Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp: Chi bồi thường giảm “đẩy” lợi nhuận tăng 1,7 lần quý III
Mức lợi nhuận sau thuế quý III tăng gần 1,7 lần và đạt gần 74 tỷ đồng, theo ABIC do tỷ lệ chi trả bồi thường giảm so với cùng kỳ.
Ảnh minh họa.
CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC – mã ABI) vừa công bố giải trình biến động lợi nhuận sau thuế trong quý III/2019. Theo đó, lợi nhuận sau thuế quý III đạt gần 74 tỷ đồng, tăng gần 1,7 lần so với cùng kỳ 2018.
Theo ABIC, nguyên nhân khiến lãi ròng tăng mạnh do doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 54 tỷ đồng (15%), trong khi tỷ lệ chi trả bồi thường bảo hiểm trên doanh thu thuần chỉ ở mức gần 26%, giảm so với cùng kỳ 2018 ở mức gần 35%.
Theo báo cáo tài chính quý III/2019, ABIC đạt doanh thu phí bảo hiểm gốc 403,9 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, mảng thu phí nhiều nhất từ lĩnh vực Sức khoẻ và tai nạn con người 302 tỷ đồng; Xe cơ giới 62 tỷ đồng; Tài sản và thiệt hại 22 tỷ đồng; Nông nghiệp chỉ đạt 430 triệu đồng…
Hoạt động hiểm về Nông nghiệp tại ABIC rất thấp, chỉ chiếm 0,11% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc. Nguồn: BCTC quý III của ABIC.
Video đang HOT
Mảng doanh thu tài chính tăng 29%, đạt 31 tỷ đồng, chủ yếu từ lãi tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.
Khoản mục Chi bồi thường trong kỳ 96 tỷ đồng, chiếm 26% doanh thu thuần. Trong đó, chủ yếu chi trả bảo hiểm về Sức khoẻ và tai nạn con người lớn nhất tới 61,3 tỷ đồng; chi bồi thường Xe cơ giới 28 tỷ đồng; chi Tài sản và thiệt hại 5 tỷ đồng; chi bồi thường bảo hiểm Nông nghiệp vỏn vẹn 56 triệu đồng.
Phần chi phí cho hoa hồng bảo hiểm 61 tỷ đồng. Ngoài ra, khoản chi khác thuộc về chi phí tiếp khách tới 15 tỷ đồng.
Tổng chi phí hoạt động tăng 15%, ở mức 188 tỷ đồng. Trong đó, chi phí nhân viên tăng mạnh 57%, đạt 63 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế quý III đạt 92,2 tỷ đồng, tăng mạnh 1,68 lần. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng tương ứng gần 1,7 lần, đạt gần 74 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, ABIC đạt lợi nhuận trước thuế 259 tỷ đồng, tăng 68% so với cùng kỳ 2018.
Hiện ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đang là cổ đông lớn nhất tại ABIC, nắm giữ 51,32%. Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam nắm giữ 8,42% vốn tại ABIC.
ABIC đang có gần 43 tỷ đồng giá trị hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm. Đây là những hợp đồng đã được ký kết nhưng bên mua chưa đóng phí bảo hiểm, hay còn gọi là hợp đồng treo.
Tính đến hết 30/9, tổng tài sản đạt 2.483 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm. Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 18% so với đầu năm, đạt 1.857 tỷ đồng. Dự phòng nghiệp vụ đạt 1.293 tỷ đồng, tăng 13%.
Một điều dễ nhận thấy trong cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm về lĩnh vực nông nghiệp tại ABIC vẫn còn rất thấp, chỉ chiếm 0,11% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc trong quý III. Trong quý này chỉ phát sinh mức bồi thường bảo hiểm 56 triệu đồng, trong khi kỳ trước ABIC còn không có chi trả bồi thường nông nghiệp.
LAN ANH
Theo bizlive.vn
Cổ phiếu 'lạ' trên sàn Hà Nội
Doanh nghiệp báo lỗ, cổ phiếu đang trong diện bị kiểm soát vẫn tăng phi mã 600% chỉ trong thời gian ngắn.
Thời gian gần đây, mã chứng khoán VCR của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ vì sự tăng trưởng thần tốc. Cụ thể, theo thống kê từ 2/1 - 1/7, mã VCR đã tăng từ 4.300 đồng lên 30.200 đồng, biến động giá tăng 25.900 đồng, tức tăng 602,3%.
Phối cảnh bến du thuyền tại dự án Cát Bà Amatina của VCR. (Ảnh: VCR)
Trong khoảng thời gian trên, mã này có chuỗi tăng tốc thần kỳ với hàng loạt phiên kịch trần từ 7 - 25/3 đưa giá cổ phiếu từ 5.100 đồng lên 15.200 đồng. Từ 14 - 20/5, mã này cũng có đợt tăng giá liên tục từ 13.800 đồng lên xấp xỉ 18.000 đồng.
Chỉ trong 10 ngày giao dịch từ 10 - 20/6, mã VCR hoàn tất cú tăng trưởng thần kỳ từ 21.700 đồng lên 31.500 đồng, trước khi rơi nhẹ xuống vùng giá 30.200 như hiện tại.
Trước đó, mã VCR có quãng thời gian dài giao dịch dưới mệnh giá và liên tục dò đáy với mức chỉ 4.000 - 5.000 đồng.
Cổ phiếu VCR tăng trưởng "vô tiền khoáng hậu" trong bối cảnh đang nằm trong diện bị kiểm soát (từ 25/2/2019) do lợi nhuận sau thuế năm 2017 và 2018 là số âm. Theo thông báo từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, cổ phiếu VCR cũng không được giao dịch ký quỹ do bị cảnh báo.
Mã VCR niêm yết và giao dịch tại HNX từ ngày 10/5/2010. Chốt phiên giao dịch đầu tiên, giá khớp lệnh cao nhất của VCR đạt 40.000 đồng một cổ phiếu, giá khớp lệnh thấp nhất đạt 36.000 đồng một cổ phiếu. Có 765.000 cổ phiếu được chuyển nhượng thành công, tương đương 28,7 tỷ đồng.
Tuy nhiên sau đó cổ phiếu VCR lao dốc không phanh và có nhiều năm giao dịch dưới mệnh giá.
Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex có 3 cổ đông sáng lập là Tổng công ty cổ phần Vinaconex, Ngân hàng Eximbank và Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agriseco). VCR có vốn điều lệ 300 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính cho thấy quý I năm nay, VCR không ghi nhận doanh thu nhưng báo lỗ hơn 1,7 tỷ đồng.
Theo vtc.vn
Top 6 về lợi nhuận ngành, thu nhập bình quân nhân viên Agribank gần 29 triệu/tháng Năm 2018, Agribank đứng trong nhóm 6 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất hệ thống với hơn 7.300 tỷ lợi nhuận trước thuế. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp ngân hàng này có tốc độ tăng trưởng nhanh về lợi nhuận. Thu nhập bình quân cán bộ nhân viên Agribank xấp xỉ 29 triệu đồng/tháng/người. Ngân hàng Nông nghiệp và...