Bao giờ có cơ chế để doanh nghiệp tham gia đầu tư vào trường đại học?

Theo dõi VGT trên

Nhà nước có nhiều cơ chế, chính sách tạo động lực cho hoạt động Khoa học công nghệ nói chung. Tuy nhiên, chưa có cơ chế để doanh nghiệp tham gia đầu tư vào trường đại học, sự phối hợp hệ sinh thái đổi mới sáng tạo chưa chặt chẽ, thiếu cơ chế cụ thể. Sự đầu tư của Nhà nước còn đứt quãng, chưa dẫn dắt thị trường.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phùng Đức Tiến cho biết như vậy tại “Tọa đàm Phát triển Khoa học Công nghệ thông qua kết nối với doanh nghiệp” do ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức nhân kỷ niệm ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam (18/5).

Tại buổi tọa đàm, Giám đốc Nguyễn Kim Sơn cho biết, các sản phẩm Khoa học công nghệ (KHCN) của ĐHQGHN ngày càng đa dạng và khẳng định được vị thế của mình, được xã hội ghi nhận. Tuy nhiên, sự phát triển KHCN của ĐHQGHN còn gặp nhiều vướng mắc, trong đó có vấn đề kết nối với doanh nghiệp.

“Mục tiêu KHCN mà ĐHQGHN hướng tới là giải quyết các vấn đề thực tiễn nhưng các vấn đề này sẽ không được giải quyết tốt nếu không có sự kết nối, vào cuộc của doanh nghiệp” – Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Bao giờ có cơ chế để doanh nghiệp tham gia đầu tư vào trường đại học? - Hình 1

Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội phát biểu tại buổi tọa đàm

Tại tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề xung quanh mô hình hợp tác trường – viện – doanh nghiệp.

Nhiều đại biểu đều cho rằng, mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp cần có định hướng, không dàn trải, đặc biệt ưu tiên các sản phẩm dẫn dắt thị trường.

Khái niệm doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp xanh không còn mới đối với các nước trên thế giới, nhưng mới chỉ manh nha xuất hiện ở Việt Nam vài năm trở lại đây. Chính vì vậy, trường đại học đóng vai trò nghiên cứu, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các hoạt động KHCN. Đồng thời, trường đại học phải phát triển đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp, gắn kết nhà khoa học, các phòng thí nghiệm, các đơn vị với các doanh nghiệp, đối tác, cựu sinh viên, các quỹ đầu tư…

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phùng Đức Tiến cho rằng, Nhà nước có nhiều cơ chế, chính sách tạo động lực cho hoạt động KHCN nói chung. Tuy nhiên, chưa có cơ chế để doanh nghiệp tham gia đầu tư vào trường đại học, sự phối hợp hệ sinh thái đổi mới sáng tạo chưa chặt chẽ, thiếu cơ chế cụ thể. Sự đầu tư của Nhà nước còn đứt quãng, chưa dẫn dắt thị trường.

Bên cạnh đó, phía đơn vị chủ trì (trường đại học) còn thiếu tính chủ động về việc hỗ trợ thông tin, tài chính (phần lớn do các nhà khoa học tự triển khai); thiếu cơ chế chính sách trong việc chuyển giao tri thức, cơ chế hình thành doanh nghiệp KHCN dựa trên gắn kết nhà khoa học với doanh nghiệp.

“Lấp những “lỗ hổng” này là nhiệm vụ cấp bách để mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động khoa học công nghệ thật sự là động lực phát triển kinh tế xã hội” – ông Tiến nhấn mạnh.

Bao giờ có cơ chế để doanh nghiệp tham gia đầu tư vào trường đại học? - Hình 2

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phùng Đức Tiến

Phó Chủ nhiệm Phùng Đức Tiến đánh giá cao vai trò của KHCN với trường đại học và cần thiết kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp. Ông cho rằng, với tiềm lực lớn về KHCN cùng sự quan tâm sát sao của Ban Giám đốc, ĐHQGHN có thể tận dụng thế mạnh này cho sự phát triển bền vững của mình.

