Bạo hành học đường “ngược”: Góc nhìn của phụ huynh và con trẻ
Trong thời gian gần đây, dư luận xôn xao bởi hàng loạt những vụ bạo hành học đường “ngược”, xảy ra trong khuôn viên nhà trường, trong môi trường giáo dục. Vậy trách nhiệm sẽ thuộc về ai khi để xảy ra những tình trạng này?
Trường Tiểu học nơi xảy ra sự việc cô giáo quỳ gối (Ảnh: Vietnamnet)
Từ những hành vi hành hung, đe dọa giáo viên…
Ngày 28/1/2018, cô giáo B.T.T.N, giáo viên lớp 4/3 đã bị một số phụ huynh ép phải quỳ gối gần 40 phút để xin lỗi phụ huynh ngay tại trường do phạt học sinh quỳ. Phụ huynh được xác nhận “ép” cô giáo quỳ gối là một luật sư, đang đảm nhiệm thư ký Hội luật gia và có văn phòng tư vấn pháp lý tại huyện Bến Lức. Sự việc khiến dư luận bất bình vì làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự nhà giáo.
Ngày 2/3 tại trường THCS Tân Thạch, trong giờ học Tiếng Anh, cô C.T.N. phát hiện 1 nữ sinh lớp 8 mang vở của môn khác ra học. Cô yêu cầu nữ sinh cất vở đó đi để chú tâm vào học môn Tiếng Anh, nhưng nữ sinh nói trên không làm theo nên cô N. đến thu giữ quyển vở. Lúc này, nam sinh T. (học cùng lớp) ngồi phía sau đứng dậy, có lời lẽ thách thức, xúc phạm cô giáo N. Nhận thấy vụ việc căng thẳng, cô N. đi ra khỏi lớp và sang phòng bên nhờ hai đồng nghiệp sang chứng kiến. Lập tức, nam sinh T. lớn tiếng chửi bới và lao tới bóp cổ cô N. trước sự chứng kiến của nhiều người.
…đến câu chuyện trách nhiệm.
Lật giở lại lịch sử, có thể thấy, thời phong kiến, thầy đồ được coi là người truyền thụ văn hóa, kiến thức và dạy chữ cho học trò. Vào thời điểm đó, những người làm thầy luôn nhận được sự mến trọng, được đánh giá là có lối sống chuẩn mực, tuy hà khắc nhưng hết mực vì học trò nghèo, mang tâm huyết để truyền thụ.
Video đang HOT
Việc thầy cô giáo áp dụng hình phạt với học sinh không phải là chuyện lạ, thưởng – phạt luôn là những việc song hành trong giáo dục. Vị thế người thầy từ “yêu cho roi cho vọt”, “Không thầy đố mày làm nên” giờ đã bị bôi xấu, trở nên lép vế, chịu công kích của xã hội, của cả phụ huynh lẫn học sinh.
Hình ảnh người thầy dạy học luôn là truyền thống cao cả của chúng ta từ xa xưa
Mỗi khi có vụ việc xảy ra, chúng ta lại lao vào tìm hiểu ai đúng ai sai, ai là thủ phạm ai là nguyên nhân, rồi giải quyết vụ việc. Nghĩa là chúng ta chỉ mới giải quyết được phần ngọn, còn cái gốc của vấn đề vẫn chưa tìm hiểu đúng mức. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Trao đổi trực tiếp với phóng viên báo Tổ Quốc, bạn Thảo Anh – du học sinh Việt Nam tại NewZealand cho biết: “Cá nhân mình vô cùng bức xúc khi hàng loạt vụ việc đau lòng như vậy xảy ra. Cách giáo dục con cái chưa phù hợp, chiều chuộng quá mức, không nghiêm khắc vô hình đã tạo ra suy nghĩ sai lệch cho các em học sinh về bản thân cũng như hình ảnh những người thầy người cô của các em. Ngoài ra, cách truyền thông, cụ thể là &’cư dân mạng’ hiện nay cũng chưa có thói quen chọn lọc thông tin khi đọc nên thường hiểu sai, chỉ nghe một phía và đánh giá sự việc theo cách phiến diện, tát nước theo mưa, lâu dần tạo ra định kiến, nếp nghĩ xấu về nghề giáo.”
