Bảo hiểm thiệt hại do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng/người
Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra được Bộ Tài chính nâng lên 150 triệu đồng cho 1 người trong một vụ tai nạn.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 04/2021/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15/01/2021 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới.
Theo Bộ Tài chính, mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới được xây dựng nhằm đảm bảo cơ bản chi phí thực tế về giá dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế và chi phí khắc phục thiệt hại đối với tài sản kịp thời hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông nhanh chóng khắc phục tổn thất, đặc biệt là tổn thất về tính mạng, thân thể.
Trên cơ sở đó, tại Điều 4 Thông tư 04 đã nâng mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra từ 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn lên mức 150 triệu đồng cho 1 người trong một vụ tai nạn.
Bảo hiểm do xe cơ giới gây ra tăng lên 150 triệu đồng/vụ.
Video đang HOT
Đồng thời, Thông tư mới giữ nguyên mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản: 50 triệu đồng trong một vụ tai nạn đối với thiệt hại do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra; 100 triệu đồng trong một vụ tai nạn đối với thiệt hại do xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra.
Bên cạnh đó, Thông tư 04 đã thay đổi tỷ lệ của từng nội dung chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới so với quy định hiện hành.
Cụ thể, tại Điều 5, Thông tư 04 quy định, đối với chi hỗ trợ nhân đạo, thì mức chi không thấp hơn 25% tổng số tiền đóng vào Quỹ hàng năm và số dư Quỹ các năm trước (nếu có). Đồng thời, đối với công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ, mức chi không vượt quá 20% tổng số tiền đóng vào Quỹ hàng năm và số dư Quỹ các năm trước (nếu có).
Đối với tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ và chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, thì mức chi không vượt quá 15% tổng số tiền đóng vào Quỹ hàng năm và số dư Quỹ các năm trước (nếu có).
Ngoài ra, mức chi hỗ trợ cho lực lượng công an trong công tác phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới và các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, phòng chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm và thực hiện quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, thì mức chi không vượt quá 10% tổng số tiền đóng vào Quỹ hàng năm.
Đối với hỗ trợ khen thưởng thành tích cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, đề phòng hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ thì mức chi không vượt quá 5% tổng số tiền đóng vào Quỹ hàng năm…
Sẽ có thay đổi trong thu chi bảo hiểm trách nhiệm đối với chủ xe cơ giới
Bộ Tài chính vừa hoàn thành Dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Nghị định của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Theo đó, mức bảo hiểm đã có nhiều thay đổi.
Sẽ nâng mức trách nhiệm bảo hiểm với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra lên 150 triệu đồng/người/vụ tai nạn. Ảnh: ST
Tăng mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về con người
Trong dự thảo Thông tư lần này, nội dung đáng chú ý là nâng mức trách nhiệm bảo hiểm với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra. Mức trách nhiệm bảo hiểm này quy định trong Thông tư số 22/2016/TT-BTC là 100 triệu đồng/vụ. Tuy nhiên, theo ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) trong một lần trao đổi với báo giới, mức bồi thường này chưa theo kịp với biến động ngày càng tăng về giá dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc y tế và chi phí sửa chữa, thay thế tài sản bị thiệt hại trong các vụ tai nạn do xe cơ giới gây ra. Do vậy, trong dự thảo Thông tư, mức bồi thường này được tăng lên là 150 triệu đồng/vụ (tăng thêm 50 triệu đồng so với quy định hiện nay).
Bên cạnh đó, Dự thảo bổ sung thiệt hại về tài sản do xe máy điện gây ra vào đối tượng được bồi thường cùng nhóm với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự gây ra. Mức bồi thường là 50 triệu đồng/vụ tai nạn; Đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc; sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng gây ra, mức bồi thường vẫn được giữ nguyên là 100 triệu đồng/vụ tai nạn.
Một nội dung đáng chú ý nữa của Dự thảo là quy định về cơ cấu tổ chức hoạt động của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới và tỷ lệ chi cho tằng nội dung của Quỹ này. Theo đó, tiền của Quỹ sẽ được dùng để chi cho công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ (không vượt quá 10% tổng số tiền có trong Quỹ); chi cho công tác tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ và chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (mức chi không vượt quá 15; chi hỗ trợ nhân đạo (mức chi không thấp hơn 35%).
Ngoài ra, Dự thảo cho phép chi tối đa 10% tổng số tiền có trong Quỹ để hỗ trợ khen thưởng thành tích cho lực lượng công an trong công tác tuần tra, kiểm soát phát hiện và xử lý vi phạm hành chính các chủ xe cơ giới trong việc thực hiện quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và công tác điều tra xác minh các vụ gian lận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc doanh nghiệp bảo hiểm...
Dự thảo cũng quy định, định kỳ hàng quý, 6 tháng, Quỹ này phải có báo cáo gửi về Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) và quyết toán cuối năm phải có xác nhận của kiểm toán độc lập và được công bố rộng rãi cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ biết, đảm bảo Quỹ được hoạt động công khai, minh bạch.
Xe máy điện cũng phải mua bảo hiểm bắt buộc
Không chỉ tăng mức trách nhiệm bảo hiểm, dự thảo Thông tư này cũng quy định lại mức phí bảo hiểm của từng loại xe cơ giới. Đáng chú ý, tại Phụ lục 1 về biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự năm của chủ xe mô tô 2 bánh, thay vì chỉ quy định mức phí xe mô tô từ 50 cc trở xuống là 55.000 đồng và xe trên 50 cc là 60.000 đồng thì dự thảo đã bổ sung thêm mức phí của xe máy điện là 55.000 đồng. Như vậy, nếu dự thảo được thông qua, xe máy điện cũng phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự.
Ngoài ra, mức phí bảo hiểm bắt buộc của một số loại xe khác tại dự thảo cũng tăng so với quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BTC đang được áp dụng, như: xe ô tô không kinh doanh vận tải dưới 6 chỗ ngồi thì phí bảo hiểm tăng 5% từ 437.000 đồng lên 458.850 đồng; xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan) tăng 7% từ 933.000 đồng lên 998.310 đồng... Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải: nếu dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký tăng 10% từ 756.000 đồng lên 831.600 đồng; xe 16 chỗ ngồi tăng 12% từ 3.054.000 đồng lên 3.420.480 đồng... Còn với xe ô tô chở hàng (xe tải): dưới 3 tấn tăng 13% từ 853.000 đồng lên 963.890 đồng; xe trên 15 tấn tăng 15% từ 3.200.000 đồng lên 3.680.000 đồng...
Nếu dự thảo Thông tư được thông qua, Thông tư này sẽ thay thế Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày 16/2/2016 quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Thông tư số 151/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 và Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009; Thông tư số 43/2014/TT-BTC ngày 11/4/2014 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008, Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 và Thông tư số 151/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 của Bộ Tài chính.
Từ 1/3 Xe máy điện phải mua bảo hiểm bắt buộc Chính phủ đã ban hành Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/3/2021. Ảnh minh hoạ. Cụ thể, Nghị định 03 nêu rõ đối tượng nằm trong phạm vi điều chỉnh bao gồm chủ xe cơ giới tham gia giao thông và hoạt động trên lãnh...