Bảo dưỡng sức khỏe trong ‘chuyện ấy’
Càng khỏe khoắn bạn càng muốn tham gia nhiều hoạt động và thử nghiệm những chiêu thức mới mẻ với bạn tình.
Những lời khuyên dưới đây là những liều thuốc tốt nhất cho cơ thể bạn.
1. Nắm rõ cơ thể mình
Lần cuối cùng bạn ngắm mình thật lâu trong gương là từ bao giờ? Không phải chỉ khuôn mặt, nhìn xuống dưới một chút. Bước đầu tiên để bảo dưỡng cho sức khỏe tình dục, bạn cần phải làm quen với bộ phận sinh dục của mình. “Bạn nên tìm hiểu về giải phẫu sinh học ngay trên cơ thể mình thông qua chiếc gương một cách thường xuyên. Hãy làm việc này 2-3 lần mỗi tháng”, bác sĩ Elizabeth Gunther Stewart, phát ngôn viên của Trung tâm sức khỏe phụ nữ Vagisil, Mỹ.
Biết cái gì đang tồn tại và xảy ra một cách bình thường trong cơ thể đặc biệt là hiểu được âm đạo của mình có hoạt động trơn tru hay không sẽ giúp bạn thích ứng linh hoạt với những thay đổi của cơ quan sinh dục.
2. Cẩn thận trong tắm rửa
Bạn cho rằng chuyện này chẳng đáng gì để bàn nhưng cũng nên thay đổi quan niệm một chút trong khi “kỳ cọ”. Từ bỏ thói quen pha nước nóng với xà phòng cùng một chút nước thơm trong bồn tắm bằng việc chỉ pha một chút xà phòng nhẹ cùng nước ấm. Các loại hương thơm và hóa chất mà bạn nghĩ rằng sẽ làm cho thân thể tỏa hương lại tác động đến sự khô hạn của âm đạo. Điều nay không tốt vì nó làm mất đi cảm giác ướt át khi hai vợ chồng quan hệ.
3. Đừng giữ cho “cô bé”quá sạch và khô
Theo Savvymiss, nếu bạn tin rằng những hóa chất tẩy rửa vùng kín ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục (STDs) thì hãy quên suy nghĩ đó đi. “Chỗ đó” không cần một “cái máy lọc rửa”. Những việc làm của bạn có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn là lợi ích.
Trên cơ thể phụ nữ, môi trường âm đạo là môi trường có khả năng tự làm sạch (cả mắt cũng có khă năng này). Cũng giống như ruột hay miệng, trong môi trường âm đạo lành mạnh, không bị viêm nhiễm, có vô số vi khuẩn và vi nấm có ích hay còn gọi là thân thiện cư trú. Số lượng của chúng ở từng phụ nữ khác nhau và biến đổi theo tuổi tác, theo các giai đoạn của cuộc đời cũng như do tác động của các yếu tố có hại.
Trong môi trường âm đạo bình thường, các vi khuẩn tạo ra axit lactic chiếm ưu thế, đó là vi khuẩn Lactobacillus Doderlein. Chúng được coi như đội quân bảo vệ tích cực, hàng rào sinh học tự nhiên, bằng cách làm cho môi trường âm đạo luôn có độ toan ổn định (pH =3,5-4,5), vì thế mà vi khuẩn và vi nấm gây bệnh không thể xâm nhập và sinh sôi nảy nở. Chính cơ chế này đã bảo vệ âm hộ, cơ quan sinh dục trong (tử cung, vòi trứng) và cả đường tiết niệu không bị nhiễm khuẩn
Video đang HOT
Ngoài khả năng tạo ra axit lactic để bảo vệ âm đạo một cách tự nhiên, vi khuẩn Lactobacillus Doderlein chiếm lĩnh và bám dính vào thành niêm mạc âm đạm, do đó ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.
Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ thường xuyên sẽ gây viêm âm đạo. Phụ nữ cũng không nên dùng dung dịch vệ sinh này để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Một số thành phần của thuốc như chlorine, chất khô da… dễ gây viêm âm đạo.
Tình trạng ẩm ướt luôn tạo nên sự thoải mái và phấn kích cho cả đôi bên. Khi “điện nước đầy đủ” thì việc “ra vào” của đối tác sẽ trở nên dễ dàng và đối tác cảm thấy có được nhiều khoái cảm hơn.
