‘Bao giờ chúng em có thể đi học?’ – Câu hỏi của gần 300 triệu học sinh trên thế giới phải nghỉ học dài ngày vì Corona
Virus Corona lan rộng và ảnh hưởng đến toàn cầu, gây gián đoạn việc học của hàng trăm triệu học sinh thế giới.
Chỉ vài tuần trước, Trung Quốc, nơi bắt đầu dịch COVID-19 là quốc gia duy nhất trên thế giới đóng cửa trường học. Thế nhưng tính đến thứ 4, ngày 4/3 đã có 22 quốc gia ở 3 châu lục tuyên bố cho học sinh nghỉ học, khiến Liên Hợp Quốc cảnh báo quy mô toàn cầu và tốc độ của việc gián đoạn giáo dục hiện nay là ‘chưa từng có tiền lệ’.
Hàn Quốc, Iran, Nhật Bản, Pháp, Pakistan và nhiều quốc gia khác đã cho học sinh cả nước nghỉ học trong nhiều tuần. Tại Italy, nơi có số người chết vì Corona lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, tất cả các trường ở mọi cấp học sẽ đóng cửa cho đến ngày 15/3.
Ở bờ Tây nước Mỹ, nơi có nhiều người nhiễm bệnh nhất cả nước, Los Angeles tuyên bố tình trạng khẩn cấp, khuyên các trường cho học sinh nghỉ và phụ huynh giữ con ở nhà. Tiểu bang Washington, nơi có 10 ca tử vong vì nCoV, cũng cho học sinh một số trường nghỉ học.
Nhân viên phun thuốc khử trùng tại một trường trung học ở Athens, Hy Lạp.
Tốc độ và quy mô đóng cửa các trường học hiện nay ảnh hưởng đến 290,5 triệu học sinh, sinh viên trên thế giới. Hiệu quả của việc đóng cửa trong nhiều ngày, nhiều tuần và thậm chí nhiều tháng có thể gây ra hậu quả lớn cho trẻ em và xã hội.
Ở một số quốc gia, học sinh cuối cấp đã lỡ nhiều kỳ thi chuyển cấp quan trọng trong khi những em nhỏ hơn có nguy cơ tụt lại phía sau trong việc đọc và làm toán.
Chưa kể là một loạt hệ quả khác, phụ huynh mất tiền lương vì phải làm việc ở nhà hoặc nghỉ làm chăm con. Một số người chuyển trường đến nơi không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, số khác phải bỏ lỡ nhiều cột mốc quan trọng như lễ tốt nghiệp hay những ngày học cuối năm.
‘Chúng lúc nào cũng hỏi, ‘Khi nào bọn con được ra ngoài chơi? Khi nào con có thể tới trường?’, chị Gao Mengxian, một bà mẹ Hong Kong có hai con phải nghỉ học từ tháng 1 chia sẻ.
Chị Gao đã nghỉ công việc bảo vệ để ở nhà chăm con và phải thắt chặt chi tiêu. Một tuần, chị chỉ ra ngoài một lần, mua thức ăn dự trữ và giành phần lớn thời gian hướng dẫn hai con, một 10, một 8 tuổi học trực tuyến. Phương pháp mới khiến bà mẹ bối rối còn các con thì khó chịu.
Một bà mẹ người Nhật làm việc trong khi trông con làm bài tập.
Julia Bossard, một bà mẹ hai con ở Pháp cho biết chị buộc phải thay đổi toàn bộ thói quen kể từ khi trường của con trai lớn đóng cửa 2 tuần. Bây giờ, công việc hàng ngày của chị chỉ xoay quanh giúp con làm bài tập vầ nhà và ‘càn quét’ siêu thị bởi mì ống, gạo và thức ăn đóng hộp đã gần cạn kiệt.
Chính phủ các nước ban hành chính sách hỗ trợ người dân. Nhật Bản trợ cấp 80 USD (khoảng 1,8 triệu đồng) một ngày cho phụ huynh nghỉ phép ở nhà trông con. Tại Pháp, những phụ huynh không có người trông con được cho thêm 14 ngày nghỉ.
Sự rối loạn của giáo dục kéo theo hàng loạt hệ lụy tới lĩnh vực khác. Các công ty cung cấp dịch vụ ăn trưa, xe đưa đón học sinh bị cắt hợp đồng, đứng trước nguy cơ phá sản. Những người làm giúp việc hoặc trông trẻ em thất nghiệp vì phụ huynh nghỉ ở nhà chăm sóc con cái.
Video đang HOT
Để khắc phục tình trạng nghỉ học kéo dài, chính phủ và trường học đã cung cấp cho học sinh các khóa học trực tuyến. Chính phủ Italy tạo ra một trang web giúp giáo viên đăng tải video bài giảng hoặc ghi hình trực tiếp. Đài truyền hình Mông Cổ phát sóng các bài giảng trên tivi trong khi Iran miễn phí cước Internet cho học sinh. Thậm chí, tại Hong Kong, học sinh học thể dục online bằng cách mặc đồng phục và thực hiện các động tác thông qua màn hình webcam.
