Bao giờ cắt giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp cho giáo viên?
Nhiều giáo viên phân vân khi tham gia các lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp bởi thông tin cắt giảm chứng chỉ đã được công bố từ khá lâu.
Cụ thể, từ cuối tháng 5/2021, Bộ Nội vụ đã có văn bản kiến nghị cắt giảm các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo hướng tích hợp các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng trong cùng một nhóm ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành để tăng cường bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Sau đó, Văn phòng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ ngành liên quan thực hiện việc rà soát, cắt giảm các chứng chỉ bồi dưỡng trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 101/2017/NĐ-CP.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có văn bản nào của các bộ, ngành liên quan đến quy định về việc cắt giảm chứng chỉ.
Do đó, nhiều giáo viên băn khoăn có nên tham gia các lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để được bổ nhiệm và xếp lương theo quy định mới (Chùm thông tư 01, 02, 03, 04) của Bộ GD-ĐT hay không.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Chia sẻ với VietNamNet, cô T.H (giáo viên một trường tiểu học ở huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho hay, đầu năm học, sau khi nhận được thông tin từ Phòng GD-ĐT về việc đăng ký học chứng chỉ nhưng tự nguyện không bắt buộc, nhiều người đã rút đơn.
“Nhưng mới đây, ngày 12/10, khi có công văn của Sở GD-ĐT gửi UBND tỉnh Nghệ An nói về yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trong việc giữ hạng, thăng hạng và xếp lương, các giáo viên trường tôi lại đăng ký và hôm nay đã đi học lại”, cô T.H nói.
Video đang HOT
“Giáo viên nhìn nhau, thấy mọi người đi học mà mình không đi thì lo sợ nên rồi lại đăng ký đi học cả”, cô T.H nói và cho biết các giáo viên chấp nhận tự chi trả học phí 2,2 triệu đồng/khóa học.
Bản thân cô T.H hiện đang học chứng chỉ để giữ hạng II theo Thông tư 02 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập.
“Nếu tôi không học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì sẽ trở về giáo viên hạng III, không biết sau sửa đổi sẽ ra sao. Tuy nhiên, tôi thấy thực tế chất lượng việc học cũng không quá nhiều, hình thức. Giáo viên thực tế không muốn đi học. Bởi việc dạy đã rất vất vả, vừa dạy trực tiếp, vừa dạy trực tuyến, đẩy tiến độ cho kịp chương trình năm học,… Nhưng giờ thấy người khác đi học mà mình không đi cũng lo lắng”, cô T.H nói.
Cô L.Y, giáo viên một trường THCS ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cho hay, nghe thông tin về việc cắt giảm chứng chỉ nên mấy tháng nay, cô vẫn chưa đăng ký đi học. Cô L.Y cho biết, hiện trường mình có hơn 25 giáo viên thì 10 người đăng ký đi học.
“Tôi hiện là giáo viên hạng II. Ở thời điểm này, giáo viên chúng tôi đang rất băn khoăn có nên đăng ký đi học hay không. Nếu không đăng ký học, thì liệu có bị xuống hạng hay không?. Chúng tôi rất mong có thông tin sớm, một cách cụ thể”, cô L.Y nói.
Trao đổi với VietNamNet , lãnh đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay việc sửa đổi chùm Thông tư 01, 02, 03, 04 về quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường công lập phải chờ Bộ Nội vụ trình Chính phủ sửa Nghị định 101 số 101/2017/NĐ-CP của về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Theo vị này, Bộ Nội vụ cũng đã xin ý kiến các thành viên Chính phủ và chắc trong thời gian ngắn sẽ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101.
“Ngay khi Nghị định 101 được sửa đổi, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành ngay các văn bản sửa đổi chùm thông tư 01, 02, 03, 04 ngay”.
Trước đó, lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định với đề xuất của Bộ Nội vụ trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ thì không phải là sẽ bỏ hết quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên mà là điều chỉnh giảm số lượng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Giáo viên mỗi cấp học chỉ còn 1 loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?
Hiện Bộ GD-ĐT quy định 20 loại chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp liên quan đến giáo viên. Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, ngành giáo dục chỉ giữ lại 7 loại chứng chỉ thay vì 20 loại như hiện nay, giáo viên ở mỗi cấp học sẽ được giảm 2 loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Cục Nhà giáo: không đặc cách giữ hạng cho giáo viên hạng I thiếu bằng thạc sĩ
Số giáo viên hiện đang giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I chiếm tỷ lệ rất ít khoảng 1.500 người bao gồm cả người đã có trình độ thạc sĩ.
Tháng 09/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II lên hạng I năm 2018 cho giáo viên cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên cả nước.
Sau kỳ thi này, vào tháng 11/2019 những thí sinh thi đạt đã được Ủy ban nhân dân các tỉnh bổ nhiệm vào chức danh giáo viên Trung học cơ sở hạng I (MS: V.07.04.10).
Tuy nhiên mới đây khi Thông tư 03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở có quy định đối với giáo viên Trung học cơ sở hạng I phải "Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên".
Điều này đồng nghĩa với việc những giáo viên Trung học cơ sở hạng I hiện nay nếu chưa có bằng thạc sĩ sẽ được bổ nhiệm vào hạng II.
Một giáo viên tham gia dự thi thăng hạng năm 2018 đã gửi băn khoăn tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam rằng: " Có khả năng nào đặc cách cho các giáo viên hạng I đã trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng mà Bộ tổ chức năm 2018 không hay bắt buộc phải có bằng thạc sĩ? ".
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Đem băn khoăn này gửi tới Cục nhà giáo và quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được giải đáp rằng:
Luật Viên chức 2010 quy định " người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó " (điểm b khoản 1 Điều 31). Do đó, chỉ khi giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) đạt các tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) thì mới được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I.
Trường hợp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng I (mã số V.07.04.30) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31).
Sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng I (mã số V.07.04.30) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng (khoản 3 Điều 9 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT).
Trong quy định của Thông tư cũ (Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) và Thông tư mới (Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT) đều không có quy định giáo viên xuống hạng mà quy định việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp bảo đảm nguyên tắc đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng nào thì bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp đó theo đúng quy định của Luật Viên chức 2010.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số giáo viên mầm non, phổ thông công lập hiện có khoảng hơn 1 triệu người. Trong đó, số giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I chiếm tỷ lệ rất ít khoảng 1.500 người bao gồm cả người đã có trình độ thạc sĩ (cấp mầm non và tiểu học chưa có giáo viên hạng I, cấp trung học cơ sở có khoảng 0.5% so với tổng số giáo viên trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông có khoảng 0,16% so với tổng số giáo viên trung học phổ thông).
Thông tư mỗi người hiểu một kiểu, giáo viên hạng II tức tưởi vì xuống hạng III Thầy cô cho rằng, do hiểu sai quy định nên nhà trường đã vận dụng sai dẫn đến có giáo viên bị xuống hạng oan uổng, có giáo viên lại không được xét thăng hạng. Ảnh minh họa Giáo viên một số trường tiểu học tại thành phố Biên Hòa phản ánh về việc xét thăng hạng theo Thông tư số: 02/2021/TT-BGDĐT. Theo...