Bão giá “bóp nghẹt” túi tiền khiến nhiều bà nội trợ căng não trong chuyện chi tiêu cho cả gia đình
Xăng dầu cùng hàng loạt giá dịch vụ, hàng hóa, thực phẩm… tăng kỉ lục trong những ngày qua khiến nhiều gia đình phải đau đầu trong chuyện cân đối chi tiêu.
Nhìn giá cả mà phát “choáng”
Đó là cảm xúc của nhiều người khi chứng kiến giá cả thực phẩm, dịch vụ, giá xăng tăng dựng đứng mỗi ngày. Nhiều gia đình bắt đầu hoang mang với việc chi tiêu sao cho cân đối khi chỉ có lương là giảm vì dịch bệnh trong khi các thứ khác đều tăng.
Chị Kiều Huệ (nhân viên marketing ở Hà Nội) cho hay nhiều hàng hóa đã âm thầm tăng giá mạnh trong thời gian qua khiến bà nội trợ như chị choáng váng: 1 ký cam cách đây 1-2 tháng chỉ khoảng 20.000 đồng thì nay tăng vọt lên 30.000 đồng. Các món gia vị như chanh, gừng đều tăng thêm 5.000 đồng/kg.
Rau cũng tăng mạnh, như bông cải tăng từ 30.000 đồng lên 45.000 đồng/ký. Rau cải cũng tăng giá. Chị thắc mắc thì người bán nói do xăng tăng nên giá vận chuyển tăng và nhiều hàng hóa thiết yếu khác cũng đi lên.
Nhẩm tính lại, chị Huệ thấy các chi phí cho cuộc sống bình thường của gia đình đều tăng trong vòng một năm qua. Mỗi lít xăng RON 95 cách nay một năm chỉ 17.270 đồng thì nay đã vọt lên 28.985 đồng, trước đổ 80.000 đồng là đầy bình xăng, giờ muốn đầy bình phải mất 150.000 đồng. Trước 500.000 đồng đi chợ phải hai ngày mới hết, giờ quay đi quay lại hết veo. Trong khi đó, thu nhập của chị thì vẫn vậy trong hai năm trong khi mọi thứ đều tăng lên chóng mặt.
Còn chị Hồng Ngọc cho con uống loại sữa Similac Neosure IQ loại 850 gram. Trước đây giá của loại sữa này là 490k/hộp. Tuy nhiên, thời điểm này đã tăng giá lên 562k đồng/hộp.
Đồng cảnh ngộ chật vật trong chuyện chi tiêu, chị Hồng Ngọc (nhân viên văn phòng làm việc tại Thanh Xuân, Hà Nội) cũng chia sẻ: ” Đi chợ mấy hôm nay rất khó mua vì giá cả tăng cao quá, bình thường mình mua thức ăn cho cả nhà chỉ mất khoảng 150.000-200.000 đồng/ngày nhưng nay phải chi gần 300.000 đồng/ngày. Chưa kể mình còn có con nhỏ, giá sữa cho con cũng thấy tăng nhanh khiến mình hoang mang rất nhiều“.
Cụ thể, chị Ngọc cho con uống loại sữa Similac Neosure IQ loại 850 gram. Trước đây giá của loại sữa này là 490k/hộp. Tuy nhiên, thời điểm này đã tăng giá lên 562k đồng/hộp. Nhìn trước ngó sau thấy chi phí gì cũng tăng làm chị Ngọc muốn “điên đầu” trong chuyện cân đối chi tiêu sao cho hợp lý với thu nhập của gia đình.
Gia đình của chị Ngọc cũng đang phải đau đầu trong chuyện cân đối chi tiêu sao cho hợp lý với thu nhập của gia đình.
Video đang HOT
Khảo sát tại siêu thị Top Market (Đống Đa, Hà Nội) các sản phẩm của thương hiệu Acecook tăng giá nhẹ so với trước: Mì lẩu thái tôm có giá 173.100 đồng/thùng 30 gói, mì Hảo Hảo 3.600 đồng/gói và 103.800 đồng/thùng 30 gói, phở gà Đệ Nhất 6.400 đồng/gói…
Không chỉ mì ăn liền mà nhiều mặt hàng thiết yếu như sữa, gạo, đồ uống, thực phẩm đồ hộp, đồ gia dụng… cũng đồng loạt tăng giá bán.
