Bạo hành trẻ em tăng: Trách nhiệm thuộc về ai?
Chỉ trong nửa đầu tháng 10, hai vụ bạo hành trẻ em ở cơ sở mầm non bị phát hiện. Đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương và ngành giáo dục.
Trách nhiệm thuộc địa phương
Chiều 16/10, trả lời câu hỏi về trách nhiệm và các biện pháp bảo vệ trẻ em, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Bảo vệ, Chăm sóc Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), nói rằng, trách nhiệm để xảy ra những vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ em trước hết thuộc chính quyền địa phương và ngành giáo dục (quản lý trực tiếp).
Theo ông Nam, hầu hết các vụ việc bạo hành trẻ em xảy ra trong các nhà trẻ tư thục (nhóm trẻ gia đình). Toàn bộ những vụ việc xảy ra đều trong khuôn viên trường, do những người nuôi dưỡng trẻ xâm hại, thuộc quản lý của ngành giáo dục.
“Trách nhiệm của chúng tôi là sẵn sàng phối hợp với ngành giáo dục để phòng ngừa và xử lý, phối hợp cùng Bộ Y tế giải quyết thương tích cho các em. Hoặc những em bị ảnh hưởng tâm lý, Bộ LĐ-TB&XH sẽ giúp các em tái hòa nhập cộng đồng”, ông Nam nói.
Theo ông Nam, số vụ bạo hành, xâm hại tình dục, bóc lột trẻ em có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Tuy vậy, ông Nam không thể đưa ra con số chính xác số vụ, số trẻ em bị xâm hại, bạo hành.
Về xử lý sau khi trẻ em bị bạo hành, xâm hại, ông Nam cho biết, đã có những chính sách trợ giúp khám, chữa bệnh, trị liệu để những nạn nhân trẻ em tái hòa nhập cộng đồng. Hiện hầu hết địa phương đều có trung tâm bảo trợ và chăm sóc trẻ em, các trung tâm này phối hợp các cơ quan để cung cấp dịch vụ hỗ trợ trẻ em. Tuy vậy, ông Nam thừa nhận, hiện dịch vụ hỗ trợ để nạn nhân trẻ em tái hòa nhập cộng đồng tại Việt Nam chưa phát triển.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, do hệ thống dịch vụ hỗ trợ trẻ em, cơ quan truyền thông đại chúng bao phủ rộng hơn nên số vụ việc bạo hành bị phát hiện ngày càng nhiều. Ảnh: Tiền Phong.
Video đang HOT
Phòng ngừa là chính
Ông Đặng Hoa Nam cho rằng, để giảm số vụ bạo hành, xâm hại trẻ em, cần tập trung vào những giải pháp mang tính phòng ngừa. Tuy vậy, hiện đội ngũ nhân sự trợ giúp trẻ em ở các địa phương còn rất thiếu. “Khi chúng ta có đội ngũ làm công tác xã hội ở cộng đồng, việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em sẽ tốt hơn”, ông Nam nói.
Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng đường dây nóng (số 18001567) để ghi nhận, tư vấn và xử lý những vấn đề liên quan tới trẻ em. Mỗi năm đường dây này nhận khoảng 300.000 cuộc gọi. Tuy nhiên, việc truyền thông quảng bá đường dây chưa thường xuyên, đa số người dân chưa biết.
Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng Luật Trẻ em, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10 này. Ông Nam kỳ vọng, khi luật mới có hiệu lực công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em sẽ tốt hơn. Luật mới sẽ quy trách nhiệm tố cáo và tiếp nhận thông tin tới từng người dân. Nếu người dân biết các hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em nhưng không tố cáo có thể bị xử phạt hành chính.
Ngoài ra, quy trách nhiệm cụ thể hơn tới chính quyền địa phương. Đồng thời, Chính phủ sẽ xây dựng quy định cụ thể về chính sách để hỗ trợ trẻ em.
Theo Lê Hữu Việt/Tiền Phong
Nghi vấn bé gái bị nhốt 3 ngày chỉ được ăn cơm với muối trắng
Công an huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) đã vào cuộc điều tra, cho cháu bé đi giám định thương tật, làm rõ việc bé bị bỏ đói.
Sau 4 ngày được giải cứu, cháu Vũ Thị Thiên (10 tuổi ở thôn Lạc Cầu, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ) được một gia đình ở cạnh ngôi chùa Thiên Tâm cưu mang. Thiên đã vui cười trở lại, tuy nhiên trên đầu còn một số vết sẹo đọng máu, tay chân nhiều vết bầm tím và vết máu đóng thành vẩy.
Lý giải việc bị nhốt, Thiên kể do lau nhà không sạch, một số lần lấy trộm đồ nên bị đánh, nhốt rồi khóa cửa lại. Bị nhốt từ chiều 8/10, chiều hôm sau em được một phụ nữ mang cho một bát cơm và đĩa muối trắng cùng chai nước. Từ đó đến sáng 12/10, khi mọi người giải cứu, bé không được ăn bất cứ thứ gì.