4. Hỗ trợ bằng chất bôi trơn
Trong trường hợp cần thiết, nhiều cặp đôi coi chất bôi trơn như một trợ thủ đắc lực giúp việc xung trận diễn ra dễ dàng. Trên thực tế “chất nhờn” này thực sự là ý tưởng tốt trong mọi lúc bạn có quan hệ. Tra dầu mỡ vào bao cao su sẽ làm giảm sự đau đớn cho âm đạo khi cọ xát với bao cao su. Tuy nhiên về lâu về dài thì bạn không nên quá lạm dụng loại “dầu nhờn” này vì nó được sản xuất dựa trên nền sillicon không tốt cho môi trường âm đạo.
Theo VNE
Để 'cô bé' luôn sạch sẽ
Không ít chị em tự mua thuốc vệ sinh phụ nữ về rửa, thậm chí bơm, thụt mà không cần biết loại nào phù hợp với bệnh nào.
Viêm nhiễm đường sinh dục là sự phát triển quá mức bình thường của các tác nhân gây bệnh có ở đường sinh dục hoặc nhiễm từ bên ngoài khi gặp các điều kiện thuận lợi. Các tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng.
Thông thường nhiễm khuẩn đường sinh dục chỉ gây khó chịu cho người bệnh với các triệu chứng như tiết dịch âm đạo nhiều, hoặc dịch bất thường, đau, ngứa, rát, nặng hơn có thể bị rong huyết, chảy máu.
Nhiễm khuẩn đường sinh dục thường không gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng nên chị em hay coi thường, không đi khám chữa đúng chuyên khoa. Chị em thường tự pha hoặc tự mua thuốc vệ sinh phụ nữ (TVSPN) về rửa, thậm chí bơm, thụt mà không cần biết loại nào phù hợp với bệnh nào. Vì vậy, có nhiều trường hợp càng rửa bệnh càng nặng.
Tác dụng của TVSPN
Đa số các TVSPN dùng được mọi lúc với mục đích vệ sinh, đặc biệt là các thuốc có nguồn gốc thảo dược. Nhưng có một điều chị em cần hiểu rằng, thuốc không chữa được các bệnh viêm đường sinh dục, chúng chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị các triệu chứng như rát, ngứa, hôi, ẩm ướt... các mầm mống gây viêm đường sinh dục không thể khỏi hoàn toàn nếu không dùng thuốc.
Trong thành phần thuốc có một số chất tạo mùi thơm, tạo cảm giác thơm tho, sạch sẽ cho chị em. Một số loại có thành phần thuốc để chữa bệnh, chúng có chất tạo bọt, sát khuẩn nhẹ. Có loại không mùi và có loại có mùi hương để khử mùi hôi, chúng làm thay đổi môi trường pH âm đạo, hạn chế mầm bệnh. Một số thuốc có thành phần chống ngứa, có thể dùng khi bị nấm ngứa.
Tuy vậy, chị em cũng không nên lạm dụng thuốc, có thể gây mất cân bằng sinh thái môi trường âm đạo. Trước khi dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu không có bệnh gì, tốt nhất chị em nên dùng nước nấu chín để rửa.
Tác hại của việc tự ý dùng TVSPN
Nhiều chị em khi có triệu chứng ngứa, rát thường tự mua thuốc về thụt rửa mà không lường đến tác hại của việc này.
Trước hết, tự thụt rửa có thể diệt trực khuẩn có lợi (trực khuẩn Doderlein có tác dụng duy trì độ pH thích hợp), tạo môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển như: trùng roi, nấm, hoặc có thể diệt tinh trùng khi bạn đang muốn có em bé.
Đồng thời, việc dùng dụng cụ để thụt rửa không đúng cách có thể gây tổn thương âm đạo. Mặt khác, khi thụt thuốc vệ sinh phụ nữ vào âm đạo chúng sẽ chảy ra ngay, vì vậy sẽ không có tác dụng điều trị viêm nhiễm.
Thụt rửa trong tình trạng viêm nhiễm âm hộ, âm đạo có thể gây nhiễm trùng ngược lan rộng, khiến tình trạng viêm nhiễm đang ở một chỗ sẽ lây lan rộng, bệnh trầm trọng và khó chữa hơn.
Trong trường hợp có triệu chứng viêm người bệnh nên đi khám để bác sĩ chỉ định đặt thuốc.