Học sinh học trực tuyến tại thành phố Phụ Dương, Trung Quốc.
Tuy vây, phương pháp học này vẫn là một thách thức. Rào cản công nghệ và đường truyền không ổn định là những rắc rối mà học sinh, sinh viên thường gặp khi tiếp nhận các bài giảng.
Thira Pang, học sinh trung học ở Hong Kong, không dưới 1 lần bị trễ lớp học online vì kết nối internet không ổn định. Bây giờ mỗi lần có tiết, em phải đăng nhập sớm 15 phút. ‘Nhiều khi, việc có học bài online được hay không phụ thuộc vào may mắn’, Thira Pang chia sẻ.
Báo chí Trung Quốc từng đưa tin nhiều giáo viên và học sinh phải leo lên mái nhà hoặc đi bộ lên núi tuyết để có được tín hiệu internet mạnh hơn. Một gia đình ở Nội Mông phải di cư đi nơi khác để có kết nối tốt hơn.
Các lớp học trực tuyến cũng là thách thức không nhỏ với những học sinh nhỏ tuổi và phụ huynh lớn tuổi. Ruby Tan, giáo viên tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc cho biết ông bà sẽ chăm sóc các cháu để cha mẹ em có thể đi làm. Nhưng ông bà không phải lúc nào cũng biết về công nghệ.
Việc nghỉ học dài hạn cũng khiến các cột mốc giáo dục thay đổi. Ở Nhật Bản, năm học thường kết thúc vào tháng 3. Tuy nhiên, nước này đã cho học sinh nghỉ đến hết 22/3, khiến năm học 2019-2020 kết thúc muộn.
Học sinh tại một trường tiểu học ở Nagoya, Nhật Bản. Trường được mở cho những em học sinh mà cha mẹ không thể ở nhà trông.
Nhiều trường hiện cũng hạn chế buổi lễ quan trọng. Khi con trai chị Satoko Morita, tốt nghiệp trung học ở tỉnh Akita, miền bắc Nhật Bản, vào ngày 1 tháng 3, chị không thể có mặt. Chuyện này sẽ tương tự khi cô không tham gia lễ tốt nghiệp cấp 2 của con gái.
‘ Con gái tôi hỏi ‘Chuyện gì nếu con tham dự và phát biểu trong buổi lễ mà không có cha mẹ?’, chị Satoko Morita nói.
Chloe Lau, học sinh trung học Hong Kong đang làm bài tập ở nhà.
Đối với Chloe Lau, học sinh Hong Kong, em chưa biết bao giờ mình sẽ tốt nghiệp. Giới chức giáo dục Hong Kong thông báo 20/4 là thời điểm sớm nhất để quay lại trường trong khi mọi năm, học sinh được nghỉ hè từ đầu tháng 4.
Minh
Theo baodatviet
Lùi thi THPT quốc gia: Bộ Giáo dục tăng cường siết chặt chống gian lận thi
Dịch bệnh Covid-19 gây ra làm giáo dục bị tác động mạnh. Tuy nhiên, với tinh thần không lơ là, không chủ quan, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục điều chỉnh các yếu tố kỹ thuật để không xảy ra gian lận, tiêu cực.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT đã khẳng định như vậy.
Điều chỉnh quy chế thi THPT quốc gia không ảnh hưởng tới học sinh
Ông Trinh cho biết, dịch bệnh do virus Covid-19 gây ra là hiện tượng bất thường, giáo dục bị tác động mạnh. Tuy nhiên, việc đặt sức khỏe, sự an toàn của HS, GV lên hàng đầu.
Căn cứ diễn biến của dịch bệnh, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học. Theo đó, năm học 2019-2020 sẽ kết thúc vào ngày 30-6; Kỳ thi THPT quốc gia năm học 2019-2020 sẽ tổ chức vào các ngày 23, 24, 25, 26-7-2020.
Tuy nhiên, với tinh thần không lơ là, không chủ quan, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục điều chỉnh các yếu tố kỹ thuật để kỳ thi THPT quốc gia 2020 không xảy ra gian lận, tiêu cực, đảm bảo kỳ thi công bằng, khách quan. Đây là một trong những mục tiêu chính mà ngành giáo dục đào tạo cùng cả hệ thống chính trị hướng tới.
Ông Trinh cho hay, một số điều chỉnh cụ thể sẽ được quy định trong Quy chế thi sắp ban hành và sẽ có hướng dẫn chi tiết, cùng với việc tập huấn kỹ càng để đảm bảo mọi cán bộ tham gia kỳ thi đều phải nắm vững quy chế, quy trình, hiểu đúng, làm đúng nhiệm vụ được phân công.
"Các điều chỉnh này chỉ liên quan đến cán bộ, giáo viên làm thi, không ảnh hưởng gì đến thí sinh, do vậy các thí sinh yên tâm, tập trung học và ôn tập để đạt kết quả tốt nhất trong Kỳ thi tới" - ông Trinh nhấn mạnh.
Công an bảo vệ đề thi/bài thi 24/24h
Với dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia 2020, Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung quy định trong Điều 19 để tăng bảo mật an ninh kỳ thi. Cụ thể: khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày; đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ.
Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày; có công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày; có 01 cán bộ của trường ĐH, CĐ làm nhiệm vụ tại Điểm thi (Phó Trưởng Điểm thi hoặc thư ký) trực tại phòng trong suốt thời gian đề thi, bài thi được lưu tại Điểm thi.
Riêng trong các ngày thi, thời gian trực tại phòng của cán bộ của trường ĐH, CĐ được tính kể từ thời điểm kết thúc công việc buổi thi cuối ngày thi trước đến thời điểm bắt đầu công việc buổi thi thứ nhất của ngày thi sau.
Tuyệt đối giữ bí mật về quan hệ giữa số báo danh và thông tin cá nhân của thí sinh với số phách.
Quy chế cũng sửa đổi việc chấm thi tại mỗi Hội đồng thi được thực hiện tại không quá 02 khu vực.
Khu vực chấm thi phải đảm bảo an ninh, an toàn có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy, có công an bảo vệ 24 giờ/ngày; nơi chấm thi, chấm kiểm tra bài thi tự luận và nơi bảo quản bài thi tự luận được bố trí gần nhau;
Bài thi trắc nghiệm được lưu trữ tại phòng xử lý và chấm bài thi trắc nghiệm hoặc được lưu trữ tại phòng chứa bài thi riêng biệt, tùy theo thực tế triển khai tại đơn vị.
Đối với tổ giám sát thi, Thông tư sửa đổi, bổ sung mới gồm Tổ Giám sát, ít nhất 05 người (01 Tổ trưởng và ít nhất 04 thành viên): Tổ trưởng Tổ Giám sát là lãnh đạo phòng/ban của trường ĐH, CĐ; các thành viên Tổ Giám sát là viên chức của trường ĐH, CĐ và công chức sở GDĐT của tỉnh có bài thi được chấm.
Tổ Giám sát làm việc độc lập với các tổ chuyên môn khác. Tổ Giám sát có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quy trình chấm bài thi trắc nghiệm, quy trình bảo quản bài thi tại Phòng chấm thi trắc nghiệm theo quy định.
Ngoài ra, cán bộ công an có trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn khu vực chấm thi và nơi lưu trữ, bảo quản bài thi trắc nghiệm; ký niêm phong và chứng kiến mở niêm phong phòng chấm thi, phòng chứa bài thi, đĩa CD chứa dữ liệu.
Tuyệt đối giữ bí mật về quan hệ giữa số báo danh và thông tin cá nhân của thí sinh với số phách.
Trong Quy chế được sửa đổi, bổ sung là thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi của mỗi môn thi tự luận đã được cán bộ chấm thi chấm xong lần chấm thứ nhất hoặc lần chấm thứ hai theo tiến độ chấm thi môn đó và theo chỉ đạo của Trưởng ban Chấm thi.
Mỗi bài thi chấm kiểm tra được chấm bởi 01 cán bộ chấm kiểm tra theo quy trình chấm lần chấm thứ nhất quy định tại Điều 25 của Quy chế.
Trước khi bàn giao bài thi cho Ban Phúc khảo bài thi tự luận, Ban Thư ký Hội đồng thi tiến hành các việc sau đây:
Tra cứu để từ số báo danh, tìm ra số phách bài thi. Rút bài thi, đối chiếu với Phiếu thu bài thi để kiểm tra, đối chiếu số tờ giấy thi;
Tập hợp các bài thi của một môn thi vào một túi hoặc nhiều túi, ghi rõ số bài thi và số tờ của từng bài thi hiện có trong túi; dán kín số phách cũ trên bài thi và đánh phách mới. Cán bộ đánh phách phải được cách ly tuyệt đối từ khi thực hiện nhiệm vụ đánh phách đến khi hoàn thành việc chấm phúc khảo;
Bàn giao các túi bài thi đã được đánh phách mới cho Ban Phúc khảo bài thi tự luận. Việc giao nhận bài thi giữa Ban Thư ký Hội đồng thi và Ban Phúc khảo bài thi tự luận thực hiện theo đúng quy định tại Điều 25 Quy chế.
Trong khi tiến hành các công việc liên quan đến phúc khảo, phải có ít nhất từ hai thành viên của Ban Phúc khảo trở lên và có sự giám sát của cán bộ thanh tra. Tuyệt đối giữ bí mật về quan hệ giữa số báo danh và thông tin cá nhân của thí sinh với số phách.
Dự thảo lấy ý kiến góp ý đến ngày 10/3/2020.
Hồng Hạnh
Theo dantri
Ôn thi THPT quốc gia 2020: Biến khó khăn thành cơ hội Ông Mai Văn Trinh cho biết vì dịch Covid-19, kỳ thi THPT quốc gia 2020 đã được Bộ GDĐT và các địa phương chủ động điều chỉnh kế hoạch năm học để vừa hoàn thành đúng kế hoạch năm học, vừa có đủ thời gian để tổ chức tốt kỳ thi. Trước những băn khoăn của nhiều học sinh và phụ huynh về...