Cánh tay cháu bé có nhiều vết sẹo, máu đã khô và đóng vẩy. Ảnh: Sơn Dương
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Đoàn, Trưởng thôn Lạc Cầu, cho biết chưa thể khẳng định cháu Thiên bị nhốt vài ngày mới được ăn cơm với muối trắng. "Tuy nhiên, lúc vào đưa cháu ra ngoài, chúng tôi chỉ thấy một đĩa muối, bát cơm và chai nước, ngoài ra không có thứ gì khác", ông Đoàn nói.
Liên quan đến vụ việc, chiều 16/10 đại đức Thích Thanh Quang, Phó trưởng ban thường trực trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Hưng Yên, đã có buổi làm việc với UBND xã Giai Phạm và trực tiếp gặp sư cô Thích Diệu Tịnh.
Theo Đại đức Thích Thanh Quang, qua báo cáo của Giáo hội Phật giáo huyện Yên Mỹ, sư Thích Diệu Tịnh đã nhận lỗi, tuy nhiên vẫn cố lý giải sự việc theo hướng của mình. Còn theo tinh thần của Hội Phật giáo, sau khi xác minh, nếu sư Diệu Tịnh thực sự có sai phạm sẽ có hình thức kỷ luật theo quy định.
Cũng theo Đại đức, sư Diệu Tịnh (32 tuổi, quê Hải Phòng) về chùa từ năm 2010, và "là người có nhiều đóng góp xây dựng chùa Thiên Tâm khang trang, được nhiều người dân quý mến".
Trên đỉnh đầu bé gái có nhiều vết sẹo, có vết đã khô lại và có vết vẫn còn dính máu. Ảnh: Sơn Dương
Công an huyện Yên Mỹ cho biết, đến sáng nay việc giám định thương tật của cháu Thiên chưa có kết quả cụ thể. Cháu bé có thể phải quay lại Hà Nội để kiểm tra cho đến khi có kết quả cuối cùng.
Công an đã làm việc với sư Diệu Tịnh và đang tiếp tục xác minh. "Nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự sẽ xử lý", vị này nói và cho hay có chứng cứ cho thấy cháu Thiện từng lấy trộm đồ lặt vặt trong chùa.
Theo nhà chức trách địa phương, cháu Vũ Thị Thiên quê xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Do gia đình khó khăn nên bé phải nương nhờ cửa Phật từ năm 4 tuổi và được cho đi học hết học kỳ 1 của năm lớp 4.
Khi người dân mở cửa ngôi nhà cũ, phát hiện bé Thiên ngồi dưới gầm bàn, phía trên bàn có một bát nhựa đựng cơm và một đĩa muối trắng cùng một chai nước. Ảnh: CTV
Trước đó tối 11/10, người dân ở thôn Lạc Cầu, xã Giai Phạm (Yên Mỹ, Hưng Yên) nghe thấy tiếng kêu cứu yếu ớt phát ra từ phía căn nhà cấp 4 cũ trong chùa, tuy nhiên phải đến sáng hôm sau khi có đại diện của chính quyền, người dân mới phá cửa và giải cứu bé Thiên ra ngoài.
Lý giải việc bé gái bị nhốt, sư Thích Diệu Tịnh, trụ trì chùa Thiên Tâm cho biết, gần đây Thiên thường xuyên lấy đồ trong chùa, thậm chí đưa người lạ vào lấy trộm xe máy, mâm đồng. Mấy hôm nay, thầy đi công việc ở xa, lo Thiên ăn cắp đồ nên đã nhốt cháu trong phòng, giao chìa khóa cho một người phụ nữ trong xóm trông nom.
Sư thầy khẳng định, trước khi đi đã dặn người cầm chìa khóa tối đến mở cửa cho để cháu ngủ trên chùa hoặc cho về nhà ngủ và sáng hôm sau phải đưa đến ngôi nhà cũ. Tuy nhiên, khi sự việc xảy ra, sư thầy điện về cho người trông nom, bà này báo đã mất chìa khóa từ chiều hôm trước.
Phương Sơn - Sơn Dương
Theo VNE
Cháu bé bị đánh, nhốt trong chùa: 4 ngày cho ăn 1 bát cơm với muối Cháu bị sư cô nhốt vào đây là do sư cô bảo cháu lau nhà không sạch. Trước khi nhốt cháu vào căn phòng rồi khóa cửa lại, sư cô còn đánh đập cháu. Bị nhốt từ chiều 8/10 nhưng đến tận trưa ngày 9/10 cháu mới được bà H. là người thường làm việc trong chùa mang cho một bát cơm không...