Các định hướng ưu tiên phát triển và nhu cầu hợp tác với doanh nghiệp của ĐHQGHN tập trung vào các nhóm sản phẩm: Sản xuất chế biến trong nông nghiệp công nghệ cao; Sản xuất dược phẩm; Sản xuất Nhiên liệu sinh học và ứng dụng công nghệ xử lý môi trường; Phát triển công nghệ giám sát và quan trắc hàng hải; Công nghệ thông tin, viễn thông trong tư vấn và quản trị…

Video đang HOT

Bên cạnh đó, ĐHQGHN hướng tới nhóm các sản phẩm chất lượng cao cho quốc gia và định hướng tương lai: Phát triển bền vững, Biến đổi khí hậu; Công nghệ gen và tin sinh; Năng lượng xanh; Internet kết nối vạn vật; Nông nghiệp công nghệ cao; Nhiên liệu sinh học; Sàn giao dịch vận tải…

Bao giờ có cơ chế để doanh nghiệp tham gia đầu tư vào trường đại học? - Hình 3

Nghiên cứu tại khoa Y Dược – ĐH Quốc gia Hà Nội.

Được biết, năm 2017, ĐHQGHN đã công bố được 560 bài báo ISI/Scopus. Phát triển sản phẩm KH&CN hướng tới hỗ trợ khởi nghiệp đang có nhiều khởi sắc. Một số công nghệ đã phát triển được đến sản phẩm hoàn chỉnh: Viên hoàn giọt chứa tinh chất đan sâm, tam thất VNUBotimax; Trạm thu thông tin vệ tinh trên tàu biển; Hệ thống cảnh báo ô nhiễm bụi từ ảnh vệ tinh; Hệ thống CSDL tích hợp phục vụ phát triển vùng Tây bắc; Phát triển số hóa tri thức Việt…

Với quan điểm phát triển diện và điểm, lĩnh vực KHCN của ĐHQGHN đang được đầu tư một cách đồng bộ với hệ thống hơn 300 ngành/chuyên ngành đào tạo, phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó có các hướng ưu tiên đáp ứng với xu thế phát triển của thế giới, với định hướng của quốc gia và thế mạnh của ĐHQGHN.

Các nhiệm vụ ưu tiên được thực hiện thông qua các chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN gồm: Nghiên cứu Định vị và phát triển khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam; Nghiên cứu Kinh tế học vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam; Nghiên cứu Thích ứng với Biến đổi khí hậu; Nghiên cứu Tích hợp và phát triển bền vững các nguồn năng lượng tái tạo; Nghiên cứu và chế tạo các linh kiện micro-nano và mạch tích hợp ứng dụng trong các hệ thống đo lường, điều khiển, viễn thông và y tế…; Nghiên cứu khoa học tính toán tin – sinh – dược…; Chương trình KH&CN cấp nhà nước “Phát triển bền vững vùng Tây Bắc”.

Đến nay, ĐHQGHN có 27 nhóm nghiên cứu mạnh, 5 nhóm nghiên cứu tiềm năng, 10 phòng thí nghiệm/trung tâm nghiên cứu trọng điểm, là đầu mối triển khai các nhiệm vụ KHCN trọng điểm của ĐHQGHN đồng thời tham gia giải quyết các nhiệm vụ KHCN ưu tiên của đất nước, tạo ra các sản phẩm KHCN tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường năng lực hợp tác và hội nhập quốc tế.

Hồng Hạnh

Theo Dân trí

Dự thảo Luật Giáo dục đại học: 6 điểm mới đột phá về cơ chế, chính sách

Dự thảo Luật Giáo dục đại học đã đưa ra sự đột phá về cơ chế, chính sách, gỡ bỏ những "nút thắt" cảm trở giáo dục đại học phát triển.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung sẽ được đưa ra thảo luận lấy ý kiến.