Từ đầu tháng 3, Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A, đơn vị nhập khẩu và phân phối sữa Abbott cũng thông báo tăng giá 45 mặt hàng của nhãn hiệu Abbott Grow, Similac, Pediasure. Theo đó, sữa Abbott Grow Gold 3 loại 1,7 kg có giá 726.000 đồng/hộp; Similac Neosure IQ loại 850 gram giá 562.000 đồng/hộp; Similac Alimentum Eye-Q loại 400 gram có giá 375.100 đồng/hộp…
Trước đó, giá xăng trong nước cũng tăng tới 28.980 đồng/lít, cũng là lần tăng thứ 7 liên tiếp của thị trường xăng dầu, và đạt kỷ lục trong vòng 8 năm trở lại kể từ năm 2014. Nó trở thành cú “đánh bồi” kéo giá các loại rau củ quả, thực phẩm thiết yếu cùng tăng giá theo. Cùng với đó, giá gas bán lẻ đã tiếp tục tăng lên 524.500 đồng/bình 12kg khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh đau đầu trong chuyện cân đối chi tiêu.
Nhiều bà nội trợ than thở, bản thân bắt buộc phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu vì cảnh “tăng giá”
Chị Hồng Ngọc cho biết, đừng trước cảnh tăng giá đồng loạt thì việc chi tiêu bắt buộc phải cân đối. Nhưng việc cắt giảm sao cho hợp lý thì vẫn đang tìm cách khắc phục. Trước mắt, chị chỉ biết phải cắt giảm khoản chi tiêu cho bản thân để cân đối trước.
” Giá xăng, giá thức ăn hàng ngày, sữa cho con tăng thì vẫn phải mua vì là hàng nhu cầu thiết yếu. Chắc là mình sẽ cắt giảm chi tiêu của bản thân lại thôi. Như là không mua quần áo mỹ phẩm nữa, hai vợ chồng bớt ra ngoài ăn hàng mà mang cơm nấu thì nhà đi, đồ ăn sáng khỏi mua mà cũng tự nấu cho tiết kiệm. Số tiền này sẽ dùng để mua đồ cho con và bù vào khoản phát sinh từ việc đi chợ, đồ dùng thiết yếu khác. Vì đối với vợ chồng mình thì việc chi tiêu cho sự phát triển của con là quan trọng ưu tiên nhất.
Cứ nhẩm tính 1 tháng, tiền sữa bột hết 1,5 triệu, bỉm 400k/bịch, tháng dùng 3 bịch hết 1,2 triệu. Còn tiền sữa tươi mua theo thùng, thì cũng thêm 700k/tháng nữa. Chưa kể váng sữa, sữa chua, bánh trái cho con ăn hàng ngày nữa. Rồi còn phải tiết kiệm, để nhỡ nhàng tiền thuốc men hay tiền viện phí cho con nữa đó. Thực phẩm tăng giá, đi chợ hết 300.000 đồng/ngày, tháng tiêu hết gần 10 triệu. Nếu không cân đối chỉ có “vỡ nợ” thôi. Nên trước mắt mọi chi tiêu cho bản thân là phải siết chặt hơn. Tiết kiệm được cái gì hay cái đó“.
Chị Hiền Nguyễn cũng đang phải đau đầu cân đối chi tiêu khi giá cả tăng chóng mặt.
Còn chị Hiền Nguyễn (bà nội trợ ở Hà Đông, Hà Nội) đang trong giai đoạn nghỉ sinh để chăm con nhỏ cho biết thu nhập không có, cả gia đình chị chỉ trông chờ vào đồng lương của chồng. Thấy giá sữa cho con tăng thì vẫn phải “cắn răng” mua về. Nhưng thay vì đi siêu thị mua thực phẩm như trước, chị Hiền thường xuyên dành thời gian dạo bộ, mua rau củ từ những gánh hàng rong ở chợ cóc, chợ tạm gần nhà với mong muốn tiết kiệm chi phí ở mức tối đa.