Về phía phụ huynh, anh Thành Nam (Hà Nội) : “Thời tôi đi học, hình ảnh người thầy lúc đó là bao hàm cả kính trọng, biết ơn lẫn e sợ. Trong những vụ việc giáo viên bị &’bắt quỳ’ hay bị &’bóp cổ’ vừa qua, tôi thấy họ đều là những giáo viên trẻ, có kiến thức tốt, phương pháp hay nhưng lại thiếu kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp với học sinh. điều này tạo ra những hệ luỵ không hay. Tôi nghĩ ở trường học, hội đồng giám hiệu nhà trường nên tạo điều kiện để những giáo viên dày dặn kinh nghiệm truyền đạt lại cho những giáo viên trẻ việc giao tiếp với học sinh. Đặc biệt là Bộ Giáo dục nên đưa ra chuẩn hành vi ứng xử với học sinh trong những vụ việc liên quan đến trách phạt.”
Cũng đang ngồi trên ghế nhà trường, Kiều Phương, học sinh trường THPT Đống Đa lại có ý kiến: “Nếu so với lời kể của bố mẹ về thầy cô giáo ngày xưa thì em thấy giáo viên bây giờ cũng tiêu cực hơn rất nhiều. Với các thầy cô trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên đôi khi xử lý tình huống chưa tốt, dẫn tới những vụ việc không hay. Tuy nhiên giáo viên nào cũng từng trải qua thời học sinh, thay vì đòn roi hay xử lý gay gắt, răn đe dọa nạt, thầy cô nên dành thời gian tâm sự, khuyên bảo để thấu hiểu học sinh hơn”.
Theo Toquoc.vn
Môi trường giáo dục và sự bất trí của phụ huynh
Một môi trường giáo dục lành mạnh là nơi mà người thầy có thể đàng hoàng làm thầy mà không cần bận tâm mình có phải công chức hay không. Nơi mà những đứa trẻ đến trường học chữ với sự tin yêu chứ không phải nỗi sợ hãi đối với thầy cô. Nơi mà các phụ huynh chia sẻ với nhà trường trách nhiệm nuôi dạy con cái chứ không phải xin xỏ để dễ dàng trở nên uất ức đến bất trí. Đó là môi trường mà các thầy cô ứng xử với nhau bằng tình đồng nghiệp chứ không phải là quan hệ cấp dưới cấp trên.
Những khoảnh khắc hạnh phúc của cô trò Trường THCS Hy Vọng (Hà Nội). Ảnh: Nam Nguyễn
Đúng một tuần sau vụ một cô giáo ở Long An bị phụ huynh học sinh ép quỳ gối trong trường để trả đũa cho việc cô giáo bắt học sinh phải quỳ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ gửi công văn tới Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị có giải pháp bảo vệ danh dự, uy tín nhà giáo.
Cuối cùng thì người đứng đầu ngành giáo dục đã phải chính thức lên tiếng trước một hành vi phản giáo dục nghiêm trọng xảy ra trong môi trường giáo dục. Tuy nhiên, điều mà người dân trông đợi ở ông Phùng Xuân Nhạ là giải pháp để xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, chứ không phải chỉ là sự lên tiếng để thuần tuý bảo vệ nhân viên trước hành vi bất trí của phụ huynh học sinh.
Công văn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi Lãnh đạo tỉnh Long an nêu: "Sự việc này tác động xấu tới hoạt động giáo dục của nhà trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tự trọng, danh dự của nhà giáo và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta".
Nội dung này đúng, nhưng không đủ. Bởi sau công văn này, vị phụ huynh học sinh vô lối kia có thể phải trả giá cho hành vi của mình. Nhưng lòng tự trọng, danh dự của nhà giáo, và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc không vì thế mà hồi sinh. Những điều quý giá đó không thể lấy lại được chỉ bằng một sự trừng phạt, dù nghiêm khắc thế nào, nếu như môi trường giáo dục, mối quan hệ thày trò, phụ huynh học sinh với nhà trường, không lành mạnh trở lại.
Một môi trường giáo dục lành mạnh, nơi mà mối quan hệ thày trò, quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường lành mạnh thì không thể có chuyện cô giáo trừng phạt học sinh bằng cách bắt cả lớp phải quỳ, cũng không có chuyện cô giáo phải quỳ trước phụ huynh, và ban giám hiệu nhà trường thì bỏ đi.