Dự thảo Luật Giáo dục đại học: 6 điểm mới đột phá về cơ chế, chính sách - Hình 1

Cơ sở đào tạo còn được tự chủ trong việc: quy định các tiêu chuẩn đối với giảng viên quy định cơ chế chính sách sử dụng, đãi ngộ để tuyển chọn, thu hút giảng viên, đặc biệt là giảng viên giỏi trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học .

6 điểm mới căn bản trong dự thảo Luật Giáo dục đại học mà Bộ GD&ĐT đưa ra. Cụ thể:

Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học

Đây là chính sách lớn nhất thể hiện trong Dự thảo Luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho các cơ sở GDĐH phát huy tối đa nội lực, tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng, hội nhập quốc tế. Cụ thể như sau:

Về tự chủ trong hoạt động chuyên môn: Các cơ sở GDĐH được tự chủ mở ngành, tự chủ xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, liên kết đào tạo ở trong và ngoài nước; tự chủ trong hợp tác quốc tế và hoạt động khoa học - công nghệ; thúc đẩy khởi nghiệp, gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các cơ sở GDĐH.

Tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự đảm bảo để Hội đồng trường có thực quyền trong việc quyết định về tổ chức bộ máy; quyết định nhân sự, tiêu chuẩn Hiệu trưởng, tiêu chuẩn giảng viên và tiêu chuẩn cac chức danh quản lý. Hiệu trưởng trường đại học công lập do cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận trên cơ sở đề xuất của Hội đồng trường; Hiệu trưởng trường đại học tư thục do Hội đồng quản trị quyết định (bỏ quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh công nhận).

Tự chủ tài chính, tài sản thể hiện ở quy định về nếu không sử dụng ngân sách, cơ sở GDĐH có quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo; được quyết định các dự án đầu tư sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách của cơ sở giáo dục đại học; quyết định nội dung và mức chi từ các nguồn thu hợp pháp.

Để nâng cao hiệu quả tự chủ, cơ sở GDĐH phải công khai, minh bạch về các điều kiện đảm bảo chất lượng và chất lượng thực tế trong các hoạt động; có trách nhiệm giải trình về các hoạt động của mình về việc thực hiện các chuẩn chất lượng, thực hiện cam kết với người học và các bên liên quan.

Đổi mới quản trị đại học

Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủ, quy định Hội đồng trường thực hiện chức năng quản trị trường, quyết định định hướng phát triển trường, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính... Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý, điều hành hoạt động của trường theo quy định của pháp luật và theo quyết nghị của Hội đồng trường.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học tư thục, bổ sung quy định về bộ máy quản lý theo tiêu chí chủ sở hữu để vận dụng mô hình quản trị doanh nghiệp; Thực hiện bình đẳng trường công và trường tư, bổ sung các quy định phù hợp để khuyến khích đầu tư, phát triển các trường tư thục.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, dự thảo quy định cơ chế quản trị tiệm cận với xu hướng quốc tế, không có Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị quyết định theo cơ chế phổ thông, đầu phiếu, không theo cơ chế đối vốn... để tương đồng với mục đích không vì lợi nhuận và phân biệt rõ với cơ chế quản trị của trường đại học tư thục khác.

Đổi mới quản lý đào tạo

Dự thảo Luật xây dựng một số chuẩn chất lượng cho GDĐH như chuẩn chương trình, chuẩn giảng viên, chuẩn cơ sở GDĐH... làm công cụ quản lý nhà nước, tạo không gian thống nhất trong toàn hệ thống GDĐH Việt Nam, phù hợp với xu hướng quốc tế, đảm bảo chất lượng đào tạo, thúc đẩy việc công nhận văn bằng, tín chỉ giữa các trường trong khu vực và trên thế giới.