” Trước đây mình có thói quen chỉ mua đồ trong siêu thị, từ rau củ quả, thịt cá, đến hoa quả để đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhưng giá cả tăng thế này việc chênh lệch giá giữa siêu thị lớn và chợ cóc chợ tạm cũng làm mình phải suy nghĩ. Để tiết kiệm hơn, mình chọn ra chợ mua cho rẻ. Đi xe máy đi chợ thì tốn xăng nên chọn đạp xe đạp hoặc đi bộ. Mấy ngày nay vợ chồng mình đều phải đau đầu suy nghĩ cách tiết kiệm vì thấy cái gì cũng tăng, không cân đối chi tiêu thì chỉ có khổ con“, chị Hiền chia sẻ thêm.
Cũng cùng cảnh ngộ nhiều bà nội trợ cho biết, bản thân đang phải co kéo chi tiêu ở mức tối đa, miễn sao cân đối được chi tiêu phù hợp với thu nhập trong bối cảnh mọi thứ đều tăng giá tới chóng mặt này.
Ảnh: NVCC
6 cách mua sắm hoàn hảo giúp bạn tiết kiệm được một khoản "kha khá" khi sắm Tết
Sắm Tết là một trong những "từ khóa" khiến các mẹ đau đầu. Tết cận kề, hãy lên kế hoạch hoàn hảo cho việc mua sắm để đón năm mới đủ đầy nhưng vẫn giữ được tiền trong ví nhiều nhất có thể.
Khi Tết đang đến thật gần, các bà nội trợ luôn cảm thấy đau đầu, thậm chí "stress" vì những khoản chi tiêu, mua sắm không tên. Tiền trong túi luôn trong tình trạng "không cánh mà bay" một cách không kiểm soát.
Nhiều chị em nội trợ thường than vãn rằng, dù mua nhiều vẫn cảm thấy thiếu, hoặc mua vì cảm thấy mặt hàng hấp dẫn nhưng lại thừa thãi không sử dụng vào dịp Tết. Chi tiêu tiết kiệm chính là cách tôn trọng đồng tiền mà mình làm ra, tránh lãng phí cho những nhu cầu thực sự không cần thiết.
Vì thế, hãy cùng tham khảo thêm những mẹo nhỏ dưới đây, chắc chắn mỗi mẹo nhỏ sẽ là một trong những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn đón năm mới an vui, tiết kiệm.
1. Lên danh sách những gì cần mua
Lên danh sách những gì cần mua sắm cho dịp Tết cũng là cách để bạn thể hiện mình là người chuyên nghiệp, làm việc có kế hoạch. Sau khi lên danh sách, bạn sẽ cân nhắc được số tiền cần chuẩn bị cho dịp Tết, đồng thời bàn bạc với người thân xem những món đồ được liệt kê trong danh sách có thực sự cần thiết không.
Việc lên danh sách những món đồ cần mua cũng giúp bạn chủ động hơn trong việc mua sắm. Bạn không bị sa đà vào những món đồ được quảng cáo hấp dẫn, phát sinh nhu cầu không cần thiết và làm "rớt tiền" trong ví cực nhanh. Khi có danh sách những món đồ mua sắm và bàn bạc kỹ lưỡng, bạn cũng sẽ biết mình thiếu gì, thừa gì trong danh sách để cân nhắc thêm bớt cho thật hợp lý.
2. Đừng mua đồ bỏ đầy tủ lạnh
Một thói quen cần bỏ ngay từ những bà nội trợ đó chính là gom thật nhiều đồ bỏ trong tủ lạnh để dự trữ và mong muốn một năm mới đủ đầy. Tuy nhiên, hiện nay khi thị trường phát triển, các mặt hàng được bày bán ngay trong ngày đầu năm mới.
Việc trữ nhiều thực phẩm khiến bạn cùng mọi người trong gia đình phải ăn thực phẩm không tươi, giảm độ ngon. Đồng thời, vì mua nhiều nên sẽ khó kiểm soát được tài chính trong việc mua sắm dịp Tết.
