dung quan trọng, đó là sửa đổi các quy định về bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế; về quy định tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; về quản lý, phân bổ sử dụng và xử lý kết dư, bội chi quỹ bảo hiểm y tế; về quy định giảm mức cùng chi trả đối với thân nhân người có công với cách mạng, người thuộc hộ gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn; về thanh toán khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với bệnh nhân tự đi khám bệnh, chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Theo các đại biểu, đây là dự án luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhưng nhiều quy định hiện hành đang gặp vướng mắc cần tháo gỡ.
Khá đông ý kiến đại biểu cho rằng, dự thảo Luật chưa nói rõ một số quy định gây bức xúc trong nhân dân như chi trả khám chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến…
Video đang HOT
Theo đại biểu, Tôn Ngọc Hạnh (Đắc Nông): Hiện chất lượng dịch vụ y tế ở Việt Nam chưa đồng đều, người dân hay dồn lên bệnh viện tuyến trên, làm các bệnh viện tuyến trên ùn tắc. Bên cạnh đó, số đông người dân đều đi khám trái tuyến vì tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu.
Đại biểu Nguyễn Hữu Đức (Đồng Tháp) cũng cho rằng, dịch vụ khám ở các bệnh viện rất khác nhau, nhiều người có bảo hiểm y tế nhưng sẵn sàng bỏ tiền ra để khám dịch vụ. Do vậy, cần có chính sách để người dân thực sự được hưởng dịch vụ tốt của bảo hiểm.
Nhiều đại biểu cho rằng, mặc dù trong luật đã quy định cụ thể các đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT nhưng việc tuân thủ pháp luật của các đối tượng này chưa cao.
Theo ý kiến của các đại biểu, để thực hiện được mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân thì cần phải quy định bắt buộc tham gia đối với tất cả các đối tượng, Nhà nước sử dụng cơ chế hỗ trợ ngân sách trực tiếp cho một bộ phận người dân tham gia BHYT, cũng như cơ chế chính sách về giá dịch vụ y tế để thúc đẩy toàn dân tham gia bảo hiểm y tế.
Cũng theo các đại biểu Quốc hội, Việt Nam đứng thứ 13 thế giới về số lượng trẻ em bị suy dinh dưỡng, nằm trong nhóm 34 nước có gánh nặng về suy dinh dưỡng. Hiện chúng ta có Việt Nam có 2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, 220.000 suy dinh dưỡng nặng, có nguy cơ tử vong.
Do vậy, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em và có dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ em chống lại tình trạng suy dinh dưỡng. Phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ thấp còi xuống dưới 20%.
Các đại biểu cũng đưa ra ý kiến về dịch sởi bùng phát trong thời gian vừa qua. Theo đại biểu Hà Thị Lan (Bắc Giang), dịch sởi và chân tay miệng trong thời gian qua là bằng chứng điển hình, những em bị suy dinh dưỡng, có thể trạng yếu dễ mắc bệnh và có tỉ lệ tử vong cao hơn những em có không bị suy dinh dưỡng. Do vậy, cần có những dịch vụ y tế đầy đủ để trong sóc trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Đồng quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) cho rằng: Luật Bảo hiểm y tế chưa đề cập tới bệnh suy dinh dưỡng của trẻ em. “Tôi tha thiết đề nghị cần bổ sung quy định chi trả cho trẻ em dưới 5 tuổi đi khám suy dinh dưỡng. Trẻ em cần có đầy đủ các dịch vụ về bảo hiểm y tế về dinh dưỡng”, đại biểu Tiến Sinh nói.
* Chiều nay, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Toà án nhân dân sửa đổi và dự án Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân sửa đổi.
Theo ANTD
Cho ý kiến sửa đổi quy định lấy phiếu tín nhiệm
Văn phòng Quốc hội cho biết, tiếp tục phiên họp thứ 27, tuần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35/2012/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Đáng chú ý, tuần này, UBTVQH sẽ thảo luận về dự án Luật Hộ tịch và dự án Luật Căn cước công dân. Theo dự thảo Luật Căn cước công dân, tới đây, sẽ có một số thay đổi quan trọng trong việc cấp chứng minh nhân dân (CMND) cho công dân. Cụ thể, số CMND được quy định là số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, là dãy số tự nhiên gồm 12 số, được cấp cho mỗi công dân Việt Nam và không lặp lại ở người khác, dùng để xác định dữ liệu về căn cước và dữ liệu khác về công dân.
Theo ANTD
Xã, phường vẫn chứng thực giấy tờ Ngày 20-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bắt đầu phiên họp thứ 25. Trong ngày làm việc đầu tiên, UBTVQH đã cho ý kiến về những vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) và dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Quận, huyện, xã, phường sẽ tiếp tục chứng...