Dự thảo Luật giao cho Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định về hình thức đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian, chương trình, tổ chức và quản lý đào tạo, văn bằng chứng chỉ đối với lĩnh vực sức khoẻ và một số lĩnh vực chuyên môn đặc thù.

Đổi mới quản lý nhà nước trong điều kiện tự chủ đại học

Trước hết, Dự thảo Luật quy định các loại cơ sở đào tạo trong hệ thống GDĐH gồm: đại học, trường đại học (bao trường đại học, học viện) với các tiêu chí đặc trưng:

Đại học phải là cơ sở GDĐH đào tạo đa lĩnh vực, đào tạo đến trình độ tiến sĩ, bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu thành viên và/hoặc các trường chuyên ngành. Các cơ sở GDĐH ngoài công lập cũng có thể trở thành đại học nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật.

Trường đại học, học viện là chế định chung, học viện là một loại trường đại học, để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay.

Dự thảo tiếp cận việc quản lý Nhà nước theo hướng: cơ quan quản lý nhà nước tập trung quy định chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, tạo hành lang pháp lý cho GDĐH. Cụ thể: quy định về quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH theo Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 19-NQ/TW; quy định việc phân loại, xếp hạng các cơ sở GDĐH theo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam; quy định rõ các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo và cấp văn bằng, kiểm định chất lượng... để các trường tự chủ thực hiện, yêu cầu minh bạch thông tin, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong GDĐH.

Sửa đổi quy định về giảng viên theo hướng đảm bảo chuẩn chất lượng, giao quyền tự chủ cho cơ sở GDĐH trong việc bổ nhiệm, suy tôn các chức danh giảng viên.

Dự thảo đã quy định việc xây dựng chính sách thu hút và đãi ngộ giảng viên, quy định tỷ lệ cụ thể của giảng viên tham gia Hội đồng trường công lập và đại diện giảng viên tham gia Ban kiểm soát của trường tư thục để phát huy năng lực của đội ngũ giảng viên, thực hiện dân chủ trong tự chủ, quy định việc thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng giảng viên; giữ quy định về chuẩn giảng viên đại học và giữ 5 chức danh nghề nghiệp của giảng viên theo xu hướng quốc tế (trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư), không phụ thuộc vào chức danh viên chức để thực hiện bình đẳng giữa giảng viên trường công và trường tư; quy định trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ.

Việc giao quyền tự chủ cho cơ sở GDĐH trong việc bổ nhiệm, suy tôn các chức danh giảng viên được thể hiện tại quy định: giảng viên đạt chuẩn chức danh theo quy định thì được hiệu trưởng bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định.

Cơ sở đào tạo còn được tự chủ trong việc: quy định các tiêu chuẩn đối với giảng viên quy định cơ chế chính sách sử dụng, đãi ngộ để tuyển chọn, thu hút giảng viên, đặc biệt là giảng viên giỏi trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học .

Các quy định trên vừa đáp ứng được cơ chế tự chủ của các trường đồng thời vừa đảm bảo tính thống nhất theo các chuẩn mực chung về chất lượng giảng viên trong toàn hệ thống, tạo cơ sở để quy định chế độ chính sách đối với giảng viên và sự suy tôn của xã hội đối với giảng viên, tránh tình trạng có cơ sở đào tạo bổ nhiệm, phong chức danh giảng viên chưa đạt chuẩn để tăng chỉ tiêu tuyển sinh.

Về tài chính, tài sản trong GDĐH

Đối với nhà nước, ngân sách để dùng để đầu tư, phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành, vùng đặc thù để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; có cơ chế phân bổ nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả.

Các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện thì Nhà nước quy định khung giá/ giá cụ thể. Các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước thì cơ sở GDĐH xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của pháp luật, công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.

Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động được quyết định đầu tư các dự án sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách của cơ sở giáo dục đại học để thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; quyết định nội dung và mức chi từ các nguồn thu học phí và thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ...