Một mẹo nhỏ chính là bạn có thể dự trữ đồ ăn giúp hạn chế việc mất nhiều thời gian cho mua sắm. Tuy nhiên, bạn nên lên thực đơn theo ngày trong dịp Tết.
Mỗi ngày sẽ ăn những món gì. Từ đó sẽ tìm được câu trả lời, đáp số cho việc cần mua sắm những gì, với số lượng cụ thể bao nhiêu. Càng lên danh sách chi tiết đồ đạc cần lưu trữ trong tủ lạnh, bạn sẽ có cái Tết an toàn cho sức khỏe, vừa vặn với số tiền cần chi tiêu một cách hợp lý.
3. Theo dõi các chương trình giảm giá
Sau khi lên kế hoạch mua sắm, lập danh sách những gì cần mua trong dịp Tết, một mẹo nhỏ giúp các bà nội trợ mua sắm tiết kiệm chính là theo dõi các chương trình giảm giá tại các siêu thị lớn, các cửa hàng đảm bảo chất lượng. Mua món sản phẩm mình cần với số lượng hợp lý cùng giá cả tiết kiệm nhất có thể luôn giúp bạn giảm chi phí chi tiêu đi rất nhiều trong dịp Tết.
4. Rủ nhau mua chung
Bên cạnh việc tìm kiếm các chương trình giảm giá, để mua được hàng chất lượng với giá hợp lý, hãy kêu gọi mọi người cùng mua chung một sản phẩm mình cần khi tìm được nguồn hàng đảm bảo. Bạn chỉ mất một chút thời gian nhưng lại cảm thấy hữu ích và vui vẻ khi mua được thứ mình cần với giá tiết kiệm nhất.
5. Đơn giản hóa mọi thứ
Một yếu tố vô cùng cần thiết, cũng chính là chìa khóa trong cuộc sống của bạn, chính là đơn giản hóa mọi thứ. Dù bạn có tiết kiệm hay lên kế hoạch chi tiết cho việc chi tiêu nhưng nếu danh sách cần tiêu vẫn dài vô kể thì việc tiết kiệm cũng không thực sự hiệu quả. Ngoài việc cân nhắc mua những món đồ, bạn cần đơn giản hóa mọi thứ.
Hãy nghĩ xem việc mua món đồ ấy có thực sự cần thiết không. Tết là dịp để mọi người sum vầy, đầm ấm. Chi tiêu mất kiểm soát khiến nhiều người cảm thấy sợ Tết, mệt mỏi khi phải chi tiêu nhiều. Hãy đơn giản hóa từ việc mua sắm đồ đạc, ăn mặc... để giúp cả gia đình vừa tiết kiệm chi phí vừa cảm thấy vui vẻ.
6. Tự chuẩn bị các món ăn trong ngày Tết
Một số người bận rộn kiếm tiền, làm thêm để mong có một cái Tết ấm áp và đủ đầy. Tuy nhiên, việc bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua các mặt hàng cũng khiến việc bạn gặp nhiều áp lực khi làm việc.
Thay vì cách làm thông thường này, bạn có thể tự mua nguyên liệu về làm những món ăn cho ngày Tết như tự làm mứt, các loại bánh, các món ăn như dưa góp, giò xào, thịt đông, bò ngâm dấm, nem, chả... Tự làm sẽ tiết kiệm chi phí, giúp cả gia đình luôn cảm thấy an toàn cho sức khỏe với quy trình sạch sẽ, đảm bảo.
Với những mẹo nhỏ trong bài viết, mong mỗi cái Tết qua đi sẽ đọng lại nhiều kỷ niệm sum vầy, đầm ấm thay vì những lắc đầu ngán ngẩm khi phải chi tiêu quá nhiều như thường lệ.
Ngó chi tiêu 1 lần đi chợ cho 3 ngày chỉ hết 332 ngàn đồng của bà nội trợ Hà Nội "khéo vén" ngày giãn cách Thông thường thực đơn 1 lần đi chợ cho 3 ngày ăn liên tiếp, bà nội trợ này thường mua sắm các thực phẩm sau trong hạn mức chi tiêu chỉ 332 ngàn đồng. Mới đây, toàn thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ. Để chống dịch, các quận huyện đã khẩn trương...