Báo động tình trạng thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học thành thị
41,9% số học sinh tiểu học thành thị đang thừa cân béo phì, chủ yếu do khẩu phần ăn uống giàu năng lượng và protein cao hơn nhiều so với ngưỡng khuyến nghị, nhưng mức độ tham gia các hoạt động thể lực lại thấp.
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu về “Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần, tần suất và thói quen tiêu thụ thực phẩm của học sinh tiểu học, THCS và THPT ở một số tỉnh, thành Việt Nam” do Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) tổ chức.
Theo nghiên cứu, học sinh tiểu học có khẩu phần ăn uống giàu năng lượng và protein thậm chí cao hơn nhiều so với ngưỡng khuyến nghị, nhưng mức độ tham gia các hoạt động thể lực lại thấp, dẫn đến tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học khá cao, nhất là ở khu vực thành thị.
Cụ thể, trong khi học sinh tiểu học ở thành phố có tỷ lệ béo phì là 22,7% thì học sinh ở vùng nông thôn chỉ chiếm 7,4%. Khi tính chung, tình trạng thừa cân béo phì của học sinh tiểu học thành thị chiếm 41,9% và nông thôn 17,8%.
Đối với học sinh THCS, học sinh thành thị thừa cân chiếm 20,9%, trong khi học sinh nông thôn là 7,9%. Tuy nhiên, học sinh THCS vùng nông thôn lại có tỷ lệ thấp còi lên tới 20,1%, còn học sinh thành thị là 3,8%. Tương tự, học sinh THCS vùng nông thôn có tỷ lệ gầy còm lên tới 15,6%, học sinh thành thị là 3,4%.
Đối với học sinh THPT, tỉ lệ thừa cân béo phì thấp hơn so với học sinh cấp tiểu học và THCS. Nhưng học sinh THPT vùng thành thị vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn so với học sinh vùng nông thôn, lần lượt là 13,5% và 6,2%. Tỷ lệ thấp còi ở học sinh THPT nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao 14,9% và học sinh thành thị là 8,6%.
Riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, tỷ lệ thừa cân trẻ em từ 6 – 11 tuổi ở mức cao và có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Cụ thể, tại TP. HCM, tỷ lệ thừa cân béo phì năm 1996 là 12,2% thì đến năm 2009 đã tăng lên 42,3%. Tại Hà Nội, năm 1995, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì là 3,3% nhưng đến năm 2011 đã tăng lên 40,7%.
Video đang HOT
Báo cáo của nhóm nghiên cứu đã đưa ra những phát hiện quan trọng cho thấy, tỷ lệ thừa cân béo phì giảm dần theo độ tuổi của học sinh và có khác biệt lớn giữa các khu vực.
Nhóm thừa cân béo phì có xu hướng tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất đạm trong khi đó nhóm không thừa cân béo phì lại có xu hướng tiêu thụ các loại đồ uống có đường sản xuất công nghiệp và các thực phẩm có đường…
Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ, bao gồm tuổi, giới tính, khu vực sinh sống, điều kiện kinh tế xã hội và trình độ văn hóa của bố mẹ…
Ngoài ra, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng liên quan trực tiếp đến tình trạng này. Đặc biệt, việc thường xuyên ngồi trước màn hình, sử dụng nhiều đồ uống có đường chế biến và bán trên đường phố (nước mía, nước đá bào siro, trà sữa…) làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì.
Theo nghiên cứu, tần suất sử dụng đồ uống có đường trên đường phố là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thừa cân béo phì của học sinh trung học phổ thông lên 1,4 lần.
Được biết, nghiên cứu được tiến hành trong 12 tháng (năm 2017 – 2018) với trên 5.028 học sinh từ 7 đến 17 tuổi tại 75 trường học tại: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Nghệ An và Sóc Trăng.
CHÂU ANH
Theo baodansinh
Quản lý bệnh đái tháo đường: Cần bắt đầu từ tuyến y tế cơ sở
Việc quản lý bệnh đái tháo đường tại tuyến y tế cơ sở, trọng tâm là trạm y tế xã là một trong những giải pháp mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Bệnh đái tháo đường không chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa. Ảnh: VGP/Thúy Hà
Nước ta hiện có khoảng 3,53 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và dự báo đến 2045 sẽ tăng lên 6,13 triệu người trưởng thành có thể mắc bệnh này.
Theo TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, một số nguyên nhân quan trọng gây bệnh đái tháo đường là do các hành vi nguy cơ như dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc và uống nhiều đồ có cồn...
Điều tra của Bộ Y tế cho thấy, khoảng 45,3% nam giới Việt Nam hút thuốc lá, 77% nam giới uống đồ uống có cồn và gần một nửa (44%) nam giới uống ở mức nguy hại; hơn một nửa số người trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây; 30% dân số hiện nay thiếu hoạt động thể lực và 16% người trưởng thành bị thừa cân béo phì.
Sự gia tăng các hành vi nguy cơ trên đã dẫn tới các rối loạn sinh - chuyển hóa, gây rối loạn đường máu, mỡ máu, từ đó dẫn tới mắc bệnh.
"Các băng chưng khoa hoc cho thây nêu loại trừ được các hành vi nguy cơ sẽ giúp phòng tránh bệnh đái tháo đường tới 80%", TS Trương Đình Bắc chia sẻ.
Hiện nay, trên cả nước có hơn 11.000 trạm y tế xã, phường, thị trấn,... Đây là mạng lưới y tế cơ sở trực tiếp gần người dân nhất và được kỳ vọng với vai trò là "người gác cổng" trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng như sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý một số bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp... để góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Tuy nhiên, TS Trương Đình Bắc nhìn nhận, hiện tại chỉ có 12% xã trên cả nước thực hiện quản lý bệnh tăng huyết áp, hầu như chưa quản lý bệnh đái tháo đường tại xã. Do đó, Bộ Y tế đã đưa ra lộ trình triển khai quản lý, điều trị bệnh đái tháo đường tại tuyến y tế cơ sở áp dụng nguyên lý y học gia đình.
Theo đó, nhiệm vụ chuyên môn mới của các trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình là phải quản lý, điều trị bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh đái tháo đường.
Riêng trong năm 2018, ngành Y tế đã thí điểm mô hình 26 trạm y tế xã, phường tại 8 tỉnh, thành trên cả nước theo nguyên lý này. Mục tiêu, đến năm 2019, mỗi địa phương sẽ triển khai ít nhất 15% số trạm y tế điểm...
Để đạt được mục tiêu này nhằm tăng cường chẩn đoán sớm, điều trị và quản lý bệnh đái tháo đường tại tuyến y tế cơ sở, các chuyên gia cho rằng, ngành y tế cần xây dựng tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuẩn mực cho những cán bộ y tế cơ sở.
Theo Chương trình Sức khoẻ Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2025, sẽ có ít nhất 50% bệnh nhân tiểu đường được phát hiện bệnh và tiếp tục tăng lên 70% vào năm 2030, đồng thời tăng tỷ lệ bệnh nhân được quản lý bệnh tại các cơ sở y tế lên 30-40% trong 10 năm tới.
Thúy Hà
Theo baochinhphu
Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ (bài 2) Giống như các rối loạn tự miễn dịch khác như lupus và bệnh vẩy nến, nguyên nhân cơ bản gây viêm khớp dạng thấp vẫn còn chưa được hiểu rõ. Điều ta đã biết là một số yếu tố - bao gồm hút thuốc và béo phì - không chỉ có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao mà còn gặp phải...