Tài sản của cơ sở giáo dục đại học công lập được quản lý, sử dụng theo nguyên tắc quan ly, sử dụng tài sản công; cơ sở được tự chủ sử dụng một phần tài sản vào kinh doanh, cho thuê, liên kết nhằm mục đích phát triển giáo dục đại học, theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển theo quy định của Chính phủ.

Cơ sở GDĐH ngoài công lập: Các trường tư thục cần để lại tối thiểu 25% chênh lệch thu chi để đầu tư phát triển trường nhưng không bắt buộc đưa vào khối tài sản chung không chia. Các trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận không được chia lãi theo thông lệ quốc tế; chênh lệch thu chi để đầu tư phát triển trường là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

Tài sản chung hợp nhất không phân chia (gồm: tài sản được viện trợ, tài trợ, hiến tặng, cho tặng và tài sản khác được pháp luật quy định) thuộc sở hữu của cộng đồng nhà trường, do hội đồng quản trị đại diện quản lý, sử dụng vì mục đích phát triển trường và phục vụ lợi ích của cộng đồng, theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển, không được chuyển thành sở hữu tư nhân dưới bất cứ hình thức nào.

Các cơ sở GDĐH được liên doanh, liên kết, thành lập doanh nghiệp... để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao, phát triển dịch vụ đào tạo; phải thực hiện kiểm toán và công khai nguồn tài chính, việc sử dụng các nguồn tài chính theo quy định của pháp luật.

Nhật Hồng

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Bị Trấn Thành công khai "cảnh cáo", 1 đàn em liền đáp trả gây chú ýBị Trấn Thành công khai "cảnh cáo", 1 đàn em liền đáp trả gây chú ý
07:51:25 23/12/2024
Mỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanhMỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanh
05:56:00 23/12/2024
Chuyện cảm động về "nàng công chúa" 50 tuổi mặc váy mỗi ngày: Bị chê cười nhưng vẫn không ngại sống thật với chính mìnhChuyện cảm động về "nàng công chúa" 50 tuổi mặc váy mỗi ngày: Bị chê cười nhưng vẫn không ngại sống thật với chính mình
06:50:35 23/12/2024
Ngày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ điNgày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ đi
08:10:56 23/12/2024
Nữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạngNữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạng
07:47:13 23/12/2024
Lên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồiLên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồi
07:27:52 23/12/2024
Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"
07:36:57 23/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Điều trị cười hở lợi bằng niềng răng

Điều trị cười hở lợi bằng niềng răng

Sức khỏe

11:16:48 23/12/2024
Đây chỉ là mức giá tham khảo, chi phí niềng răng cụ thể sẽ tùy thuộc vào trung tâm nha khoa mà người bệnh chọn lựa. Thêm vào đó, tùy vào tình trạng phức tạp của mỗi người mà giá niềng răng cũng sẽ có sự chênh lệch.
Cách tạo độ phồng cho tóc tại nhà

Cách tạo độ phồng cho tóc tại nhà

Làm đẹp

11:14:08 23/12/2024
Cách làm mặt nạ mật ong và dầu dừa rất đơn giản. Trộn mật ong và dầu dừa theo tỉ lệ 1:1, sau đó thoa đều hỗn hợp lên tóc. Dùng khăn trùm tóc lại và ủ tóc trong khoảng 20 phút, xả sạch tóc với nước mát và để khô tự nhiên.
Vợ chồng Khánh Thi - Phan Hiển dẫn cả 3 con dự dạ tiệc của bà xã Chi Bảo

Vợ chồng Khánh Thi - Phan Hiển dẫn cả 3 con dự dạ tiệc của bà xã Chi Bảo

Sao việt

11:13:58 23/12/2024
Cặp đôi Khánh Thi - Phan Hiển tham dự tiệc cùng con trai và học trò nhí. Nữ kiện tướng Dance sport chia sẻ, chồng chính là động lực để cô làm đẹp.
Hoắc Kiến Hoa khó chịu ra mặt khi đưa vợ con đi chơi, biết nguyên nhân netizen liền quay xe