Chuyện xảy ra ở một ngôi trường ở một địa phương, có thể không mang tính đại diện cho môi trường giáo dục của một quốc gia. Song, khi một sự việc như thế đã xảy ra mà người đứng đầu của ngành giáo dục chỉ nhìn nhận đây là một việc làm quá khích của phụ huynh, để đề nghị xử lý một cá nhân cụ thể, đó mới chính là vấn đề nghiêm trọng.
Vị phụ huynh ở Bến Lức, Long An có thể phải trả giá cho hành động bất trí của mình. Song điều đó có chấm dứt được tình trạng tương tự xảy ra ở các ngôi trường khác hay không? Ở bất cứ nơi đâu cũng có những vị phụ huynh bất trí và hành xử côn đồ với giáo viên, và vụ việc tương tự không phải lần đầu tiên xảy ra, khi họ mất kiểm soát bởi cho rằng con cái của họ bị hạ nhục, hoặc bạo hành ở trường.
Khi một người cha đưa con đến trường học, điều mong muốn lớn nhất của họ là con mình sẽ được học hành để trở thành người tốt. Nếu người cha đó tin tưởng thầy cô, tin tưởng nhà trường có thể dạy dỗ con em mình trở thành người tốt, họ có bất trí như vậy không? Vấn đề ở đây là sẽ không có người cha nào giữ được niềm tin đó, khi con mình bị giáo viên bắt quỳ, không phải một, mà là ba, bốn lần. Dĩ nhiên, dù mất niềm tin, cũng chỉ có những kẻ bất trí người đàn ông ở Long An mới có thể trả đũa một nữ giáo viên bằng cách bắt quỳ.
Cái công văn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có thể sẽ khiến người đàn ông bất trí đó trả giá. Nhưng, nó không đủ để lấy lại niềm tin của hàng triệu phụ huynh học sinh vào sự tử tế, lành mạnh của môi trường giáo dục. Và khi không có niềm tin, thì những phụ huynh bất trí, với những hành vi bất trí, vẫn sẽ còn tiếp diễn.
Vậy thì Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phải làm gì để lấy lại niềm tin của nhân dân vào môi trường giáo dục? Ông cần phải nhìn nhận câu chuyện buồn thảm ở Long An như một vấn đề của ngành giáo dục mà ông phụ trách, thay vì nhìn nó như vấn đề của một cá nhân bất trí. Với góc nhìn đó, thay vì soạn một cái công văn đòi xử lý vị phụ huynh, ông cần lập tức đưa ra một cam kết xây dựng chương trình hành động để làm lành mạnh hoá môi trường giáo dục.
Một môi trường giáo dục lành mạnh là nơi mà người thầy có thể đàng hoàng làm thầy mà không cần bận tâm mình có phải công chức hay không. Nơi mà những đứa trẻ đến trường học chữ với sự tin yêu chứ không phải nỗi sợ hãi đối với thầy cô. Nơi mà các phụ huynh với nhà trường trách nhiệm nuôi dạy con cái chứ không phải xin xỏ để dễ dàng trở nên uất ức đến bất trí. Đó là môi trường mà các thầy cô ứng xử với nhau bằng tình đồng nghiệp chứ không phải là quan hệ cấp dưới cấp trên.
Để có được một môi trường giáo dục như thế, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo cần đề xuất các chính sách phù hợp để chấn hưng giáo dục, chứ không phải đơn giản là soạn một cái công văn để đối phó với phụ huynh. Nhưng để làm như vậy, trước hết, Bộ trưởng cần nhìn nhận vấn đề của ngành giáo dục là danh dự, uy tín của mình chứ không phải là sự bất trí của một vài phụ huynh.
Theo Khám Phá
Thầy giáo bí mật viết thư xin Hải Dương dừng thuê công ty dạy kĩ năng sống 50.000/tháng/học sinh mà mỗi tuần chỉ có 1 tiết, nội dung dạy chẳng có gì đặc sắc, thiết thực. Các phụ huynh không muốn con em chầu rìa nên cắn răng đóng tiền. Giảng dạy kĩ năng sống ở bậc tiểu học (Ảnh minh họa: phuonghong.edu.vn). LTS: Tha thiết mong ngành giáo dục Hải Dương nên chấm dứt việc thuê công ty dạy...