Thực tế, có trường hợp khi âm đạo bị ngứa người bệnh tự mua thuốc về dùng, nhưng không hiểu lý do tại sao không những không giảm được ngứa mà còn bị nặng hơn. Đó là do người bệnh đã sử dụng loại thuốc có độ pH không phù hợp với độ pH tự nhiên của âm đạo.
Môi trường tự nhiên của âm đạo có độ pH = 3,8-4,8, nếu khi bị nấm ngứa người bệnh sử dụng loại TVSPN có độ pH dưới 4,5 (thấp hơn độ pH của âm đạo) sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Những loại thuốc có độ pH dưới 4,5 chỉ dùng trong trường hợp không nhiễm nấm.
Sử dụng TVSPN thế nào cho đúng?
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc vệ sinh phụ nữ với một số thành phần có tác dụng diệt khuẩn, chống ngứa, thay đổi môi trường âm đạo (do pH), chất tạo mùi thơm... như: Cytéal, Lactacyd FH, Betadin, Carefree, Saforelle, Dạ hương, Gyterbac, dung dịch Natri bicacbonat, dung dịch muối sinh lý... nhưng không phải thuốc rửa nào cũng dùng được cho tất cả các bệnh.
Vệ sinh hàng ngày: Nên dùng những dung dịch vệ sinh có thành phần thảo dược như Dạ hương, Carefree trà xanh tạo độ ẩm tự nhiên cho âm đạo.
Khi bị nấm ngứa: Không nên dùng thuốc có độ pH dưới 4,5. Nếu bạn đang dùng dung dịch Lactacyd có độ pH 3,5 hàng ngày thì nên dừng lại. Như đã nói ở phần trên, nếu độ pH của thuốc thấp hơn độ pH của âm đạo sẽ là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển (hiện trên thị trường sắp có Lactacyd có độ pH phù hợp với độ pH tự nhiên của âm đạo có thể dùng hàng ngày).
Trong trường hợp này bạn có thể dùng dung dịch Carefree hoặc loại dung dịch có tính pH kiềm hóa môi trường âm đạo như Phytogyno, Bicarso, dung dịch Natri bicacbonat, Saforelle, Betadin, Cyteal có thành phần chống ngứa.
Viêm nhiễm do Trichomonas: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại có tính pH axit hoặc có Metronidazole như Lactacyd FH, Metrogyl.P, Gynoformine...
Sau khi sinh nở: Để nhanh lành vết thương sau khi sinh có thể dùng Betadine hoặc dung dịch Cyteal, Dạ hương, có tính sát khuẩn, khử mùi, có thành phần thảo dược lành tính.
Viêm loét: Ngoài việc dùng thuốc có thể kết hợp sử dụng Betadin để nhanh lành vết thương.
Kỳ kinh nguyệt: Thời gian này, cổ tử cung hé mở nên dễ viêm nhiễm đường sinh dục, bạn nên dùng thuốc để rửa hàng ngày như Lactacyd FH, Dạ hương... những dung dịch này sẽ khử mùi khó chịu, tạo cảm giác khô ráo.
Trước và sau khi quan hệ: Có thể dùng bất cứ loại thuốc nào để rửa. Dùng TVSPN để rửa ngoài không được thụt vì thuốc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng nếu bạn muốn có em bé. Nên vệ sinh cho cả hai vợ chồng.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian nhiều chị em dùng lá chè xanh nấu lấy nước dùng làm nước vệ sinh hàng ngày, nhưng cần lưu ý hiện nay chè xanh cũng hay bị phun thuốc bảo vệ thực vật, khi dùng phải rửa thật sạch nếu không có thể sẽ nhiễm thêm bệnh khác.
Khi có triệu chứng viêm nhiễm khác cần đi khám để có chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Thuốc vệ sinh phụ nữ dạng nước, có loại có thể dùng trực tiếp có loại cần pha loãng với nước, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Nếu thuốc là dạng bột, khi dùng hãy pha chế theo hướng dẫn sử dụng.
Theo VNE
Vẫn bị sùi mào gà dù 2 vợ chồng đều chung thủy Virus gây bệnh sùi mào gà có thể xâm nhập vào vùng da ngoài bộ phận sinh dục cho nên chỉ cần sơ ý tiếp xúc qua tay, chân, với người bị bệnh thì cũng sẽ bị lây nhiễm. Em có một vấn đề mong được bác sĩ tư vấn giúp em. Em mang thai được 5 tháng. Trong lần đi khám vừa...