Hoắc Kiến Hoa khó chịu ra mặt khi đưa vợ con đi chơi, biết nguyên nhân netizen liền quay xe

Sao châu á

11:11:32 23/12/2024
Vừa qua, một netizen tình cờ bắt gặp vợ chồng Lâm Tâm Như - Hoắc Kiến Hoa đưa con gái Cá Heo Nhỏ tận hưởng dịp cuối tuần.
5 cung hoàng đạo có đường tình duyên rực rỡ, thăng hoa năm 2025

5 cung hoàng đạo có đường tình duyên rực rỡ, thăng hoa năm 2025

Trắc nghiệm

11:06:05 23/12/2024
Năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm đầy bất ngờ trong chuyện tình cảm của 5 cung hoàng đạo này. Bạch Dương - Aries (21/03 - 19/04)
Nguyễn Xuân Son từng từ chối lời mời hấp dẫn của một đội bóng Ả Rập Xê Út

Nguyễn Xuân Son từng từ chối lời mời hấp dẫn của một đội bóng Ả Rập Xê Út

Sao thể thao

11:04:31 23/12/2024
Nguyễn Xuân Son và các đồng đội đã làm cho sức hút của đội tuyển Việt Nam tăng mạnh sau chiến thắng áp đảo trước Myanmar.
Chiêm ngưỡng nhà thờ Bác Trạch sở hữu kiến trúc độc đáo, đẹp tựa trời Âu

Chiêm ngưỡng nhà thờ Bác Trạch sở hữu kiến trúc độc đáo, đẹp tựa trời Âu

Sáng tạo

11:03:34 23/12/2024
Nhà thờ Bác Trạch (Thái Bình) được nhận xét là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, đậm chất châu Âu, địa điểm lý tưởng check-in của du khách mùa Noel.
Thứ gì đó trong lòng Trái Đất đang 'kéo giãn' độ dài ngày

Thứ gì đó trong lòng Trái Đất đang 'kéo giãn' độ dài ngày

Lạ vui

10:57:34 23/12/2024
Một khảo sátmới từ Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ (ETH Zrich) chỉ ra một thứ gì đó ẩn trong lõi Trái Đất đang làm thay đổi độ dài của ngày.
Áo khoác sang trọng cho ngày lạnh gọi tên blazer, trench coat

Áo khoác sang trọng cho ngày lạnh gọi tên blazer, trench coat

Thời trang

10:40:14 23/12/2024
Trong những ngày lạnh giá, bạn có thể bớt mặc cầu kỳ ở các lớp trang phục bên trong vì mọi sự chú ý sẽ tập trung vào chiếc áo khoác sang trọng bạn mặc ở lớp bên ngoài.
Drama chuyển nhượng T1 - Zeus khiến nam BLV danh tiếng VCS "gặp hạn"

Drama chuyển nhượng T1 - Zeus khiến nam BLV danh tiếng VCS "gặp hạn"

Mọt game

10:38:52 23/12/2024
Trong những ngày cuối năm, cộng đồng LMHT lại đón chào rất nhiều drama cũng như các tranh cãi không hồi kết. Nổi bật trong số đó, có thể kể đến chính là drama chuyển nhượng T1 - Zeus.
Xem lại camera, người mẹ 5 con ở Hà Nội run lên vì những gì đã xảy ra trong phòng ngủ

Xem lại camera, người mẹ 5 con ở Hà Nội run lên vì những gì đã xảy ra trong phòng ngủ

Netizen

09:50:38 23/12/2024
Thấy em gái không may bị hóc dị vật khi đang chơi đùa, anh trai 12 tuổi đã có pha xử lý bình tĩnh và nhanh trí để cứu em khiến nhiều người bất ngờ.